Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa - Lúa sạ theo khóm

 Tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa - Lúa sạ theo khóm

Nông nghiệp sản xuất lúa ngày một phát triển. Các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa càng ưu việt vượt trội hơn các kỹ thuật thông thường. Tuy nhiên việc áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và thay đổi lối canh tác truyền thống của nông dân thì không phải tiến bộ kỹ thuật nào cũng được nhà nông hưởng ứng. Một trong những kỹ thuật đang được các nhà nông sản xuất lúa ở vùng Đông bằng sông Cửu Long đặc biệt quan tâm đó là kỹ thuật sạ lúa theo khóm.

Phương pháp sạ lúa theo khóm là phương pháp làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa lên tới 35% so với sản xuất thông thường. Đồng thời giảm công lao động đáng kể. Tăng tính sản xuất công nghiệp trong sản xuất lúa gạo ở nước ta.

Để áp dụng kỹ thuật sạ lúa theo khóm một cách hiệu quả, cẩm nang cây trồng xin chia sẻ bài viết kỹ thuật sạ lúa theo khóm cụ thể như sau:

1. Tính ưu việt của kỹ thuật sạ lúa theo khóm

- Giảm 50% lượng giống lúa so với kỹ thuật sạ lúa thông thường.

- Giảm 25-30% lượng phân bón so với lượng phân bón đang áp dụng đại trà cùng thời điểm.

- Lúa sạ khóm có khả năng sinh trưởng phát triển. Tỷ lệ đổ ngã thấp. Hiệu suất quang hợp cao, tận dụng tối đa hiệu ứng ánh sáng hàng biên giúp cây lúa to, chắc, khỏe. Tăng khả năng đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh hữu hiệu làm gia tăng năng suất cây trồng.

- Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại cây trồng. Việc áp dụng kỹ thuật sạ khóm làm giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vât 2 lần so với canh tác lúa thông thường.

- Làm tăng năng suất cây lúa lên gần với năng suất lý tưởng của giống lúa. Năng suất lúa khi áp dụng sạ khóm đúng kỹ thuật tăng so với canh tác lúa thông thường từ 30-35%.

- Giảm 40% công lao động so với phương pháp sạ lan, sạ theo hàng, …

- Hiệu quả kinh tế từ việc áp dụng phương pháp sạ khóm lên đến 35% so với canh tác lúa cùng thời điểm.

- Áp dụng phương pháp sạ khóm còn là phương pháp hữu hiệu trong việc cơ giới hóa nông nghiệp. Tăng tính cạnh tranh về giá lúa trên thị trường lúa gạo hiện nay.

2. Kỹ thuật sạ lúa theo khóm

- Kỹ thuật sạ lúa theo khóm là kỹ thuật sử dụng máy gieo sạ theo khóm. Vì vậy để việc áp dụng hiệu quả cần diện tích sạ lúa lớn, tối thiểu từ 5 ha trở lên. Đất lúa áp dụng sạ khóm cần yêu cầu cày bừa kỹ, thu dọn tàn dư thực vật sạch. Làm đất trước khi tiến hành sạ từ 5 – 7 ngày vừa đủ thời gian đông bùn.

- Lượng giống khi áp dụng kỹ thuật sạ lúa theo khóm đối với các giống lúa dưới 95 ngày từ 50-60 kg/ha. Đối với các giống lúa dài ngày khác lượng giống sử dụng từ 55-65 kg/ha.

- Để đảm bảo mật độ gieo sạ thì khâu ngâm ủ hạt giống là khâu tiên quyết. Cần tuân thủ ngâm ủ theo yêu cầu của từng giống lúa theo hướng dẫn của nhà sản suất. Đối với các tỉnh thuộc vùng Đông bằng song Cửu Long tiến hành ngâm ủ đến khi nứt nanh có thể đem gieo sạ bằng máy. Các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng tiến hành ngâm ủ khi rễ mầm bằng ½ chiều dài hạt lúa thì tiến hành áp dụng máy sạ khóm. Mật độ hạt gieo khóm có thể điều chỉnh theo thông số kỹ thuật của từng loại máy.

- Chăm sóc lúa sạ theo khóm: Trong thời gian sạ lúa cần duy trì độ ẩm đồng ruộng giống như lúa sạ thông thường. Sau sạ từ 3-5 ngày tiến hành đưa nước từ từ vào ruộng rồi mới phun thuốc cỏ. Sau phun thuốc cỏ từ 3-5 ngày bón phân kích đẻ nhánh sớm, đẻ tậm trung để đảm bảo lượng chồi hữu hiệu. Thời gian sau bón phân tiến hành chắm dặm đảm bảo mật độ khóm/ m­­2, lượng hạt giống trên m2 cần đạt 200-250 hạt giống.

- Kỹ thuật lúa sạ theo khóm nên ứng dụng trên cơ sở áp dụng các biện pháp 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, SRI như khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng, cày bừa san đất, cách quản lý nước theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa; sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, hiệu quả và an toàn, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật cần thiết; …

3. Một số lưu ý khi áp dụng sạ lúa theo khóm

- Kỹ thuật sạ lúa theo khóm là tiến bộ kỹ thuật mới nhưng để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao theo mục tiêu cần hướng đến thì cần tuân thủ và phát triển trên nên ứng dụng của các phương pháp đã áp dụng. Nếu không thì có thể không đạt được kết quả, thậm chí có thể làm giảm hiệu quả kinh tế so với các hình thức canh tác thông thường.

- Lúa sạ khóm là kỹ thuật mới kết hợp được tính ưu việt của lúa cấy và lúa sạ. Nhưng để đảm bảo về năng suất thì kỹ thuật chăm sóc lúa sạ khóm cần tuân thủ kỹ thuật ở khâu có tính quyết định về năm suất là khâu bón phân.

- Chăm sóc lúa sạ khóm cần áp dụng giải pháp kỹ thuật thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, để đạt được số bông tối đa gần với số bông lý tưởng. Cần tiến hành bón phân sớm hơn so với các phương pháp sạ thông thường cùng thời điểm từ 3 – 5 ngày. Thời điểm bón phân cho lúa sạ khóm lần một là sau sạ từ 07-08 ngày, bón thúc lần 2 sau sạ từ 17-18 ngày (đối với giống lúa dưới 95 ngày). Mức đầu tư phân bón cho lúa sạ khóm như lúa thông thường canh tác cùng thời điểm.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c