Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

Chính sách quyền riêng tư,

Héo xanh cà chua, khoai tây

  Héo xanh cà chua, khoai tây Tên khoa học:  Pseudomonas solanacearum Bệnh héo xanh cà chua, khoai tây do vi khuẩn  Pseudomonas solanacearum được Ervin Smith phát hiện đầu tiên trên cây họ cà ở Mỹ vào năm 1896. Cho đến nay, bệnh phổ biến rất rộng hầu hết các nước châu Á, Phi, Mỹ, Úc, bệnh bắt đầu xuất hiện ở châu Âu (bỉ, Thụy Điển,...) gây hại nghiêm trọng chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, có khi hậu nóng, ẩm. Bệnh gây hại trên 278 loài cây trên 44 thực vật khác nhau trong đó đáng chú ý nhất là các cây có giá trị kinh tế cao như cà chua, khoai tây, thuốc lá, ớt, cà, lạc, vừng, hồ tiêu, đậu tương, dâu tằm, chuối,...Bệnh mốc xanh vi khuẩn gây thiệt hại kinh tế lớn, giảm năng suất từ 5 – 100% tùy theo từng đối tượng cây trồng, cây giống, vùng địa lý và nhiều yếu tố khác. 1. Triệu chứng bệnh héo xanh cà chua, khoai tây - Triệu chứng bệnh héo xanh trên cây con và cây lớn từ ra hoa đến thu hoạch. Khi cây còn non (khoai tây, lạc,...) toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng đột ngộ

Ghẻ sao khoai tây

  Ghẻ sao khoai tây Tên khoa học:  Spongospora subterranean Tên khác: S. solani Brunch, S.subterranea f.sp.subterranea Tomlinson, Erysiphe subterranean Wallr. Bệnh ghẻ sao khoai tây được phát hiện đầu tiên vào năm 1841 ở Đức, bệnh còn có tên gọi là ghẻ bột khoai lang. Bệnh phân bố chủ yếu ở Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Nhật Bản và Trung Quốc ở châu Á. Bênh gây hại nghiêm trọng ở những vùng có khí lạnh và ẩm. Bệnh là đối tượng kiểm dịch thực vật đối ngoại ở nước ta. Cây khoai tây nhiễm bệnh thường sinh trưởng kém, giảm năng suất, và chất lượng củ. 1. Triệu chứng bệnh ghẻ sao khoai tây - Bệnh gây hại hầu hết các bộ phận cây trong suốt thời thời kỳ sinh trưởng và cả giai đoạn sau thu hoạch. - Nấm gây bệnh thường tấn công vào rễ và củ non. Vết bệnh trên rễ là các chấm nhỏ màu nâu đen, sau vết bệnh phát triển thành các vết sung nhỏ có màu trắng sữa sau chuyển sang màu đen, kích thích khoảng 1 – 10mm. Bệnh nhiễm nặng có thể gây chết cây, trên thân và lá cây bệnh có các vết đốm chết

Đốm xám hại cà chua

  Đốm xám hại cà chua Tên khoa học:  Cercospara fuligena Roldan Bệnh đốm lá hại cây cà chua Cercospora  (còn gọi là bệnh mốc lá Cercospora) xuất hiện trên cà chua Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Phi, Philippin, Ấn Độ, Việt Nam. 1. Triệu chứng bệnh đốm xám trên cây cà chua (Cercospara fuligena Roldan) - Vết bệnh lúc đầu mờ, lõm, sau lan rộng, mô bị bệnh chuyển thành màu hơi vàng xám. Nấm gây hại cả mặt trên và mặt dưới của lá, lá bị bệnh nặng có thể rụng. - Nấm mọc thành đám màu xám nhạt ở dưới mặt lá. Trên lá non, vết bệnh lúc đầu nhỏ, sau tăng nhanh, xuất hiện quầng vàng ở xung quanh, mô bị bệnh ở mặt trên và mặt dưới lá đều bị chết. - Trong điều kiện khí hậu ẩm nấm sinh ra nhiều bao tử phân sinh, khi nhìn qua kính hiển vi có thể thấy bào tử nấm trên mặt lá. Vết bệnh lan rộng trên lá non, Không bị giới hạn bởi gân lá, có thể làm rách lá. 2. Nguyên nhân gây bệnh đốm xám trên cây và chua (Cercospara fuligena Roldan) - Bệnh do nấm Cercospora fuligena (Roldan), thuộc họ D

