Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Các loại hoa hồng cổ ở Việt Nam


1. Hoa Hồng Cổ Sơn La

Hồng cổ Sơn La là một giống hồng cổ đã được xuất hiện từ khá lâu ở Việt Nam, được liệt vào danh sách những giống hồng quý cần được bảo vệ và nhân giống. 

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Cổ Sơn La

Giống hồng này là cho hoa rất sai và to, đường kính hoa đạt tới 8 – 12cm, hoa nở thành từng chùm lớn 5 – 10 bông. Đặc biệt, Hồng cổ Sơn La có hương thơm của hoa hồng truyền thống, nhẹ nhàng và thoang thoảng.

2. Hoa Hồng Cổ Bạch Ho

Trước đây còn được gọi là Hồng Bạch Ta cổ, sau để phân biệt với một số hồng Bạch khác nên người ta gọi là Hồng Bạch Ho.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Cổ Bạch Ho

Cây cho hoa màu trắng, form khum, cánh tròn từ 30 – 35 cánh, phát triển tốt ở một số tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình ...

3. Hồng Điều Cổ

Theo một số tài liệu thống kê, giống hoa hồng Điều cổ này là sản phẩm đột biến từ hoa hồng cổ Bạch ho, nhân giống vài trăm cây Bạch ho thì mới có được một cây hồng Điều. Đó cũng chính là lý do hồng Điều cổ thuộc danh sách hoa quý hiếm.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Điều Cổ

Vì là giống hồng bản địa, nên hồng Điều cổ thích nghi rất tốt với điều kiện của nước ta, hình dáng và đặc điểm hoàn toàn giống với Bạch Ho chỉ khác ở màu sắc hoa.

4. Hoa Hồng Cổ Sapa

Hồng cổ Sapa là một trong những giống hoa hồng cổ quý hiếm lâu đời nhất ở nước ta. Cây thuộc giống hồng cánh kép, màu hồng sen và có hương thơm vị trà cổ điển quyến rũ.

Với điều kiện và khí hậu phù hợp, cây hoa đã được phát triển trở thành một loài bản địa của vùng đất Sapa.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Cổ Sapa

Lưu ý các loại hồng cổ nếu trồng chậu tại nhà thì nên chọn loại đất trồng có thành phần ĐẤT THỊT TỰ NHIÊN cao. 

5. Hoa Hồng Cổ Văn Khôi

Đây là giống hồng bản địa, lúc trước chỉ có ở Cung đình Huế qua thú thưởng hoa tao nhã của các vị vua chúa. Hồng cổ Văn Khôi có vẻ đẹp mềm mại kiều sa, do vậy mà giá của hồng cổ này cũng thuộc dạng đắt đỏ, thường được săn kiếm vào các ngày giáp Tết.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Cổ Văn Khôi

Giống hồng cổ Văn Khôi thường được trồng ở trước cổng nhà để tăng thêm vẻ đẹp ngôi nhà, đồng thời còn thể hiện vị thế giàu có của gia chủ

6. Hoa Hồng Cổ Bạch Nam Định

Hoa hồng Bạch Nam Định thuộc loại cây bụi nhỏ, thân cành mảnh mai và có sắc màu hơi tím đặc trưng, là giống thuần nên không bị thoái hóa.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Cổ Bạch Nam Định

Hồng Bạch Nam Định thuộc dòng cổ điển, số lượng lớp cánh trung bình với các cánh hoa hơi xoăn cụp về phía sau. Hoa có màu trắng, chân cánh hơi xanh nhạt, đường kính hoa tối đa khoảng 8cm. Hoa thơm dịu nhẹ, bền lâu tàn và có hoa quanh năm.

7. Hoa Hồng Cổ Huế

Hồng cổ Huế là loại thực vật bản địa đặc trưng của Cổ đô Huế, có nơi gọi là hồng Quế Son Cổ. Cây thuộc giống hồng bụi, hoa màu đỏ, dạng bông khum, có thể nở quanh năm và hương thơm nồng nàn.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Cổ Huế

Hồng cổ Huế thuộc loại cây dễ trồng và chăm sóc, nên chăm cắt tỉa khi hoa tàn để cây nhanh lên chồi đều. Sau khi bấm tỉa từ 30 – 45 ngày, cây sẽ bắt đầu cho mùa hoa mới.

8. Hoa Hồng Đào Cổ

Thoạt nhìn đầu tiên, trông hồng Đào cổ giống với Hồng leo Văn Khôi bởi màu hoa hồng phấn nhạt, tuy nhiên cánh hồng Đào sẽ có phần bẻ nhọn hơn, tạo cảm giác cánh hoa cứng cáp với dáng hoa cổ điển.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Đào Cổ

Hồng Đào cổ thuộc dạng bụi lớn, có nhiều cánh, rất dễ trồng và chăm sóc, ít gặp sâu bệnh hại. Đặc biệt, đây chính là một trong những giống hoa hồng cổ có tuổi thọ lâu đời nhất (60 năm) tại Việt Nam.

