Nhệt dẹt đỏ
Tên khoa học: Brevipalpus
sp.
Có 55 loài thuộc
nhóm Brevipalpus (Oomen 1982) gây hại trên nhiều loại cây trồng như
chè, cam chanh, bông... Dưới đây là đặc điểm cơ bản của loài gây hại chủ yếu
trên chè, B. phoenicis.
Phân
bố của nhện dẹt đỏ
Phân bố rộng trên thế giới từ Hà Lan
(phát hiện trên cây cau Phoenicis năm 1939) đến Achentina. Gây hại
khá phổ biến cây trồng tại các vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Cây
ký chủ của nhện dẹt đỏ
Ký sinh trên 63 chi thực vật, chủ
yếu thấy trên chè, cà phê, đu đủ, cam chanh.
Triệu
chứng gây hại của nhện dẹt đỏ
Nhện non và nhện trưởng thành sống
chủ yếu ở gân chính của mặt dưới lá và cuống lá. Các vết châm nhiều tạo nên các
mảng thâm đen kèm theo các vết nứt ngang nhỏ. Bị hại nặng búi chè xơ xác,
tán lá mỏng, lá chè già và lá chè bánh tẻ bị rụng, cây bị kiệt không phát lộc
nhất là trong những tháng khô hạn.
Trên các cây trồng khác như cam chanh, nhện đỏ tươi có thể truyền bệnh virus tạo nên các khôi u sần sùi, trên cây cà phê chúng truyền bệnh virus đốm vòng, trên cây chanh dây (chanh leo) làm cho quả lốm đốm vì vết chích của chúng, làm cho lá rụng.
Đặc
điểm hình thái của nhện dẹt đỏ
Kích thước nhỏ (0,28 mm × 0,16 mm), không nhìn thấy bằng mắt thường, cơ thể dẹt, có màu đỏ tươi, có một số đốm đen trên lưng nên còn gọi là nhện “dẹt đỏ đen”. Điểm đặc biệt là cấu tạo và độ dài của lông propodosomal trên lưng.
Qui
luật phát sinh phát triển của nhện dẹt đỏ
Sinh sản đơn tính. Có giao phối
nhưng không hiệu quả. Trứng được đẻ đơn lẻ. Theo Oomen (1982), trên cây chè,
tại nhiệt độ 19,1-23,40C thời gian trứng dài 14,4 ngày, nhện non 5,4 ngày, nhện
non tuổi 2 6,3 ngày, nhện non tuổi 3 7,4 ngày, vòng đời là 33,5 ngày. Tỷ lệ
tăng tự nhiên thấp r = 0,062, hệ số nhân trong 1 thế hệ khá cao R = 28,7.
Hàng năm nhện dẹt đỏ phát triển mạnh
vào các tháng nắng nóng, ít mưa (điều kiện khô hạn). Ở các nông trường chè Cửu
Long (Hà Tây), Sông Cầu (Thái Nguyên) hiện tượng rụng lá chè thường xẩy ra vào
các tháng 5-6 của những năm ít mưa. Trên ruộng chè nhện dẹt đỏ có tập đoàn
thiên địch phong phú gồm 12 loài (Oomen, 1982).
Biện
pháp phòng chống nhện dẹt đỏ
+ Biện pháp canh tác: bón phân cân
đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng, không nên bón
phân chuồng chưa hoai mục, bón vôi cân đối đầy đủ.
+ Biện pháp hoá học: có thể sử dụng
luân phiên một số thuốc hoá học sau: SauAba 3.6EC, Newgreen 2.0EC, Tiper
10EC, Tipho-Siêu 400EC,…
Đối với cây chè: Sử
dụng IPM trên chè. Chú trọng tới việc tủ gốc giữ ẩm để cây chè phát triển mạnh
sẽ hạn chế sự gây hại của nhện hại. Ngoài ra biện pháp đốn đau và tưới phun ở
những nơi có điều kiện có tác dụng tốt. Sử dụng thuốc trừ sâu chọn lọc để hạn
chế tác động đối với nhóm thiên địch.
Phun thuốc phòng trừ giống như đối với nhện đỏ hại chè
Nhận xét
Đăng nhận xét