Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau
1.1 Thực trạng sử dụng phân bón
Kết quả điều tra tại vùng rau chuyên canh cho thấy, nông dân sử dụng rất nhiều
chủng loại và số lượng phân bón trong sản xuất rau. Trong đó, chủ yếu là phân
vô cơ.
Theo số liệu điều tra của cục trồng trọt năm 2010, có 62,5% nông dân sử dụng
phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ và 37,5% chỉ sử dụng hoàn toàn phân vô cơ. Lượng
phân vô cơ sử dụng thường cao hơn so với khuyến cáo, đặc biệt là tỷ lệ phân đạm
sử dụng rất cao để có mẫu mã rau đẹp (tỷ lệ N:P:K tương ứng khoảng 2,5: 1,5:
1). Ngoài ra một lượng phân khoáng cũng được sử dụng rất nhiều, cao hơn từ 30 –
60% so với mức khuyến cáo.
Việc người dân sử dụng bừa bãi các loại phân bón vô cơ không theo khuyến cáo
của nhà sản xuất là nguyên nhân chính gây sản phẩm rau không an toàn ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng. Gây lãng phí và ảnh hưởng đáng kể đến môi trường
đất, nguồn nước.
Thời gian gần đây, phân hữu cơ được sử dụng khá phổ biến ở một số vùng chuyên canh rau là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, sử dụng cá loại phân hữu cơ, đặc biệt là các loại phân ủ chưa hoai và rác thải chưa được chế biến, có thể gây ô nhiễm môi trường. Nếu trong phân có mầm bệnh cũng là một nguyên nhân gây mất an toàn cho rau.
1.2 Thực trạng sử dụng thuốc bỏ
vệ thực vật (BVTV)
Thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững năng
suất, chất lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, trong quá
trình sử dụng hộ sản xuất thường lạm dụng thuốc BVTV, dẫn tới tình trạng sử
dụng thuốc BVTV thiếu hiệu quả và không an toàn, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường sống bị ô nhiễm.
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đã lên tới 1.643
hoạt chất, trong khi các nước trong khu vực chỉ có khoảng 400 – 600 loại hoạt
chất; Ví dụ như Trung Quốc: 630 loại, Thái Lan, Malaysia: 400-600 loại.
Hầu hết thuốc BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu. Nếu trước năm 1985 khối
lượng hóa chất BVTV dùng hang năm khoảng 6.500 – 9.000 tấn thì trong 05 gần
đây, Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 – 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Các
loại thuốc sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu so với các
nước trong cùng khu vực.
Dư lượng thuốc BVTV bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao
bì. Trong khi đó các hộ sản xuất chưa có ý thức xử lý. Với khoảng 65% các hộ
dân sản xuất vứt bỏ bao bì thuốc ngay tại đồng ruộng. Bên cạnh đó tình trạng sử
dụng thuốc chưa đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất… Đây là nguyên nhân cơ
bản gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước…
Đối với các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, có khoảng 13,8% các đại lý kinh doanh
thuốc BVTV không đủ điều kiện kinh doanh như không có chứng chỉ hành nghề,
không có giấy phép kinh doanh, bán thuốc ngoài danh mục, thuốc hết hạn…
Hiện nay các hộ sản xuất sử dụng đa phần là thuốc có nguồn gốc hóa học, tỷ lệ
sử dụng thuốc sinh học thấp. Các mô hình tiến bộ khoa học, hiệu quả chưa
được nhân rộng nhiều.. Vì vậy việc mất an toàn khi sử dụng thuốc BVTV vẫn diễn ra
kể cả khi tăng cường tập huấn trong sản xuất rau an toàn.
Thực trạng lượng thuốc BVTV sử dụng rất lớn, ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn dư gây ra đang trở nên ngày mọt nghiêm trọng hơn.
1.3 Vấn đề quản
lý chất thải rắn và chất thải hữu cơ, xác bã thực vật trong vùng chuyên canh
rau
Trong quá trình sản xuất rau, một lượng lớn thuốc BVTV và phân bón đã được sử
dụng và tương ứng một lượng bao bì, phân bón được phải ra ngoài môi trường. Các
vật dụng nilong kèm theo như màng phủ dũng được thải ra môi trường hàng năm.
Đây là chất thải rắn, thời gian phân hủy lâu, gây ngộ độc cho cây trồng, môi
trường đất bị ô nhiễm. Việc đốt bỏ lại gây ảnh hưởng đến mô trường không khí.
Vì vậy, nếu không quản lý tốt, lượng chất thải rắn này cộng lượng dư hóa chất
tồn dư sẽ ảnh hưởng đáng kể đến môi trường. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất
một lượng lớn tàn dư thực vật không được xử lý, làm nơi trú ẩn các mầm bệnh
dịch, là nguôn lây truyền sâu, bệnh cho vùng sản xuất. Mặc khác, nguồn rác thải
hữu cơ phân hủy ngay trên đồng rộng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước,
không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
II. Giải pháp cho sản xuất rau an toàn ở
các vùng chuyên canh rau
- Đối với thuốc BVTV: Nên áp dụng theo
nguyên tắc 4 đúng, chọn loại thuốc ít độc hại và được phép sử dụng trên rau,
thuốc có thời gian phân hủy nhanh. Tuyệt đối tuân thủ thời gian cách ly của
thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc
sinh học, thảo mộc…
- Đối với phân bón: Hạn chế sử dụng phân vô
cơ, nên sử dụng phân vi sinh, bón cân đối N,P,K. Không bón phân gần thời điểm
thu hoạch. Tăng cường sử dụng phân chuồng, phân rác đã được sử lý hoai mục.
- Sử dụng nguồn nước sạch trong sản xuất.
* Đối với người tiêu dùng phải “thông thái”
để lựa chọn các sản phẩm rau màu:
- Rau đậu mua về nếu ngưởi thấy mùi lạ
không đặc trưng của rau thì không sử dụng.
- Rau phải được rửa thật kỹ, ngâm nước xử
lý và rửa vòi nước chảy.
Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuốc khi phun xịt đã ngấm vào mô cây do vậy trên
đây chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài để ngăn chặn tình trạng này không gì
khác hơn là triển khai thực hiện chương trình trồng rau an toàn theo hướng
VietGap, quản lý dịch hại theo IPM.
Nhận xét
Đăng nhận xét