Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Những điều cần biết về đặc điểm sinh thái và yêu cầu dinh dưỡng khi trồng cây dưa hấu

Những điều cần biết về đặc điểm sinh thái và yêu cầu dinh dưỡng khi trồng cây dưa hấu


1. Đặc điểm sinh thái của cây dưa hấu

1.1. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đối với cây dưa hấu

- Thời kỳ nảy mầm: Hạt dưa hấu nẩy mầm tốt ở nhiệt độ 28 - 30oC, nhiệt độ thấp dưới 8oC hạt khó nẩy mầm.

- Thời kỳ cây con: Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển từ 28 - 30oC và biên độ nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8 - 10oC

  + Thời kỳ ra hoa: Nhiệt độ thích hợp là 25oC thời tiết nóng quá hay khô quá ảnh hưởng đến sự thụ phấn.

  + Thời kỳ đậu quả, quả lớn và chín: Nhiệt độ thích hợp từ 28 - 30oC. Nhiệt độ dưới 20oC quả phát triển chậm, vỏ dầy, ruột có màu lợt hơn màu ruột đặc trưng của giống, làm giảm năng suất và phẩm chất quả.

 Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển từ 20 - 30oC, tối thích 25 - 30oC, nhiệt độ cao trên 35oC ảnh hưởng đến ra hoa và thụ phấn, nhiệt độ thấp dưới 8oC cây sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng quả. Cần bố trí mùa vụ có nhiệt độ thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa.

1.2. Ảnh hưởng của yếu tố nước đối với cây dưa hấu

Dưa hấu là cây chịu hạn, không chịu úng. Điều kiện khô ráo thuận lợi cho cây phát triển tốt. Giai đoạn ra quả và phát triển quả, cây cần nhiều nước do đó cần cung cấp đủ nước, nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.

Nếu nhiều nuớc trong đất, cây phát triển mạnh về thân, lá ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả. Thân, lá phát triển mạnh gặp ẩm độ không khí cao, lá và quả dễ bị nhiễm bệnh thán thư, thân dễ bị bệnh nứt thân, chảy mủ.

Khi quả gần chín nhu cầu nước giảm để quả tích lũy đường, làm tăng độ brix của quả. Trước khi thu hoạch 5 - 7 ngày, ngưng tưới nước cho cây.

Lưu ý: Cần cung cấp nước đều đặn nhất là giai đoạn cây mang quả, không để đất quá khô mới tưới nước hoặc trời có mưa thì quả và thân dễ bị nứt.

Dưa hấu là cây không chịu úng, khi bị ngập, rễ cây bị thối, làm lá vàng dẫn đến chết cây.

1.3. Ảnh hưởng của yếu tố gió đến cây dưa hấu

-   Gió cấp 2 - 3 không gây nguy hại mà còn làm cho ruộng dưa thông thoáng, tạo điều kiện cho cây dưa quang hợp, sinh trưởng và phát triển tốt, cây ít bị sâu bệnh.

- Gió lớn (cấp 4 - 5) làm cho ngọn dưa bị xoắn vặn. Khi có gió bão, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao thân lá dễ dập nát mau tàn khó trồng.

- Cần chú ý đến hướng gió khi trồng dưa, tùy theo mùa mà bố trí cây dưa bò xuôi theo chiều gió, không nên bố trí hướng cây bò vuông góc hay ngược chiều gió, gió mạnh dễ làm lật dây, gẫy ngọn, làm rụng hoa, quả non.

Lưu ý: Khi trồng dưa, chú ý đến hướng gió, tùy theo mùa bố trí trồng cây dưa và định hướng cho bò xuôi theo chiều gió, không nên bố trí cây bò ngược hay bò vuông góc với chiều gió.

1.4. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đối với cây dưa hấu

Cây cần nhiều ánh sáng và có nhận được ánh sáng đầy đủ cây mới sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa kết quả thuận lợi, quả to, chín sớm và đạt năng suất cao. Thiếu ánh sáng, thân bò dài, cây dễ nhiễm bệnh, khó đậu quả và quả non dễ bị rụng, năng suất giảm.

Cây cần nhiều ánh sáng nên trồng mật độ vừa phải không trồng quá dầy để cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ cây mới sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa kết quả thuận lợi, quả to, chín sớm và đạt năng suất cao. Thiếu ánh sáng, thân bò dài, cây dưa nhiễm bệnh, khó đậu quả và quả non dễ bị rụng, năng suất giảm.

