Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật

 Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật


3. Phân xanh là gì?

Phân xanh là loại phân hữu cơ có thành phần gồm các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ, nên phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân hủy. Do đó người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (từ gốc) cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số địa phương vùng trung bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta gọi là “bón bồi”.

Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ đại... cung được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Cây phân xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích làm phân bón, nhưng cũng có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. Các loại cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây tổng hợp đạm từ không khí. Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có hả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác.

Cây phân xanh có nhiều loài và phần lớn có khả năng thích nghi rộng, có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng có thể trồng được cây phân xanh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, chúng ta có tập đoàn cây phân xanh rất ph ong phú. Điều kiện khí hậu ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cao làm cho quá trình rửa trôi, xói mòn đất diễn ra với cường độ lớn, các loại cây phân xanh có vai trò rất lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực trong việc làm tăng năng suất các loại cây trồng.Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Các loài cây phân anh được trồng nhiều ở nước ta là muồng, điền thanh, đậu nho nhe, keo đậu, cỏ stylo, trinh nữ không gai....

Phân tích thành phần dinh dưỡng trong một số loài cây họ đậu được dùng làm phân xanh thu được kết quả như ở bảng dưới.

Cây phân xanh có khả năng thích nghi lớn, nhưng không phải loài cây nào ở đâu trồng cũng được. Năng suất chất xanh và khả năng phát triển của các loài cây có thể thay đổi tùy theo chất đất và điều kiện cụ thể ở từng nơi. Có loại thích hợp ở ruộng lúa, có loài thích hợp ở các chân đất đồi, có loài thích hợp ở các chân đất cát, có loài thích hợp ở các tỉnh Nam Bộ, có loài lại thích hợp ở các tỉnh miền núi phía Bắc.... Vì vậy, cần lựa chọn các loài thích hợp với điều kiện của địa phương để trồng mới thu được kết quả tốt. Cây phân xanh cũng thường chỉ phát huy tác dụng trong những cơ cấu nhất định với các loại cây trồng, vì vậy cần lựa chọn những cơ cấu cây trồng hợp lý về thành phần cây xanh phù hợp để trồng xen, trồng gối hoặc luân canh.

Bảng hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh (% chất khô)

Cây phân xanh

Đạm (N)

Lân (P2O4)

Muồng lá tròn

2,740

0,390

Điền thanh

2,660

0,280

Keo đậu

2,850

0,620

Cốt khỉ

2,430

0,270

Muồng sợi

1,220

0,170

Đậu đen

1,700

0,320

Bèo hoa dâu

4,750

0,640

Bèo tấm

2,800

0,390

Cách sử dụng phân xanh: có nhiều cách, nhưng chủ yếu các cách sau đây:

- Khi cây phân xanh ra hoa, người ta cày vùi chúng vào đất, vì lúc này cây phân xanh có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt và rung hạt xuống đất mọc thành cây con gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau.

- Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất.

- Đưa vào hệ thống luân canh, sau một số vụ trồng cây trồng chính, người ta trồng một vụ cây phân xanh để làm tốt đất và loại trừ một số loài sâu bệnh của cây trồng chính.

- Tủ gốc, phủ luống, “ép xanh” cho cây lâu năm.

4. Phân vi sinh vật

Đó là những chế phẩm có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hòa tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng...

Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao, người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.

Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở các thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ist và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hóa học.

Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các loài cây họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây; chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng, đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích lũy lại trong cơ thể chúng.Phân vi sinh vật cố định đạm: Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium); vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhi-zobium. Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.

Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích lũy làm cho bèo hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tìm ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.

Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây:

+ Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.

+ Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.

+ Azotobaterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.

+ Azozin, vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này có thể trộn với hạt lúa giống.

Vi sinh vật hòa tan lân: Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hòa tan trong dung dịch đất. vì vậy, lân ở dạng khó tan trong đất thì cây không hút được. Điều này giải thích tại sao có nhiều loại đất như đất đỏ ba dan, đất đen... hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hòa tan.

Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hòa tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hòa tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM-phosphate solubilizing microorganisms).

Nhóm hòa tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudormonas, Bacillus, Micrococcus. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đem trộn sinh kh ối hoặc bào tử các loài vi sinh vật hòa tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất trồng cây bị thiếu lân.

Một số loại vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hòa tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra, loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe... cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê... Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy, hiện nay các chế phẩm có chứa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.

Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước có bán chế phẩm Phospho - bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ các chất hữu cơ.

Vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây: Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn... Nhóm này được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất.

Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật được chọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh và tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy, chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng.

Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây, người ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật. Ở các nước phát triển người ta sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn. Ở các nước phát triển, người ta đã dùng kỹ thuật lên men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩm này, bước đầu cho kết quả khá tốt.

Những năm gần đây, ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chế phẩm EM của giáo sư người Nhật Teruo Higa. Chế phẩm này được đặt tên là vi sinh vật hữu hiệu (Effective microorganisms - EM). Đây là chế phẩm trộn lẫn một nhóm các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn axit lactic, một số nấm men, một số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp ... Tại hội nghị đánh giá kết quả sử dụng EM ở Thái Lan tháng 11/1989 các nhà khoa học đã đánh giá tác dụng tốt của EM như sau:

+ Cải tạo lý hóa tính và đặc tính sinh học của đất.

+ Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.

+ Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.

+ Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.

+ Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.

+ Góp phần làm sạch môi trường.

Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi. Cho gia súc ăn EM làm tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khỏe, giảm mùi hôi của phân.

Ngoài ra, EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thủy sản.

Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật

Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, vì phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn.

Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với hạt giống đã được vẩy nước để làm ẩm hạt trước khi gieo 10-20 phút. Nồng độ sử dụng là 100kg hạt giống trộn với 1kg phân vi sinh vật.

Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được lâu. Sau từ 1 đến 6 tháng, hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì.

 Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 300C hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.

Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng cạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c