Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Thu hoạch xà lách búp ngay tại vườn nhà với kĩ thuật trồng và chăm sóc cực kì đơn giản

 Thu hoạch xà lách búp ngay tại vườn nhà với kĩ thuật trồng và chăm sóc cực kì đơn giản


1. Chuẩn bị nguyên liệu, vật tư trồng xà lách búp

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

- Hạt giống: Sử dụng hạt giống Xà lách búp Rado 45 của công ty giống Rạng Đông sản xuất. Là loại hạt giống chất lượng cao, tỷ nảy mần đạt 99%, cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng cuốn búp chắc và chống chịu sâu bệnh rất cao.

 Lưu ý: Khi sử dụng nếu còn dư nên hàn kín miệng bao bì rồi cất giữ vào trong mát hoặc trong ngăn mát chứa rau của tủ lạnh.

1.2. Vật tư trồng xà lách búp

- Có thể trồng xà lách búp trong vườn thùng xốp, khay nhựa hoặc tận dụng các vât dụng khác trong gia đình.

Lưu ý: Khi trồng xà lách búp trong thùng xốp hoặc khay lớp đất trong khay, thùng nên cao 10 cm để rễ phát triển tốt hơn.

- Đục các lỗ dưới đáy thùng xốp để cây có thể thoát nước tốt. Tuy nhiên cũng không nên đục quá nhiều để tránh tình trạng  thiếu nước cục bộ trong mùa hè và trời nắng nóng, nên sử dụng thêm chất giữ ẩm để trộn vào đất trồng nhằm giữ ẩm và cung cấp nước cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, cải không bị đắng.

1.3. Cách chọn đất trồng xà lách búp

- Là cây trồng khá dễ tính với đất ở nên bạn có thể dùng các loại đất đã trộn sẵn chuyên trồng rau có bán trên thị trường, hoặc đất ruộng, đất vườn bổ sung thêm vỏ trấu, phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân gia cầm các loại, phân cá, để tăng khả năng giữ ẩm cải tạo đất các bạn có thể bổ sung thêm Amino Acid, Axit humic.

2. Hướng dẫn ngâm ủ, gieo trồng cây rau xà lách búp ngoài ruộng, trong thùng xốp, khay, chậu

2.1. Hướng dẫn ngâm ủ và gieo hạt giống rau xà lách búp

- Trước khi gieo hạt giống để tăng khả năng nẩy mầm của hạt, nên ngâm hạt giống khoảng 2 - 3h trong nước ấm (40oC), sau đó rửa sạch, để ráo trước khi đem gieo trồng.

- Sau khi ngâm hạt giống có thể  gieo trực tiếp lên mặt đất hoặc thùng trồng rau đã chuẩn bị sẵn, lưu ý gieo đều tay hoặc trộn hạt giống vào cát để gieo giúp tăng độ đều của hạt giống trên nền đất, sau khi gieo ta tưới nước (bằng vòi hoa sen) để tạo độ ẩm cho cây nảy mầm.

- Trong điều kiện thời tiết ấm áp các bạn cũng có thể bỏ qua khâu ngâm hạt giống và gieo trực tiếp hạt giống xuống nền đất ẩm. 

- Sau khi gieo tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm (thời gian này có thể kéo dài 1 - 2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt). Gieo hạt xong nên đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm nhanh. Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo (độ dày lớp phủ ≤ 2cm)

2.2. Hướng dẫn tách cấy rau xà lách búp

- Sau khi gieo hạt đến lúc rau có 2 - 3 cặp lá, nếu mật độ xà lách đảm bảo chúng ta có thể giữ nguyên và chăm bón như bình thường, nếu mật độ cải dày quá chúng ta nên tách, tỉa và cấy cây sang thùng/khay/chậu mới.

- Mật độ khuyến cáo là: cây x cây 20 cm, hàng x hàng 20cm, sau khi tách cấy chúng ta tưới nước cho cây và che bớt nắng cho cây trong vòng 3 - 5 ngày. 

3. Hướng dẫn chăm sóc và bón phân cho cây xà lách búp.

- Vị trí trồng: Trồng xà lách nên chọn nơi thoáng, có nhiều ánh sáng. Khi trồng ở kháy, thùng xốp có thể đặt nơi ban công, ngoài hiên hay sử dụng hệ thống giàn. Các tầng giàn cách nhau khoảng cách tối thiểu là 40 cm.

- Tưới nước: Tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát vào mùa nắng. Mùa mưa tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.

- Bón phân: Khi cây đã bén rễ hồi xanh sau khi tỉa cấy (thường là 7 - 10 ngày) thì chúng ta tiến hành bón thúc bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, hữu cơ vi sinh hoặc các loại phân chuyên dùng cho cây rau ăn lá, bổ sung thêm các chế phẩm như dịch rong biển dạng bột để tăng khả năng phát triển và chất lượng rau, giúp rau ngon ngọt và tươi tốt. 7 - 10  ngày chúng ta bổ sung dinh dưỡng cho cây một lần, lượng bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc có thể sử dụng phân vô cơ bón thúc nhưng nên cách ly 15 - 20 ngày sau khi bón mới tiến hành thu hoạch để giảm hàm lượng Nitrat trong rau.

4. Thời điểm thu hoạch rau xà lách búp 

- Tiến hành thu hoạch sau 25 - 30 ngày sau tỉa cấy hoặc 30 - 35 ngày sau gieo hạt.

Lưu ý, sau trồng 1 - 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 350 - 400 g/m2 hoặc 80 - 100 g/khay kích thước 40x60 cm. Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2 - 3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại.

 5. Những lợi ích mang lại khi ăn xà lách búp

-   Là một trong những loại rau xanh cung cấp ít năng lượng nhất. Với 100g rau chỉ cung cấp 15 calo cho cơ thể. Bên cạnh đó, xà lách còn chứa nhiều dưỡng chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

- Lá xà lách là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin K, C  và chất beta carotene dồi dào. Chỉ 100g rau diếp có thể cung cấp tới 247% nhu cầu vitamin A và 4.443 µg nhu cầu beta carotene hàng ngày của cơ thể. Trong thành phần của rau diếp cũng có các chất chống oxy hóa. Vitamin A cần thiết để duy trì các cơ và da khỏe mạnh cũng như hỗ trợ thị lực. Ăn nhiều rau củ quả thiên nhiên giàu chất flavonoid giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi và ung thư vòm họng. Xà lách còn hỗ trợ bệnh nhân bị Alzheimer bằn xách bảo vệ các nơ - ron thần kinh khỏi bị tổn thương. 

- Và rau xà lách cũng chứa nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe như sắt, canxi, magiê và kali cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Trường Đại học Sức khỏe Công cộng Harvard khuyến cáo phụ nữ trưởng thành nên hấp thụ hơn 20g chất xơ mỗi ngày; còn nam giới là 30g. Với 75g xà lách tươi, gồm cả hai loại xanh và đỏ, có chứa 1,3g chất xơ “biến” xà lách trở thành nguồn cung cấp chất xơ lý tưởng mỗi ngày.

- Ngoài ra, thêm rau xà lách vào món rau trộn hàng ngày sẽ giúp phòng tránh loãng xương, thiếu máu do thiếu sắt, các bệnh tim mạch, thoái hóa võng mạc (ARMD), Alzheimer và ung thư.

Với những chia sẻ trên, chúc các bạn sớm có vườn rau xà lách tươi tốt và sạch sẽ tại gia đình mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d