Rệp hại cây cảnh, hoa cảnh
Tên khoa học: Aphid
bonsai
*
Đặc điểm sinh trưởng và gây hại của rệp hại cây cảnh, hoa cảnh
- Rệp tập chung hút dinh dưỡng của
cây và với số lượng rệp lớn có thể gây hại nghiêm trọng tới cây. Dẫn đến sức
sống suy yếu dần, cây sẽ chết nếu không được xử lý. Rệp cũng có thể mang vi rút
bệnh từ một cây khác. Ban đầu cây thường bị tấn công bởi một vài con rệp, nhưng
trong vòng vài ngày có thể nhân lên đến con số rất lớn.
- Khi mới nở rệp non có chân để bò phân tán đi khắp nơi, sau đó chân thoái hóa dần và chúng bám dính ở một chỗ thích hợp (thường là mặt sau của lá, ở các đọt non, cuống chùm hoa…) để hút nhựa của cây cho đến khi trưởng thành. Cũng giống như một số rầy, rệp khác, phân của loài rệp này khi thải ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có chất đường mật, chính những chất đường mật này là môi trường rất tốt cho nấm bệnh bồ hóng phát triển, vì thế chỗ nào có rệp sinh sống là chỗ đó có nấm bệnh bồ hóng phát triển phủ đen cả bề mặt, làm ảnh hưởng đến quá trình quang tổng hợp tạo vật chất hữu cơ nuôi cây. Nếu mật độ rệp cao, chúng chích hút hết nhựa của cây sẽ làm cho cây cảnh chậm phát triển, lá sẽ chuyển dần sang màu vàng. Nếu không diệt trừ kịp thời cây có thể bị khô héo và chết .
* Biện pháp quản lý diệt trừ rệp
hại cây cảnh, hoa cảnh
Các loại rệp hại cây cảnh hoa cảnh
bao gồm: Rệp đen, rệp trắng, rệp vàng (rệp trắng hay còn gọi là rệp phấn
trắng, rệp sáp là loại khó diệt nhất).
- Hàng ngày cần quan sát vườn cây
cảnh nếu thấy có rệp là bắt giết ngay hoặc cắt nhánh cây có rệp rồi bỏ
đi không để chúng nhân mật số lên cao.
- Nếu mật độ rệp cao hơn bạn có thể
dùng miếng dẻ lau có nhúng cồn rồi chấm vào những chố rệp bột bám vào hoặc dùng
nước xà phòng phun lên các khu vực bị rệp tấn công, cách hiệu quả hơn bạn có
thể áp dụng là hòa nước rửa chén (loại bất kỳ) cùng với thuốc thuốc Ditarex
theo tỷ lệ: 50g thuốc Ditarex + 10ml nước rửa chén hòa trong bình 15 nước phun
trực tiếp và phần lá và thân cây có rệp lúc trời nắng to (tốt nhất lúc 9 - 10h
sáng), phun liên tục 5 lần (mỗi lần cách nhau 5 ngày) đến khi rệp chết hẳn.
- Hoặc có thể dùng một trong các
loại thuốc sau đây để phun xịt: Supracide 40ND, Suprathion 40ND, Applaud-Bas
27BTN, Applaud-Mipc 25BTN, Sherpa 10EC, Bi 58 40EC, DC- Tron Plus 98,8EC…. (về
liều lượng và cách sử dụng thuốc có thể đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in
sẵn trên vỏ bao bì).
Lưu ý: Diệt trừ rệp càng sớm càng tốt, khi rệp còn ở mật độ thấp,
phun kỹ ở mặt dưới lá và những chỗ có nhiều rệp bu bám và không cần phun thuốc
vào phần thân hoặc lá cây chưa có rệp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Sau khi quan sát thấy rệp đã chết, chúng ta dùng vòi nước áp lực mạnh xịt
rửa cây, sau đó bón bổ sung phân bón lá để cây chóng hồi phục trở lại. Nếu dùng
thuốc có độ độc cao (xem bài: Định nghĩa, phân loại
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)) nên che chắn cẩn thận khi phun thuốc
để thuốc không bay vào nhà gây độc hại cho người.
Nhận xét
Đăng nhận xét