Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Rầy mềm (rệp cam)

 Rầy mềm (rệp cam)


Tên khoa học: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus

Trên cam quýt có 2 loại rầy mềm gây hại chủ yếu: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. Cả 2 loài trên thuộc họ Rầy Mềm (Aphididae), bộ Cánh Đều (Homoptera).

1. Phân bố của 2 loại rầy mềm (rệp cam) Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus

Rầy mềm được ghi nhận xuất hiện ở các quốc gia trồng cam quýt trên thế giới như Ấn Độ, Đài Loan, Đại Hàn, Inddoonessia, Malaysia, Miến Điện, Nhật, Sri – Lanka, Trung Quốc, Philippines, Úc Châu.

2. Ký chủ của 2 loại rầy mềm (rệp cam) Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus

- Ngoài cam quýt, các loài rầy mềm còn gây hại trên cây chanh, nhưng không quan trọng, trên mảng cầu, mít. Riêng loài Toxoptera aurantii còn có thể sống trên cây ca cao, cây thuộc họ bầu bí, dưa,...

3. Đặc điểm hình thái và sinh học của 2 loại rầy mềm (rệp cam) Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus

3.1. Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe

- Thành trùng có 2 dạng như các rầy mềm khác:

+ Dạng có cánh: chân và râu đầu màu vàng nâu hơi nhạt, cuối mỗi đốt màu nâu.

+ Râu đầu có 6 đốt, ngắn hơn cơ thể. Cơ thể dài từ 1,44 – 1,80 mm. Vòi chích hút kéo dài đến đốt chậu sau. Ống bụng dài màu nâu đến nâu đỏ gần như nâu sẫm. \

- Dạng không cánh: Cơ thể dài 1,7 – 1,8 mm, màu nâu đỏ. Râu đầu 6 đốt.

3.2. Toxoptera citricidus Kyrkaldy

- Thành trùng có 2 dạng:

+ Dạng có cánh: Cơ thể từ màu nâu đỏ đến đen, nhưng ngực đậm hơn. Râu đầu ngắn hơn cơ thể, màu nâu đỏ, chân và đoạn cuối của râu màu trắng, các đoạn nối các đốt râu cũng màu trắng. Chiều dài cơ thể từ 1,6 – 2,1mm, rộng từ 0,8 – 1mm. Vòi chích hút kéo dài khỏi đốt chậu chân sau, đốt cuối vòi nhọn và đẹp. Các chân màu sậm, riêng đốt chày màu nhạt. Bụng màu nhạt, có nhiều đốt đạm nằm rải rác. Ống bụng dạng trụ màu đậm.

+ Dạng không cánh: Cơ thể màu nâu đỏ, lớn hơn dạng có cánh, chiều dài từ 1,7 – 2,1 mm, rộng từ 1,1 – 1,35mm. Trên cơ thể có nhiều lông dài và nhiều đốm màu rải rác. Loài này thường đẻ con. Một rầy mềm cái có thể đẻ từ 1 – 16 con trong một ngày và đẻ trên 100con trong suốt thời gian sống là 12 – 33 ngày. Ấu trùng thay da 4 lần trong khoảng thời gian từ 4 – 16 ngày tùy điều kiện môi trường và thức ăn. Dạng có cánh phát triển khi thức ăn non mềm, điều kiện thời tiết thích hợp. Rầy mềm hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần, nếu điều kiện thích hợp có thể 12 thế hệ trong vòng 1 năm.

4. Tập quán tính sống và cách gây hại của 2 loại rầy mềm (rệp cam) Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus

- Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây bằng cách hút và chính nhựa lá và cành non làm giảm khả năng tăng trưởng của cây. Lá non bị cong và biến dạng.

- Đồng thời gây hại của rầy mềm cũng làm cho trái bị chín sớm và giảm phẩm chất. Ngoài ra phân do rầy mềm thải ra có chứa đường sẽ thu hút nấm đen tới đóng trên thân hay lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây.

- Rầy mềm có tác nhân truyền bệnh “ Tristeza”. Lá bị bệnh Tristeza trông rất giống triệu chứng cây bị thiếu dưỡng chất và rễ cây bị suy yếu, tiếp theo là chết các cành non. Capoor và Rao (1967) đã ghi nhận là chỉ cần 3 rầy mềm đủ để gây hại 100% cây. Khi chích hút cây bệnh, rầy chỉ cần khoảng một phút để chích hút virus vào cơ thể và chỉ cần khoảng 3 phút là có thể truyền bệnh sang cho cây mạnh. Tuy nhiên, virus này không có khả năng lưu tồn lâu trong cơ thể rầy và có thể mất khả năng truyền bệnh sau 24h.

5. Biện pháp phòng trừ 2 loại rầy mềm (rệp cam) Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus

- Rầy mềm có rất nhiều thiên địch,. Nếu thiên địch không khống chế được mật số rầy có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị, tuy nhiên rầy rất dễ phát triển mật số trở lại vì khả năng sinh sản rất cao và vì vậy nên rầy mềm có thể truyền bệnh từ cây này sang cây khác 1 cách dễ dàng. 

-  Cắt tỉa và tiêu hủy cành vượt, cành có nhiều rầy, tạo thông thoáng.

-  Tưới đủ ẩm và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vườn cây.

-  Cần theo dõi vườn thường xuyên, đặc biệt là vào các đợt cây cam ra đọt non, nếu thấy rầy có mật số cao thì có thể sử dụng thuốc hóa học để phun xịt. Các hoạt chất có thể sử dụng như Pymetrozin, Dầu khoáng D-C-Tron Plus 98,8 EC; Vibamec 1.8EC hoặc 3.6EC; Virofos 20EC; Bascide 50EC; Trebon 10 EC; Supracide 40 EC; Suprathion 40EC... Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì.

Lưu ý: Tránh phun thuốc tràn lan, mà chỉ xử lý trực tiếp vào những chỗ có rầy bu bám (đọt non, lá non, cành non...) để bảo tồn các loài thiên địch quan trọng trong vườn như bọ rùa đỏ, kiến 3 khoang, ong ký sinh…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c