Sâu gặm vỏ
Tên khoa học: Dihamus
cervinus
Triệu
chứng của sâu gặm vỏ cây
Sâu gây hại làm cho vỏ thân, cành bị
tổn thương. Bên ngoài vết hại sần sùi, bong tróc.
Thuộc loại đa thực, có thể hại trên nhiều loài cây trồng như ổi, hồng, bưởi, vv... Sâu non gặm vỏ. Tuổi lớn sâu gặm sâu vào vỏ thân.
Hoặc đục sâu hơn vào vỏ tạo thành đường hầm, đồng thời nhả chất kết dính các cục phân, mẩu vỏ thân cành và các vật liệu khác đắp thành đường hầm sâu di chuyển và gây hại trong đó.
Nhận
dạng sâu gặm vỏ cây
Sâu non có mầu xám đen và bóng. Sâu
trưởng thành có chiều dài trung bình 3- 4cm, đường kính thân 3- 4 mm. Miệng
nhai, răng to khoẻ có mầu xám và miệng nhả tơ. Có 3 đôi chân dài ở phần đầu, 5
đôi chân ngăn ở phần bụng và đuôi. Trên thân có nhiều lông và tập trung ở phần
đầu.
Đặc
điểm phát sinh gây hại của sâu gặm vỏ cây
Thời kỳ sâu non dài từ tháng 4-5 năm
trước đến thang 2-3 năm sau. Sâu thường ẩn náu trong thân cây về ban ngày, ban
đên chui ra khỏi thân và gặm vỏ cây.
Biện
pháp phòng trừ sâu gặm vỏ cây
Phòng trừ sâu gặm vỏ bằng cách
thường xuyên kiểm tra vườn cây phá bỏ đường đục, diệt sâu.
Cạo vỏ sần, bôi booc đô vào
vết tổn thương trên vỏ để tạo điều kiện phục hồi vết thương.
Nhận xét
Đăng nhận xét