9. Hoa Hồng Leo Hải Phòng

Hồng leo Hải Phòng thuộc top giống hoa hồng cổ đẹp nhất Việt Nam khi sở hữu dáng hoa hồng đỏ nhung nổi bật, cánh hoa dày, cho hương thơm nồng nàn đậm quyến rũ đặc biệt.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hồng Leo Cổ Hải Phòng

Hồng leo Hải Phòng thuộc cây thân gỗ, cây có thể phân nhánh tốt lên đến 5m, cho bông to khoảng 9cm. Cây hoa có sức sống tốt, hoa nở và tươi lâu kéo dài tầm 30 ngày hơn, khi bắt đầu tàn cánh hoa sẽ không rụng mà héo dần trên cành cây.

10. Hoa Hồng Tầm Xuân Cánh Kép

Hồng cổ Tầm Xuân cánh kép là cây thân leo, dạng bụi, tốc độ sinh trưởng cực kỳ nhanh chóng. Phần thân có thể dài trên 5m. Trên thân có nhiều gai nhọn và tua cuốn móc giúp cho thân leo bám tốt hơn.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Leo Cổ Tầm Xuân

Hoa có màu hồng phấn, cánh kép, mọc thành chùm và có mùi thường ngọt dễ chịu, thơm rất lâu. Hồng leo tầm xuân phát triển tốt nhất khi trồng Đà Lạt, cây thích hợp khí hậu mát mẻ nơi đây.

11. Hồng Cổ Tầm Xuân Bắc

So với đặc điểm của các giống hoa hồng thường gặp, Hồng Tầm Xuân Bắc khá khác biệt khi có hoa cánh nhỏ mỏng và xếp dày dặn trông như hoa đào, màu trắng tinh, hoa mọc đơn lẻ hoặc thành chùm đẹp mắt.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Cổ Tầm Xuân Bắc

Đây cũng là giống hồng cổ dạng bụi, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, chiều cao của cây từ 0,5 – 1,5m. Hồng Tầm Xuân Bắc thường nở hoa vào tháng 3 – 4 hàng năm.

12. Hoa Hồng Cổ Son Môi

Hồng cổ Son Môi là giống hồng cổ bụi cao, hoa màu cánh sen, bông chùm lớn, hương thơm cổ điển và cho hoa dạng chùm to, nở quanh năm.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hồng Cổ Son Môi

Hồng Son Môi có mùi thơm dễ chịu hơn rất nhiều so với hoa hồng Vân Khôi, màu sắc nhẹ nhàng hơn so với hoa hồng cổ Sapa.

Đây có thể xem là giống hoa hồng lạ và hiếm nhất Việt Nam, do vật mà giá thành để sở hữu nó cũng rất đắt đỏ.

13. Hoa Hồng Cổ Quế

Hoa hồng cổ Quế là giống hồng cổ dạng bụi, chiều cao dao động khoảng 0,5 – 1,5m, dễ phân nhiều cành nhánh mềm, nhỏ. Hồng quế thuộc giống cây khỏe mạnh, chịu được mọi điều kiện thời tiết, phát triển và cho hoa nở rộ nhất vào mùa xuân.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Cổ Quế

Hồng cổ Quế thường có màu hồng đậm, phớt hồng, đa dạng cánh đơn hoặc kép. Cây cho bông nhỏ những nhiều, rất sai hoa, thường được cắt cành đem chưng ngày lễ Tết.

14. Hồng Cổ Tứ Quý

Hồng cổ Tứ quý hay còn gọi là hồng leo Tường Vy, là dạng hồng leo có thể đạt đến 5m. Màu hoa sẽ dễ thay đổi theo nhiệt độ ánh sáng, đón nắng nhiều hoa sẽ có màu hồng đậm, nắng ít màu hoa sẽ nhạt đi.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hồng Cổ Tứ Quý

Cây ra hoa quanh năm, đặc biệt hoa phát triển và nở to nhất, đẹp nhất vào mùa đông. Cây ưa nắng và cho hương thơm đặc trưng của loài hoa hồng. Trồng hồng Tứ Quý thì nên làm giàn và giá để cây leo thì cây sẽ nhanh phân nhánh và phát triển vững chắc hơn.

15. Hồng Phấn Nữ Hoàng

Hồng phấn nữ hoàng là loại hồng cổ có hương thơm khá đặc biệt, hương nồng nàn, bay xa và có khả năng lan tỏa rộng. Tuy nhiên, hoa nở mau tàn, chỉ khoảng 2 – 3 ngày là tàn, cánh hoa thưa không đẹp lắm trong mắt những nghệ nhân thích dạng hoa dày cánh.

 40 LOẠI GIỐNG HOA HỒNG ĐẸP NHẤT HÀNH TINH

Hoa Hồng Phấn Nữ Hoàng Cổ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n