Thán thư trên hành tây

  Thán thư trên hành tây Tên khoa học:  Colletorichum circinans (Berk.)Voglino Bệnh thán thư hại hành tây là bệnh phổ biến ở Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng nhìn chung tại các vùng sản xuất hành tây trên thế giới bệnh gây hại nhẹ. Ở Việt Nam, bệnh thán thư được nghiên cứu từ năm 1988 ở Băc Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Bệnh có thể làm giảm năng suất từ 10 – 15%. 1. Triệu chứng bệnh thán thư trên hành tây (Colletorichum circinans (Berk.)Voglino) - Bệnh có thể gây hại trong suốt giai đoạn sinh trưởng  của cây nhưng hại mạnh nhất vào giai đoạn phát triển củ cho đến khi thu hoạch và bảo quản. - Nấm bệnh thán thư có thể tấn công vào các bộ phận của cây. Triệu chứng bệnh biến động phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường. - Trên lá vết bệnh ban đầu có hình bầu dục, kích thước trùn bình 4 - 5 x 2 - 3 mm, có màu sáng trắng, xung quanh có viền màu vàng nhạt. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở phần giữa lá, ít gặp ở ngọn lá. Sau đó vết bệnh lan rộng kéo dài theo chiều

Bệnh mốc sương trên cây nho

  Bệnh mốc sương trên cây nho Tên khoa học:  Plasmopara viticola 1.. Bệnh mốc sương 1.1. Triệu chứng của bệnh mốc sương trên nho - Nấm chủ yếu tấn công vào lá non và lá bánh tẻ. - Triệu chứng đầu tiên là xuất hiện các vết màu vàng với kích thước và hình dáng không đồn đều, sau đó mọc lên các bào tử nấm màu trắng. - Nấm còn tấn công cả vào hoa làm hoa bị tiêu hủy. - Những quả bị bệnh nấm mốc sương gây ra có màu vàng hơi đỏ, bị chín ép và rụng mà ít được người trồng nho nhận thấy.. 1.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh của bệnh mốc sương trên nho - Bệnh suất hiện vào thời kỳ nho sinh trưởng mạnh về thân lá ở những vùng có khí hậu ấm và ẩm. Trong điều kiện thiếu mưa bệnh ít phát triển. - Bệnh này do nấm Plasmopara viticola gây ra, nông dân ở vùng nho Ninh Thuận thường được gọi là bệnh nấm trắng, nấm lá hay nấm vàng. - Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm, mưa nhiều. Tại Ninh Thuận nho bị bệnh nấm mốc sương với tỉ lệ bệnh cao vào các tháng mùa m

Bệnh phấn trắng hại nho

  Bệnh phấn trắng hại nho Tên khoa học:  Powdery mildew 1. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh phấn trắng - Bệnh nấm trắng được người trồng nho ở Ninh Thuận gọi là bệnh nấm xám hay bột xám do nấm Uncinula necator gây ra. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ sau đó thấy có ở Anh. Ngày nay người ta thấy bệnh nấm trắng gây hại tất cả các vùng trồng nho trên thế giới, bao gồm cả các nước có khí hậu nhiệt đới. - Nếu không được phòng trừ, bệnh sẽ làm giảm sinh trưởng của cây và giảm năng suất nho. Nấm này chỉ gây hại trên những loài cây thuộc họ nho Vitaceae. Đây cũng là một trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm trên cây nho ở nước ta. - Trong điều kiện ở Ninh Thuận, nấm phát triển hầu như quanh năm, trừ các tháng mưa lớn. Những giàn nho bị rợp và thiếu ánh sáng phù hợp cho sự phát sinh và lây lan của bệnh. - Nấm bệnh có nguồn gốc ôn đới nên thời tiết lạnh của tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trời nhiều mây âm u, nấm thường phát sinh và gây hại nặng. 2. Triệu chứng gây hại của bệnh phấn

