Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Những kỹ thuật cơ bản để sản xuất ngô lai giống

 Những kỹ thuật cơ bản để sản xuất ngô lai giống


Bên cạnh việc nhập nội nhiều giống ngô lai, Nhà nưốc ta còn chủ trương đầu tư, tạo điều kiện cho các địa phương tự sản xuất giông ngô lai, nhằm chủ động có giống tốt, giá thành thấp, cung cấp kịp thời cho sản xuất để hạn chế việc mua giống ngô lai từ nước ngoài.

Nói chung, ngô là loại cây trồng cạn, rộng hàng, rất dễ chăm sóc, do vậy, việc sản xuất ngô giống, điều kiện tiên quyết là phải thâm canh ngay từ đầu.

Những khâu kỹ thuật quan trọng để sản xuất ngô lai giống

1. Yêu cầu về nguồn giống bố mẹ để sản xuất ngô lai giống

Kiểm tra chặt chẽ nguồn hạt bố mẹ. Nếu gieo trồng lần đầu, chưa có kinh nghiệm, thì người nông dân nên có sự giúp đỡ của các chuyên gia, hoặc cán bộ khuyến nông. Chú trọng các tiêu chuẩn như độ thuần giống, độ sạch của hạt phải từ 99% trở lên, độ nảy mầm ít nhất 80% số hạt, hạt quá bé chỉ được dưới 5%.

Loại bỏ hết các hạt khác giống khi nhận biết được qua màu sắc, hình dạng...

2. Bố trí ruộng giống hợp lý để sản xuất ngô lai giống

- Trên cơ sở loại đất đạt chuẩn về nhu cầu dinh dưõng, thì quan trọng là chọn vị trí cho ruộng giống có đủ độ xa để cách ly vối các diện tích ngô đại trà. Độ xa cách ly nhằm đảm bảo cho ngô giống dòng mẹ khi trổ cờ, phun râu không bị phấn hoa đực từ ruộng ngô khác bay tới lai tạp. Đây là khâu hết sức quan trọng. Trong điều kiện thời tiết, độ xa cách ly ít nhất được khuyến cáo là 400 - 500m đốì vối ruộng nhân hạt giống ngô bố mẹ, 200 - 300m đối vói ruộng sản xuất hạt lai F1. Nếu xung quanh ruộng giống không có hàng rào cản che chắn như những hàng cây chắn gió, thì độ xa cách ly càng phải lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn cao cho ngô giống không bị lai tạp, thì rất cần tạo hàng rào cản như trồng cây cao tầng, xen với cây thấp tầng hoặc che chắn bằng nilông, kết hợp với trồng các hàng cây ngô bố xung quanh...

- Ngoài yếu tố độ xa cách ly, còn cần điều tiết để ruộng ngô giống trổ cờ, phun râu lệch tối thiểu 1 tháng so vói các ruộng ngô bình thường xung quanh. Có nghĩa là, xuống giống lệch thời điểm giữa ngô giống và ngô đại trà.

- Tạo sự trùng khớp thời điểm trổ cờ, phun râu của 2 dòng bố và mẹ. Muộn như thế, phải tự biết chắc chắn (hoặc được cán bộ chuyên sâu giúp đỡ) về thời gian sinh trưỏng của cả 2 dòng bố mẹ, rồi chọn thòi điểm xuống giông cho mỗi dòng, để khi các ngô của dòng mẹ phun râu, thì cũng là các ngày dòng bố trổ cò, tung phấn. Đây là khâu có tính chất quyết định, vì độ trùng khớp này càng chuẩn, thì năng suất và chất lượng hạt giống càng cao.

3. Đất trồng và lượng phân, loại phân bón để sản xuất ngô lai giống

- Đất trồng ngô lai giống cần chọn loại đất tơi xốp, đất thịt, nhẹ, có thành phần cơ giới trung bình, giữ và tiêu thoát nước dễ dàng, có độ màu mỡ càng cao càng tốt, không bị ngập úng, đặc biệt, cần gần nguồn nước tưối.

- Bón phân với số lượng và chất lượng cao hơn 10 - 15% so với sản xuất ngô đại trà.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c