Rệp hại vải nhãn
Tên khoa học: Aphis
Rệp hại nụ, hoa nhãn, vải có hai
loại chủ yếu: rệp muội đen; rệp nâu vàng.
Tác
hại của rệp hại vải nhãn
- Rệp trưởng thành và rệp non đều
gây hại hoa và đọt non quả non. Chúng chích hút dinh dưỡng của các bộ phận non,
làm cho các bộ phận này khô và biến dạng
- Rệp thường phát sinh gây hại trên
lá và chồi non, gây hại nặng trên nụ và trên hoa khi thời tiết ấm áp và độ ẩm
không khí cao từ 80->90%. Đặc biệt vào những năm có mùa xuân ấm và ẩm thì
thiệt hại rõ rệp gây nên rất nặng.
Đặc
điểm nhận dạng rệp hại vải nhãn
- Rệp thường có kích thước rất nhỏ,
chiều dài khoảng 1,0 - 1,5mm nhìn trên kính lúp mới rõ. Có hai loại rệp: mầu
đen và màu nâu vàng.
+ Rệp muội đen
+ Rệp nâu vàng
Đặc
điểm sinh sống và gây hại của rệp hại vải nhãn
- Rệp vừa đẻ trứng vừa đẻ con.
- Rệp trưởng thành có cánh và bay đi
đẻ trứng ở các cây, cành khác.
Phòng
trừ rệp hại vải nhãn
- Để hạn chế rệp muội phát sinh gây
hại, cần chú ý ngay từ khâu tỉa cành tạo tán, thường xuyên cắt bỏ những cành
vượt hoặc những cành nhỏ nằm trong tán, những cành này ít có khả năng ra hoa
cho quả, lại tiêu tốn dinh dưỡng của cây và tại môi trường thuận lợi cho rệp
muội phát triển nhanh.
- Vào đầu mùa xuân, trước khi nở hoa
diệt nguồn rệp lưu trữ qua đông nhằm hạn chế phát triển số lượng rệp khi gặp
thời tiết thuận lợi.
- Biện pháp hoá học: để đảm bảo tiêu
chuẩn VIETGAP cần lưu ý:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi mật độ
rệp vượt quá ngưỡng gây hại kinh tế
Các loại thuốc sử dụng:
Sherpa 25EC nồng độ 0.1% .
Sumicidin 50EC nồng độ 0.1%
Liều lượng phun 600- 800 lít dung
dịch/ha thuốc pha nồng độ áp dụng như hướng dẫn trên bao bì.
Nhận xét
Đăng nhận xét