Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Trồng ngô sinh khối ở vụ đông mang lại hiệu quả cao

 Trồng ngô sinh khối ở vụ đông mang lại hiệu quả cao

1. Thời vụ trồng ngô vụ đông

- Trồng ngô sinh khối không quá khắt khe về thời tiết ở các vùng trồng khác nhau mà điều kiện tiên quyết là quỹ đất trồng. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và hệ thống luân canh cây trồng của từng địa phương để lựa chọn khung thời vụ thích hợp nhất.

- Ở một số vùng có điều kiện thuận lợi (đất, chủ động tưới nước, …) thì thu hoạch tới đâu thì trồng ngô tới đó.

2. Chọn giống ngô sinh khối trồng vụ đông

- Sử dụng giống ngô có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, năng suất sinh khối cao, có khả năng trồng được mật độ cao, chịu hạn tốt như: VN 172, ĐH 15 - 5, LCH - 9, CK 7328, PSC 747, …

3. Kỹ thuật trồng ngô vụ đông

3.1 Làm đất trồng ngô đúng kỹ thuật

- Làm đất sạch cỏ dại, cày rạch hàng, lên luống hoặc không tùy vào điều kiện đất. Nếu trồng ngô trên chân đất 2 vụ lúa nên áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu. Nên gieo hạt ủ nứt mầm hoặc làm bầu để đảm bảo mật độ và tiết kiệm công lao động.

3.2 Mật độ trồng ngô vụ đông

- Lượng giống cho 1 ha: 27 – 30 kg; mật độ thích hợp 7,7 – 8,3 vạn cây/ha; khoảng cách gieo: 60 – 65 cm x 20 cm/cây.

3.3 Bón phân cho cây ngô sinh khối tăng năng suất

- Lượng phân chuồng hoai mục 8 – 10 tấn/ha hoặc 2500 kg hữu cơ vi sinh. Bón lót toàn bộ trước khi gieo.

- Tổng lượng phân bón thúc cho cây ngô tính cho 1 ha: Phân đạm ure 340 – 350 kg + Phân Super lân 600 – 650 kg + Phân Kali clorua 165 – 170 kg.

- Thời điểm bón thúc cho cây ngô chia làm 3 lần bón:

+ Lần 1: Khi cây ngô đạt 5 – 7 lá : Bón toàn bộ phân lân + 1/3 lượng đạm + ½ lượng Kali.

+ Lần 2: Khi cây ngô 9 – 10 lá: Bón 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali.

+ Lần 3: Trước trỗ khoảng 10 ngày: Bón lượng phân còn lại.

3.4 Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại ngô

- Chăm sóc sớm để tạo lực cho cây; Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh sớm, đặc biệt là sâu đục thân, bệnh khô vằn và đốm lá.

- Tưới nước đảm bảo đủ ẩm; lưu ý bố trí thời vụ đảm bảo không xảy ra hạn, đặc biệt ở các giai đoạn trước, trong và sau khi trổ cờ, tung phấn, phun râu.

3.5. Thu hoạch ngô sinh khối

- Thời điểm lý tưởng cắt cây ngô xanh để ủ chua là khi 50% số bắp trên cây ở giai đoạn chín sáp. Thu hoạch toàn bộ thân cây bao gồm cả bắp, cắt thành các lát từ 3 – 5 cm.

4. Kỹ thuật chế biến ủ chua cây ngô sinh khối

- Tỷ lệ nguyên liệu phối trộn để ủ chua ngô tươi: Cây ngô tươi: 100 kg + Rỉ mật (hoặc ure): 5 lít (hoặc 2 kg ure) + Muối ăn 0,5 kg.

- Có thể thay thế rỉ mật (hoặc ure) bằng một số loại mem vi sinh sau:

+ Vi khuẩn lên men hỗn hợp (Homo Fermentative Lactic Bacteria): Liều dùng 0,25 kg dạng hạt hoặc 1 lít dạng lỏng/tấn ngô nguyên liệu.

+ BIO – PT1, NN1 (men vi sinh hoạt tính): 1 kg chế phẩm BIO – PT1 (hoặc NN1), 6 kg cám gạo (bột ngô nghiền), 1,5 kg muối ăn sử dụng cho 600 – 1000 kg nguyên liệu sinh khối.

+ Có thể sử dụng một số loại men vi sinh khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

* Các bước ủ chua cây ngô như sau:

- Bước 1: Sau khi thu hoạch, cắt nhỏ cây 3 – 5 cm, phơi tái dưới nắng khoảng nửa ngày để làm mất nước và héo. Đảm bảo độ ẩm khoảng 65%.

- Bước 2: Cho nguyên liệu vào hố ủ (hoặc túi ủ) và nén chặt. Nếu sử dụng hố ủ, cần rải một lớp rơm hoặc cỏ khô xuống đáy hố, sau đó chất từng lớp thức ăn có độ dầy từ 40 – 60 cm. Sau mỗi lớp thức ăn cần nén chặt và đều. Hố ủ nên làm nơi khô ráo, thoát nước, nếu sử dụng quy mô lớn và lâu dài thì nên xây hố bằng gạch, xi măng.

- Bước 3: Cho thêm rỉ mật (ure, men vi sinh): Dùng một ô – doa có dung tích 10 lít, lấy 5 lít rỉ mật (hoặc ure) hòa vào 5 lít nước sạch, tưới đều cho mỗi lớp ngô đã chất vào trong hố ủ trước khi nén. Cần định liệu rỉ mật đều cho tất cả các lớp thức ăn trong hố ủ theo tỷ lệ (hoặc 1 lớp men trộn với bột ngô lên trên mỗi lớp cây ngô xanh).

- Bước 4: Đóng hố ủ: Kỹ thuật đóng hố ủ cũng thay đổi tùy theo từng hoại hố. Trường hợp hố ủ lớn, có hai vách ngăn song song, sau khi đã nén kỹ lớp thức ăn trên cùng, phủ một lớp rơm (độ dày 5 cm) lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớn đất dày (30 cm) lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ. Cần che hố ủ bằng bạt, bằng tôn hoặc tấm lợp. Sau từ 6 – 7 tuần ủ, thức ăn có thể sử dụng được. 




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c