Lưu ý: Nên trồng mật độ vừa phải, không trồng quá dầy, thường xuyên tỉa bỏ các nhánh không cần thiết để ruộng dưa nhận được đầy đủ ánh sáng.

1.5. Ảnh hưởng của yếu tố đất đai đến cây dưa hấu

Dưa ít kén đất từ đất thịt nhẹ đến đất sét nặng đều trồng dưa được. Nhưng đất trồng dưa hấu thích hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, đất cát pha có tầng canh tác dầy, hoặc đất phù sa ven sông, đất thoát nước tốt, pH thích hợp cho cây dưa hấu phát triển 6 - 7. Dưa hấu không trồng liên canh, vì cây dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh từ vụ trước, thời gian cách ly trồng dưa hấu càng lâu càng tốt.

2. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây dưa hấu

Cây dưa cần các chất dinh dưỡng chính là N, P, K kế đến là Ca, Mg và một số vi lượng khác như Zn, Bo...

2.1.Chất  dinh dưỡng N (hay được gọi là phân đạm)

Giúp cây con tăng trưởng mạnh, cây lớn nhanh, nhất là thời kỳ cây ra hoa, sau khi hoa thụ phấn, đậu quả, phân đạm giúp cho quả lớn nhanh. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, các đốt trên thân ngắn, lá nhỏ, quả nhỏ.

Dư đạm cây phát triển mạnh thân lá, sức chống chịu điều kiện ngoại cảnh của cây giảm, cây d bị sâu bệnh gây hại, khó đậu quả, quả non dễ rụng, quả chậm chín, trong quả tích nhiều nước, làm giảm phẩm chất quả, quả có vị lạt nhạt, bảo quản khó và không bảo quản được lâu.

2.2. Chất dinh dưỡng P (hay được gọi là phân lân)

Rất cần thiết ở giai đoạn mọc mầm ra rễ, lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây đâm cành mạnh, mau ra hoa, dễ đậu quả. Lân còn giúp cải thiện phẩm chất quả làm cho thịt quả chắc hơn.

Thiếu lân bộ rễ của cây dưa kém phát triển, tốc độ sinh trưởng của cây giảm, cây cho nhánh ít, lá mỏng, năng suất giảm.

2.3. Chất di dưỡng K (hay được gọi là phân kali)

Làm cứng cây, giúp cây chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, tăng khả năng chống bệnh của cây. Kali thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường ở giai đoạn quả chín nên quả được ngọt hơn. Kali còn giúp cải thiện phẩm chất quả như làm thịt quả chắc, vỏ quả cứng để tiện việc vận chuyển và bảo quản quả được lâu hơn. Bón kali vào giai đoạn sắp thu hoạch làm tăng chất lượng quả như làm quả chín nhanh và màu sắc quả đẹp.

2.4. Chất dinh dưỡng Canxi (Ca)

Cây dưa hấu rất cần chất này, vì thiếu Canxi, phần rốn quả dưa dễ bị thối, bộ rễ của cây kém phát triển hoặc bị hư hại.

2.5. Chất dinh dưỡng Magie (Mg)

Magie là chất rất cần thiết trong sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu, dưa bở vì thiếu magie cây đậu quả kém. Bón nhiều kali thì sự hấp thụ Mg của cây dưa hấu, dưa bở bị giảm sút.

2.6. Các chất dinh dưỡng khác

A. Chất dinh dưỡng vi lượng

Có ở các loại phân bón qua lá để bổ sung vi lượng cho cây dưa như Supermes, HVP, Bayfolan, Yogen, Komix đều có thể sử dụng được. Ngưng phun phân khi cây ra hoa. Sau khi chọn quả xong có thể phun phân trở lại.

B. Chất kích thích ra rễ

Có ở các phân bón qua lá như Vipac 88, Agrispon, Sincocin pha nước tưới quanh gốc để kích thích bộ rễ phát triển nhanh hoặc cần phục hồi rễ khi rễ bị tổn thương do đất bị ngập úng, lưu ý không nên phun lên lá.

C. Chất kích thích sinh trưởng

Đó là các vitamin, các chất kích thích sinh trưởng Auxin, Gibberellin (GA), Cytokinin có tác dụng làm cây hút nước mạnh hơn nên quả mau lớn và tích nhiều nước thường dẫn đến thịt quả bị úng nước, thối rữa khi quả chín. Do đó chỉ sử dụng khi cây dưa khô cằn, sinh trưởng kém.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c