Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Sâu keo hại lúa và cách phòng trị hiệu quả

 Sâu keo hại lúa và cách phòng trị hiệu quả


Bên cạnh những sâu bệnh hại trên cây lúa như rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn... thì sâu keo cũng là một đối tượng cần phải hết sức chú ý.

1. Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh vật học của sâu keo hại lúa

- Bướm của sâu keo có màu xám, hoạt động về đêm còn ban ngày thường ẩn lấp trong các khóm lúa, bụi cỏ, bụi cây ven bờ.

- Một bướm cái có thể đẻ được khoảng 7-10 ổ trứng trên lá lúa, lá cỏ dại, mỗi ổ có đến cả trăm quả trứng, trên ổ trứng có phủ một lớp lông màu vàng xám.

- Sau khi nở sâu non tập trung xung quanh ổ cạp ăn chất xanh của lá, lớn lên phan tán dần ra xung quanh.

Sâu keo hại lúa, đối tượng ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất cây trồng

- Sâu non có màu xanh, đẫy sức sâu có thể lớn hơn đầu đũa ăn và dài đến bốn phân.

- Đầu sâu màu nâu nhạt, trên lưng có hai sọc to màu xanh sậm hay nâu tối dợn sóng, mỗi bên sườn có một sọc xanh và một sọc nhỏ màu vàng nhạt.

- Sâu non rất sợ ánh sáng mặt trời vì thế ban ngày chúng thường ẩn lấp dưới gốc lúa, gốc cỏ hay mặt dưới của lá lúa. Ban đêm hay những lúc trời râm mát, có mưa nhỏ... chúng mới bò lên cắn phá làm cho lá lúa bị khuyết từ hai bên mép lá vào đến gần gân chính. Nếu mật số cao, tuổi sâu lớn chúng có thể cắn cụt cả lá, thậm chí cả thân cây lúa chỉ còn trơ lại phần gốc. Khi ruộng đã hết lúa chúng có thể bò lên bờ để ăn cỏ. nếu mật số sâu cao mà thức ăn trong ruộng đã hết chúng có thể “hành quân” tập thể tràn sang phá những ruộng kế cạn. Khi đẫy sức sâu hóa nhộng ngay trong bụi lúa hoặc chui xuống kẽ nẻ đất hoặc bò lên bờ tìm kẽ đất để hóa nhộng.

2. Cách phòng trị sâu keo hại trên lúa

- Làm sạch cỏ ruộng và cỏ xung quanh bờ để hạn chế nơi trú ngụ của sâu. Nếu lúa đã lớn có thể thả vịt vào ruộng cho chúng ăn sâu.

- Nếu ruộng chủ động được nước nên bơm nước ngập ruộng khoảng một ngày để sâu nổi lên mặt nước rồi dùng lưới mắt dầy kéo trên mặt nước thu gom sâu, cũng có thể thả những vật nổi trên mặt nước như bẹ chuối, lá chuối... để sâu bu bám trên đó ta chỉ cần đến thu gom sâu.

- Dùng dầu gadon nhỏ xuống nước rồi dùng cây gạt lên cây lúa cho sâu rớt xuống nước dính dầu mà chết.

- Không nên dùng thuốc khi mật độ sâu còn thấp vì ở giai đoạn đầu cây lúa có khả năng tự đền bù được những mất mát do sâu gây ra, không những thế còn bảo vệ được quần thể thiên địch tự nhiên trên đồng ruộng.

- Nếu mật số sâu cao các bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc trừ sâu như: Newlitoc 36EC/50EC; Vetsemex 20EC/40EC; Golnitor 10EC/20EC/36WDC; Sumicidin, Basudin, Sherpa... để phun xịt. Những ruộng đã bị sâu gây hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc nên bón thêm phân để cây lúa nhanh hồi phục.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c