Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cách trồng và chăm sóc cây bàng cảnh.

Cách trồng và chăm sóc cây bàng Singapore trong nhà

1. Đặc điểm hình dáng cây bàng Singapore

Cây bàng Singapore tên tiếng anh là Fiddle Leaf Fig, Ficus Lyata hay Ficus Pandurata, có nguồn gốc từ Tây Phi. Khi về Việt Nam, ngoài cái tên cây bàng Singapore, cây còn được gọi là cây bàng vuông, bàng lá to hay cây bàng cảnh.

 

cay-bang-singapore

Cây bàng Singapore là cây thân gỗ, sống lâu năm, dáng cây thẳng, nếu trồng trong nhà cây chỉ cao khoảng 40cm đến 4m. Cây bàng Singapore không phân nhánh nên lá sẽ mọc sát vào phần thân cây. Lá đơn to rộng, màu xanh đậm, mọc cách nhau từ dưới gốc lên đến đỉnh ngọn.

 

cay-bang-singapore

Cây bàng Singapore phát triển khá chậm, với tán lá xanh quanh năm lại ít rụng lá nên dễ trồng và dễ chăm sóc trong nhà làm cây để bàn, cây nội thất.

2. Ý nghĩa cây bàng Singapore

 

Với dáng cây vững chảy, thẳng đứng vươn lên, cây bàng Singapore thể hiện sự chính trực, ngay thẳng, luôn cần cù, phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh, vượt qua chông gai, sóng gió.

 

cay-bang-singapore

 Ngoài ra, với tán lá rộng, tròn đầy và xanh mướt quanh năm, cây bàng Singapore được mọi người tin rằng sẽ mang lại tài lộc, sung túc, giúp gia chủ luôn gặp may mắn, giàu sang.

 Cây bàng singapore phong thủy thuộc mệnh mộc, vì vậy cây bàng Singapore hợp mệnh mộc và mệnh hỏa. Và cây sẽ hợp với những tuổi thuộc vào hai mệnh này.

 

3. Cách trồng cây bàng Singapore trong nhà

 Cây bàng Singapore thường được nhân giống bằng cách chiết cành.

 a. Cách nhân giống cây bàng singapore

 

cay-bang-singapore

 

Đầu tiên, bạn cắt một đoạn thân cây dài khoảng 7cm - 10cm có 2 - 3 lá, sau đó bạn đặt vào ly nước có pha chế phẩm kích rễ như N3MBimix Super RootRoot 2

 

cay-bang-singapore

 

Sau đó bạn đặt ly nước ở nơi sáng sủa không có ánh nắng trực tiếp và kiểm tra thay dung dịch kích rễ mỗi ngày, hoặc khi thấy nước vẫn đục. Sau 6 - 8 tuần, rễ sẽ hình thành và bắt đầu phát triển.

 

cay-bang-singapore

 

Khi rễ dài khoảng 3cm - 5cm thì bạn có thể đem cây con trồng vào chậu. Tuy nhiên để tiện lợi, bạn có thể mua cây bàng Singapỏe ở các cửa hàng cây cảnh.

b. Cách trồng cây bàng Singrapore

 Đất trồng cây bàng Singapore bạn nên chọn đất có độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt, giúp cây phát triển tốt mà không lo bị úng rễ dù bạn đặt cây trong phòng hay ngoài trời.

 

cay-bang-singapore

 

Đất trồng cây bàng Singapore bạn có thể trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây cảnh để không cần phải mất công phối trộn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng, là loại đất được phối trộn từ mùn hữu cơ, vôi nông nghiệp, trấu hun, mụn xơ dừa, phân trùn quế, phân gà, bột neem, vi sinh vật bản địa... nên đầy đủ dinh dưỡng và tuyệt đối sạch mầm bệnh, an toàn cho cây.

 Chậu trồng cây bàng Singapore thì tùy thuộc vào kích thước cây mà bạn chọn chậu phù hợp, bạn có thể trồng cây bàng Singapore mini vào chậu nhỏ để bàn, hoặc các chậu lớn làm cây cảnh, cây nội thất.

 

cay-bang-singapore

 

Sau khi đã chuẩn bị đất và cây con, bạn cho đất vào chậu, đất mặt cách miệng chậu 3cm - 5cm, lấy cây con đặt vào giữa chậu, sau đó đặt cây con vào rồi lấp đất lại và tưới giữ ẩm.

 

Sau khi trồng xong, bạn sử dụng các phân bón kích rễ như Terra Sorb RootOrg HumAcroot, Root Plex tưới cho cây để cây con nhanh hồi phục và phát triển.

4. Cách chăm sóc cây bàng Singapore tại nhà

 Cây bàng Singapore là cây ưa sáng, nhưng cây vẫn có thể sống được trong môi trường ánh sáng nhân tạo, vì vậy bạn nên đặt cây ở nơi nhận nhiều ánh sáng gián tiếp như cửa sổ, ban công…

 

cay-bang-singapore

 Nếu bạn trồng cây bàng Singapore trong nhà, để kích thích cây quang hợp, mỗi tuần bạn có thể mang cây ra phơi nắng sớm trong khoảng 1 - 2 tiếng. Nếu trồng cây ngoài trời, những lúc nắng gắt bạn có thể sử dụng lưới che nắng cho cây.

 Cây bàng Singapore sinh trưởng tốt ở nhiệt độ phòng, khoảng nhiệt độ từ 16 - 28 độ C, và độ ẩm thích hợp khoảng 60 - 80%.

 

Cây không cần quá nhiều nước, với cây bàng Singapore trồng chậu, bạn có thể tưới 1 - 2 lần/ tuần, chờ cho đất trên bề mặt chậu khô khoảng 1,2 cm rồi tưới.

 Nếu thời tiết quá nóng bạn có thể tăng lên 3 lần mỗi tuần, còn vào mùa mưa nên hạn chế tưới nước cho cây, kê chậu giúp thoát nước tốt, tránh gâu úng gốc, thối rễ cây.

 Cây bàng Singapore có nhu cầu dinh dưỡng không quá cao, tuy nhiên ngoài tưới đủ nước, bạn cũng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế viên, phân gà Nhật, phân dêphân hữu cơ Bound Back

 

cay-bang-singapore

 Vì cây bàng Singapore có khả năng hút các chất độ hại, vì vậy bạn cần dùng khăn ướt lau mặt lá nhẹ nhàng định kỳ mỗi tuần một lần hoặc khi thấy mặt lá bám quá nhiều bụi, để giúp cây tăng khả năng quang hợp và thanh lọc không khí tốt hơn.

 Cây bàng Singapore bị vàng và rụng lá, có thể cây đang bị dư nước, bạn cần hạn chế lượng nước tưới và giãn cách thời gian giữa 2 lần tưới. Đồng thởi, bạn cây phơi khô đợi đất hết ẩm rồi tưới trở lại.

cay-bang-singapore

 Ngoài ra, cây bàng Singapore là cây ưa sáng, nếu cây không được cung cấp đủ ánh sáng thì lá có thể sẽ bị rụng đi, bạn cần di chuyển cây đến nới có nhiều ánh sáng hơn như cửa sổ, ban công…

 5. Công dụng của cây bàng Singapore

 Cây bàng Singapore để bàn sẽ giúp không gian làm việc bạn tươi mát hơn, vì ngoài khả năng thanh lọc không khí, hút các tạp chất gây hại, cây bàng Singapore còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c