- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Ghẻ sao khoai tây

Tên khoa
học: Spongospora
subterranean
Tên khác: S. solani Brunch, S.subterranea
f.sp.subterranea Tomlinson, Erysiphe subterranean Wallr.
Bệnh ghẻ sao khoai tây được phát hiện đầu
tiên vào năm 1841 ở Đức, bệnh còn có tên gọi là ghẻ bột khoai lang. Bệnh phân
bố chủ yếu ở Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Nhật Bản và Trung Quốc ở châu Á. Bênh
gây hại nghiêm trọng ở những vùng có khí lạnh và ẩm. Bệnh là đối tượng kiểm
dịch thực vật đối ngoại ở nước ta. Cây khoai tây nhiễm bệnh thường sinh trưởng
kém, giảm năng suất, và chất lượng củ.
1. Triệu chứng bệnh ghẻ sao khoai tây
- Bệnh gây hại hầu hết các bộ phận cây
trong suốt thời thời kỳ sinh trưởng và cả giai đoạn sau thu hoạch.
- Nấm gây bệnh thường tấn công vào rễ và củ
non. Vết bệnh trên rễ là các chấm nhỏ màu nâu đen, sau vết bệnh phát triển
thành các vết sung nhỏ có màu trắng sữa sau chuyển sang màu đen, kích thích
khoảng 1 – 10mm. Bệnh nhiễm nặng có thể gây chết cây, trên thân và lá cây bệnh
có các vết đốm chết hoại màu nâu.
- Trên củ vết bệnh ban đầu là các vết đốm
màu nâu tím, thường xuất hiện ở liên hết với nhau có thể chiếm tới ½ bề mặt củ,
tạo ra các vết nứt sù xì trên bề mặt củ có hình chân chim hoặc hình sao. Trên
mép vết bệnh nổi gờ, những vết nứt lồi lên, bên trong có chứa khối hạt màu nâu
nhạt là đám bào tử của nấm gây bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ sao khoai tây
- Bệnh do nấm Spongospora subterranean
(Wallr.) Lagerheim gây ra. Nấm gây bệnh thuộc họ Plasmodiphoraceae, bộ
Plasmodiophorales, lớp Myxomycetes.
- Nấm gây bệnh là loài nấm cổ sinh có cấu
tạo dạng nguyên bào (Plasmodium). Bào tử nấm thường dính với nhau tạo thành
khối hình trứng hoặc thon dài, không đều đặn giống như dạng giọt biển, màu vàng
nâu, kích thước 19 – 85 micrromet, khối bào tử thường chứa 1000 – 1500 bào tử
nhỏ. Bào tử nhỏ có nhiều cạnh, đường kính 3,5 – 4,5 micrromet, có vách ngăn
mỏng, màu nâu vàng. Phạm vi nhiệt độ cho xâm nhiễm là từ 12,5 – 4,5 micrromet,
có vách ngăn mỏng, màu nâu vàng. Phạm vì nhiệt độ cho sự xâm nhiễm là từ 12,5 –
20 độ C, nhiệt độ thích hợp là 12,5 – 15 độ C, độ pH 4,7 – 7,6, lượng mưa khoảng
10mm liên tục trong 24h. Ẩm độ thích hợp để nấm hình thành bao bọc bào tử là 95
– 100%.
3. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
ghẻ sao khoai tây
- Bệnh ghẻ khoai tây phát triển mạnh khi có
nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, khoai tây trồng ở đất có thành phần cơ giới nặng, độ
pH thấp. Nấm gây bệnh tồn tại trên củ giống và trên tàn dư cây bệnh dưới dạng
bào tử tĩnh. Bào tử của nấm gây bệnh ở trong đất có thể bảo tồn sức sống tới
sáu năm và giữ được sức sống qua bộ máy tiêu hóa và tồn tại trong tại trong phân
động vật.
- Nấm gây hại chính trên khoai tây và cà
chua. Trên cây cà chua nhiễm bệnh có các triệu chứng sưng rễ như ở cây khoai
tây. Một số cây trồng khác thuộc họ cà như ớt, cà độc dược, cà dại, thuốc lá
dại,…là những ký chủ phụ của nấm gây bệnh. Nấm gây bệnh còn là môi giới truyền
bệnh còn là môi giới truyền bệnh virus nhăn móp đỉnh củ khoai tây (Potato mop
top virus – PMTV) và các vết ghẻ trên củ cũng tạo điều kiện cho một số nấm gây
bệnh khác xâm nhập như nấm Phytophthora và nấm Fusarium.
- Giống khoai tây Trung Quốc mẫm cảm với
bệnh. Giống chống bệnh gồm các giống Gabriella và Albina. Ở Ấn Độ đã lai tạo
được các giống chống bệnh như CP 1742, 66 – 619/4, JHT/A – 1214, U352, ….Ngoài
ra các giống CGN – 69 – 1 (Mexico/CIP), DTO – 33 (USA/CIP), Russet Burbanhk của
Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng chống bệnh tốt.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh ghẻ sao khoai
tây
- Nấm gây bệnh tồn tại trong đất nên phòng
trừ bằng biện pháp hóa học gặp nhiều khó khan. Biện pháp phòng trừ có hiệu quả
tốt nhất là chọn giống chống bệnh, sử dụng giống sạch bênh.
- Luân canh với cây trồng khác họ, đặc biệt
là với cây lúa nước. Không để đất ẩm, đặc biệt trong giai đoạn khoai tây hình
thành củ. Xử lý đất bằng cách phơi ải, không bón phân chuồng chưa hoai mục.
- Xử lý củ giống ở nhiệt độ 55 độ C, hoặc
hoạt chất Fentin hydroxit, Cymoxanil có thể hạn chế được bệnh
Nhận xét
Đăng nhận xét