Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Xác định loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi, ớt

 Xác định loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi, ớt


1. Yêu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt

Bón lót là gì? Bón lót là việc bón phân trước khi trồng.

Mục đích của bón lót: Cải thiện tính chất đất tại vị trí trồng (tăng độ xốp, tăng hàm lượng chất hữu cơ và hoạt động của các vi sinh vật có ích). Cung cấp đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn mới trồng. Giúp cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh ngay từ thời kỳ đầu.

Yêu cầu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt:

- Xác định các loại phân phù hợp cho việc bón lót cho cây hành, tỏi, ớt

- Tình toán đúng lượng phân cần sử dụng

- Việc bón lót phải cải tạo và khắc phục được các hạn chế về đất đai tại vị trí trồng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt

- Cây con mới trồng không bị tác động xấu bởi phân bón và được cung cấp dinh dưỡng kịp thời khi mới bén rễ.

2. Loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi

2.1. Phân bón cho hành lá

Lượng phân dùng cho 1.000 m2: phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30kg tro + 12,5 kg urea, 28 kg Supe lân, 8 kg kali.

Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK; Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg Supe lân + 5 kg kali

2.2. Phân bón cho hành tím

Lượng phân dùng cho 1.000 m2 đất trồng: phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân tôm): 100 kg, Humix, Komix 40 - 50kg. Phân vô cơ : Suppe Lân 10 - 15kg (lần cải tạo đất 30 kg), Kali 5 kg; NPK (16-16-8+13S) 55 - 70kg.

Cách bón: bón lót toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ (chuồng hoai) + 15 kg NPK + 2 kg Furadan.

Cách bón: rãi theo hàng hoặc dùng thùng tưới

2.3. Phân bón cho hành tây

Lượng phân bón cho hành tây tính trên 1000 mét vuông như sau: Phân chuồng 1,5-2 tấn; đạm Urê 18-20 kg; Supe lân 40 kg; Kali Sulfat 20 kg.

Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 20% Urê + 30% Kali

Các tài liệu nghiên cứu về hành tây cho thấy, để đạt năng suất hành tây khoảng 30 tấn/ha thì cần 116kg N + 44kg P2O+ 144kg K2O.

- Các vùng trồng hành ở Việt Nam khuyến cáo bón từ 15 - 20 tấn phân hữu cơ + (92 - 115kg) N + (64 - 80kg) P2O5 + (100 - 150kg) K2O/ha. Nếu quy ra phân bón thương phẩm thì trên 1 ha có thể bón: (200 - 250kg) urea + (400 - 500kg) phân Supe lân + (200 - 300kg) K2SO4.

- Quy trình bón cụ thể như sau (tính cho 1.000m2): Bón lót: 2 tấn phân chuồng hoai + 100% phân lân + ¼ lượng phân đạm + ¼ lượng phân K2SO4

- Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK thì dùng như sau: Bón lót: 1 - 2 tấn phân hữu cơ chế biến (hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh, nếu ở các tỉnh phía Bắc có thể sử dụng phân hữu cơ Quế Lâm, Thiên Ân, còn phía Nam sử dụng phân hữu cơ Humix, Bacte 55...) phối hợp với phân lân nội địa. Nếu đất chua (pH < 6) thì cần sử dụng phân lân nung chảy bón lót 100 % với lượng bón 300kg/ha.

2.4. Phân bón cho tỏi ta ở các tỉnh phía Bắc

Phân bón cho 1000 mét vuông đất: 2 tấn phân chuồng + 30 Kg đạm Urê + 50 Kg Supe lân + 24 Kg Sulfat Kali. Đất chua cần bón thêm vôi bột. Khối lượng vôi tuỳ độ chua của đất.

Toàn bộ vôi bột, phân chuồng, lân và 1/3 số đạm, kali dùng để bón lót. Rải đều theo hàng và trộn kỹ.

2.5. Phân bón cho hành, tỏi ta ở các tỉnh phía Nam

a. Hành, tỏi trên đất cát:

Phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân hữu cơ chỉ dùng loại đã qua xử lý, ngâm ủ. Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Lượng phân bón như sau:

Phân hữu cơ sinh học: 450 - 500 kg; Supe lân : 18 - 20 kg NPK 16-12-8-11+TE: 30kg.

Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo độ chua của đất. Trung bình bón 25 kg vôi cho 1000m2.

Bón lót toàn bộ vôi bột, Supe lân, phân hữu cơ sinh học và 1/3 lượng phân NPK 16-12-8-11+TE rải theo hàng hoặc rắc đều trên mặt luống sau đó trộn kỹ. Số phân Better NPK còn lại dùng để bón thúc.

b. Kinh nghiệm bón phân lót cho hành, tỏi của người dân trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi:

Phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật): 1 tấn + 50 kg Urê + 20 kg sưper lân + 40 kg kali + 30 kg NPK.

Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 6 kg Urê + 10 kg Kali 

Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như: VEDAGO, hữu cơ sinh học WEGH…

3. Loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho ớt

Cây ớt yêu cầu phân bón liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là thời kỳ cây cho trái rộ. Với mỗi loại giống ớt và khu vực trồng khác nhau bà con có thể áp dụng cách bón thích hợp nhất.

3.1. Bón phân cho ớt trồng không có màng phủ nông nghiệp:

Lượng phân bón: Tùy chân đất tốt hoặc xấu lượng phân có thể tăng hoặc giảm, dưới đây là lượng phân bón trung bình cho 1 ha là: Phân chuồng: 30 tấn Supe lân/lân vi sinh: 300 - 500kg. NPK: 600 - 1000 kg. Urê: 180 kg. Kali: 250 kg

Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân

3.2. Bón phân cho ớt trồng có màng phủ nông nghiệp:

Lượng phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân chuồng: 1-2 tấn + NPK: 54- 58kg; Phân lân: 50 kg + Kali: 20 kg; Urê: 20 kg; Vôi: 100kg; Ca(NO3)2: 12 kg

Bón lót: 100 kg vôi và 1 - 2 tấn phân chuồng hoai, 50 kg Supe lân, 30 kg Kali, 10 kg Calcium nitrat, 10-14 kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới

3.3. Bón phân cho ớt thâm canh (đạt năng suất cao)

Bón lót cho 1000 mét vuông đất: 100 kg vôi + 1 tấn phân chuồng hoai + 50kg Supe lân + 3kg kali + 10kg NPK-SI 20-20-15-3SiO2+TE. Bón xong nên trải màng phủ nông nghiệp để hạn chế hao hụt phân bón, cỏ dại và sâu bệnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c