Rầy nâu trên lúa và cách phòng trừ hiệu quả nhất
Đúng như bạn đã nghe nói, trên cây
lúa có một số đối tượng sâu bệnh hại được xếp vào loại nguy hiểm, trong đó có
con rầy nâu (Nilaparvata lugens). Vào những năm 1977-1978 và những năm
1991-1992 và 2005-2006, chúng đã gây hại rất nặng cho nhiều vùng trồng lúa của
Nam bộ, nhất là các tỉnh thuộc ĐBSCL. Đến nay mặc dù chúng không còn hoành hành
nặng nề như những năm đó, nhưng nguy cơ bùng phát thành dịch của chúng vẫn luôn
luôn tiềm ẩn trên đồng ruộng, đặc biệt là những nơi còn trồng nhiều giống nhiễm
rầy mà lại thường có tập quán dùng thuốc trừ sâu nhiều và sớm ngay từ đầu vụ,
ví thế bạn cũng cần phải hết sức cảnh giác.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn một số nét cơ bản về quy luật phát sinh phát triển của loại dịch hại này trong một vụ lúa. Kinh nghiệm thực tế nhiều năm cho tháy khi ruộng lúa xuống giống được khoảng 10-15 ngày, lúa bắt đầu đẻ nhánh thì cũng là lúc rầy nâu cánh dài từ nơi khác di chuyển đến đẻ trứng tạo thế hệ rầy non thứ nhất. Nếu gặp điều kiện thuận lợi rầy sẽ nhanh chóng tích lũy số lượng và tạo thế hệ rầy non thứ hai vào khoảng 50-55 ngày sau khi gieo sạ (lúc lúa làm đòng) và thế hệ rầy non thứ ba vào khoảng 30 ngày sau đó (sau trỗ - ngậm sữa). Những năm có dịch thường rầy sẽ gây “cháy rầy” vào hai đợt rầy sau (nhất là ở đợt rầy non thứ ba), vì thế bạn cần hết sức cảnh giác với hai đợt rầy này.
Để hạn chế tác hại của rầy bạn cần áp dụng biện pháp quản lý tổng
hợp. Cụ thể là cần thực hiện kết hợp tốt một số biện pháp chính sau đây
- Dùng giống kháng rầy: tùy theo
tình hình thực tế đất đai, tập quán canh tác, khả năng đầu tư thâm canh... mà
chọn cho ruộng nhà mình giống lúa phù hợp, có khả năng kháng được rầy nâu (tốt
nhất nên tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông, BVTV ở địa phương).
- Không nên gieo sạ quá dầy, tùy
theo tình hình cụ thể đồng ruộng, đặc điểm của giống, tỷ lệ nẩy mầm... mà gieo
sạ khoảng từ 100-150kg giống cho một ha là vừa. nếu dùng máy sạ hàng thì chỉ
cần khoảng 70-80kg.
- Về phân bón bạn phải luôn nhớ bón
cân đối giữa đạm, lân và kali. Vấn đề này bạn nên học hỏi những người đã có
nhiều kinh nghiệm trồng lúa ở xung quanh chòm xóm, nếu không thì bón theo bảng
so màu lá lúa, cố gắng tạo cho cây lúa luôn ở trạng thái khỏe, không quá tốt
lốp.
- Làm cỏ tỉa dặm kịp thời để ruộng
luôn sạch cỏ dại và thông thoáng, tạo cho cây lúa khỏe, có sức chống đỡ với
rầy.
- Theo các nhà chuyên môn thì ở nước ta có đến gần hai mươi loài thiên địch của rầy nâu gồm một số loài nhện, bọ xít, bọ rùa, nấm kí sinh, ong kí sinh trứng... những loài thiên địch này góp phần khống chế mật số của rầy nâu trên đồng ruộng, tuy nhiên chúng lại rất dễ chết bởi các loại thuốc trừ sâu. Vì thế bạn không nên dùng những loại thuốc trừ sâu có phổ tác động rộng, đặc biệt không nên dùng thuốc trừ sâu sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa, dễ gây bộc phát dịch rầy nâu ở giai đoạn sau.
- Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên,
nếu phát hiện có rầy nâu với mật số khoảng 2-3 con/tép thì dùng một trongn hững
loại thuốc trị rầy như: Sachray 200Wp, Aplaugent 500WP, Golnitor 50WDG,
Aphophis 5EC, Bassa 50EC, Vitagro 50EC, Mipcin 20EC (hoặc 25EC, 25WP, 50WP)
Trebon 10EC, Applaud 10WP, Applaud-Mipc 25WP, Applaud-Bas 27BTN... (dùng theo
hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì). Nên phun xịt thuốc vào các
buổi chiều mát hay lúc sáng sớm là thời điểm rầy bò ra nhiều và khi xịt nhớ đưa
vòi xịt xuống sát gốc lúa, nơi rầy tập trung (ảnh 19, 20) thì rầy chết nhiều
hơn. Nếu thiếu thuốc bạn cũng có thể dùng khoảng 0,5-1 lít dầu gadon cho một
công ruộng, bằng cách cho dầu vào chai (có đậy nắp, trên nắp có đục lỗ nhỏ) nhỏ
dầu xuống nước rồi dùng que gạt cho rầy rớt xuống nước dính dầu mà chết.
Nhận xét
Đăng nhận xét