Bệnh rỉ sắt hại nho

  Bệnh rỉ sắt hại nho Tên khoa học:  Kuehneola vitis 1. Triệu chứng gây hại đối với cây nho - Nấm chủ yếu gây hại trên lá bánh tẻ và lá già, chính vì thế mà thường thấy nấm xuất hiện vào cuối vụ. Trong các tháng mưa nhiều (tháng 9, 10 và 11) nấm có thề làm tàn lụi giàn lá trước khi cắt cành. Việc giảm diện tích quang hợp đã ảnh hưởng đến năng suất vụ tới. 2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh của bệnh rỉ sắt - Đây là bệnh nguy hiểm trên nho, chúng xuất hiện đầu tiên ở vùng nhiệt đới, sau lan sang các vùng nho ôn đới của Châu Á từ Srilanca, Ấn Độ, và bắc Java tới Triều Tiên và Nhật Bản. Ở các nước châu Mĩ thì từ Colombia, Venezuela và Trung Mỹ tới miền Florida và các bang khác của Mỹ. Bệnh hại nặng đặc biệt ở vùng châu Á và Trung Mỹ, nếu không được phòng trừ thì cây nho bị tàn lụi. Tác nhân gây bệnh do nhiều loài nấm, nhưng ở Việt Nam tác nhân gây bệnh được xác định là nấm Kuehneola vitis gây ra. 3. Biện pháp phòng trừ đối với bệnh rỉ sắt trên cây nho Để phòng trừ có hiệu qu

Bệnh nấm cuống

  Bệnh nấm cuống Tên khoa học: 1. Triệu chứng bệnh nấm cuống trên cây nho - Bệnh này đang là mối đe dọa đối với người trồng nho. - Bệnh này chủ yếu gây hại trên cuống trái, từ khi bắt đầu ra hoa đến khi trái lớn và chín. Bệnh hầu như không gây hại trên lá và trái như các bệnh sương mai, phấn trắng. - Quan sát trên cuống chùm hoa hoặc cuống chùm trái sẽ thấy những vết màu nâu, lúc đầu hơi ướt, về sau làm khô teo một đoạn cuống, gây tắc mạch dẫn nước và dinh dưỡng. - Tuỳ theo vết bệnh xuất hiện ở cuống lớn hay cuống nhánh, cuống nhỏ mà làm héo từng phần hay toàn bộ chùm hoa, chùm trái, làm giảm năng suất đáng kể. - Ngoài ra, nấm bệnh còn tiếp tục phá hại cuống trái nho trong quá trình bảo quản và vận chuyển làm rụng và thối trái 2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh nấm cuống trên nho - Bệnh do nấm Diplodia và một số nấm khác gây ra mà triệu chứng tương tự nhau. - Bệnh gây hại nặng vào tháng mưa nhiều và những tháng mùa khô trong điều kiện có sương nhiều. 3. Biện pháp phòng trừ bệnh nấm

Bệnh tuyến trùng khô đầu lá lúa

  Bệnh tuyến trùng khô đầu lá lúa Tên khoa học:  Aphelenchoides beseyi Christie, 1942 Bệnh tuyến trùng khô đầu lá lúa có thể làm giảm năng suất từ 50 - 80 %.             Bệnh tuyến trùng khô đầu lá lúa xuất hiện trên nhiều nước trồng lúa khác nhau trên thế giới như Ấn Độ, Mỹ, Châu Phi, Brazil, Nga, Việt Nam … Ở nước ta bệnh được phát hiện từ những năm 1967 – 1968 do nhập các lô lúa giống từ Trung Quốc trên các giống như Trân châu lùn, bao thai lùn, mộc tuyền … 1. Triệu chứng bệnh             Khi cây nhiễm bệnh cây phát triển không bình thường, lùn, lá biến dạng: đầu lá bị khô tóp, chót lá chuyển màu trắng xám, lá xoắn lại, giai đoạn làm đòng thì lá đòng cổ bông xoắn, ghẹt đòng, bông ngắn, trỗ không thoát, hạt lép. Tuyến trùng gây hai trên lá lúa, phần ngọn lúa, biểu hiện đặc trưng nhất ở thời kỳ lúa đứng cái – trỗ đòng. Đầu tiên tuyến trùng chui vào nách lá di chuyển lên trên hoa sau đó chi vào hạt làm bông kém phát triển, cổ bông chun lại, bông nhỏ, hạt có thể không chin được,