Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Nhện gié

 Nhện gié


Tên khoa học: Steneotarsonemus spinki

Tên tiếng anh: Rice Panicle Mite (RPM).

Lớp Nhện (Arachnida), Bộ ve bét (Acarina)

Họ Tarsonemidae Canestrini và Fanzango, 1877

Loài Steneotarsonemus spinki Smiley, 1967

1. Đặc điểm hình thái

Nhện gié hại lúa có kích thước rất nhỏ. Quan sát kỹ sẽ thấy nhện tạo một lớp mạng bằng tơ rất mỏng.

Nhện gié có 3 pha phát dục: Trứng - Nhện non (di động, không di động) - Trưởng thành.

+ Trứng có màu trắng trong, hình trái xoan, đẻ rải rác từng quả hoặc thường dính lại với nhau thành từng đám 5 - 10 quả.

+ Nhện non di động và nhện non không di động có màu trắng đục với 3 đôi chân.

+ Trưởng thành có màu trắng đục hơi vàng, có 4 đôi chân, rất khó quan sát bằng mắt thường. Con cái trưởng thành có chiều dài 274 mm, bề rộng cơ thể là 108 mm. Con đực có kích thước chiều dài và bề rộng cơ thể tương ứng là 217 mm và 121 mm. Các đặc điểm cấu tạo hình thái đặc trưng cho họ Tarsonemidae. Điểm dễ phân biệt giữa con đực và con cái là ở đôi chân thứ 4: Đôi chân thứ 4 con đực phình to phía trong tạo thành đôi kìm hỗ trợ cho việc vận chuyển con cái và giao phối, còn đôi chân thứ 4 của con cái tiêu giảm nhỏ bé, có dạng vuốt dài.

Nhện gié sinh sản đơn tính không cần thụ tinh (không có con đực), trứng nở ra con đực. Sinh sản hữu tính, có thụ tinh (có con đực), trứng nở ra con cái. Nhện cái có thể đẻ 55 trứng trong suốt đời sống của nó. Trong một quần thể nhện gié thưởng thấy tỷ lệ 3 con cái : 1con đực, khi điều kiện sống thuận lợi tỷ lệ này là 8 cái : 1 đực.

2. Sự phân bố của nhện gié trên cây lúa

+ Nhện sống tập trung ở trong bẹ lá lúa phần trên mặt nước, khi mật độ cao chúng bò lên bông lúa. Nhện có thể cư trú bên trong vỏ trấu của hạt lúa. Nhện ở hạt giống có thể bị chết bởi nhiệt độ nóng, lạnh trong kho trùng hoặc chết bởi thuốc khử trùng. Lúa để khô thông thường có thể diệt chết nhện trong hạt giống.

+ Khi không có thức ăn, tất cả các pha nhện gié đều có khả năng tồn tại tốt trong nước. Trưởng thành nhện gié có khả năng tồn tại trong nước lâu nhất là 23 ngày (trưởng thành cái sống dài hơn trưởng thành đực), nhện non 25 ngày, trứng và nhện non không di động đều có khả năng nở (tỷ lệ nở bình quân 94,33%) và lột xác trong môi trường nước

+ Nhện gié phát triển mạnh khi nhiệt độ 28oC - 30oC, ẩm độ cao 96%. Nhiệt độ thấp hơn, chúng phát triển chậm hơn. Nhện gié có thể lan truyền nhờ hạt giống, gió, nước, côn trùng, chuột, công cụ sản xuất nông nghiệp, tàn dư thực vật từ vụ trước qua vụ sau...

3. Triệu chứng gây hại

Giai đoạn mạ: Ở giai đoạn mạ nhện thường không hại ở gân lá mà chủ yếu hại ở bẹ lá, chích hút nhựa cây ngay ở ngoài bẹ lá, phần tiếp xúc giữa các bẹ lá với nhau. Vết hại ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng về sau thành đám màu vàng nâu đến nâu đen. Đặc biệt, những dảnh mạ bị nhện gié hại nặng có hiện tượng lùn thấp hơn, có hiện tượng đẻ nhánh sớm hơn so với những dảnh mạ khác.

Trên thân: Thân cây lúa bị nhện gié chính hút ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, về sau vết chích kéo dài thành hình chữ nhật và dần dần biến sang nâu đen.

Trên bẹ lá: Nhện gié gây hại ở những bẹ lá sát gốc, vết hại ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng về sau lan rộng kéo dài thành các vệt sọc hình chữ nhật, chuyển dần sang màu vàng nhạt rồi vàng nâu, nâu đen. Các vệt sọc hình chữ nhật dài từ 0.2 - 15 cm. Đối với những bẹ ở phía trên (bẹ lá đòng, bẹ sát dưới bẹ lá đòng), nhện thường chích hút ngay ở bên ngoài bẹ, phần tiếp giáp giữa bẹ và thân cây lúa, đôi khi nhện cũng đục và chui vào khoang mô gây hại. Vết hại ban đầu là các chấm nhỏ có thể hình chữ nhật, màu trắng vàng đến vàng nhạt về sau thành nâu đậm hoặc thâm đen. Các vết hại tập trung thành từng đám màu nâu nhạt, nâu đậm đến thâm đen trông giống như vết "cạo gió".

Trên gân lá: Vết hại trên gân lá ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng về sau vết hại lan rộng thành các vệt sọc chạy dọc gân lá, màu sắc vết bệnh biến đổi từ nâu vàng sang nâu đậm rồi nâu đen.

Trên bông lúa giai đoạn trổ: Bông lúa bị nhện gié hại trước trổ thường thấy hiện tượng bông lúa không trổ thoát, hạt lép, bông lúa hoặc thân đòng bị cong queo. Nếu bông lúa trổ thoát thì nhện vẫn tấn công hạt lúa ngay trong khi trổ và sau khi trổ. Toàn bộ cuống bông lúa và hạt lúa bị biến màu từ trắng vàng sang màu nâu, hạt lúa xuất hiện những lốm đốm màu nâu đen ở vỏ trấu, nếu bị nặng toàn bộ hạt trên bông lúa biến màu nâu đen và đôi khi hạt trên bông bị biến dạng méo mó. Bông lúa không cong bình thường mà có chiều đứng thẳng.

Trên gié lúa: Gié lúa bị nhện hại thường cong queo, phía duới cuống gié cong, cuống gié, cuống hạt, hạt trên gié cũng bị biến màu từ vàng nhạt sang vàng nâu rồi nâu đen.

Trên hạt lúa: Hạt lúa bị nhện gié gây hại thường bị biến dạng cong queo, lép hoàn toàn, lửng hoặc bình thường. Vỏ trấu bị biến màu hoàn toàn hoặc lốm đốm nâu đến nâu đen. Hạt lép hoàn toàn có đài hoa, nhị, nhuỵ bị biến màu, khô teo và nâu đen.

+ Đối với chân ruộng thường xuyên bị nhện gié gây hại nặng, sau khi thu hoạch lúa, rải rơm đốt đồng kỹ trước khi làm ruộng

+ Cày lật gốc rạ (vùi hết tàn dư cây lúa và tránh lúa chét mọc/đốt hết tàn dư đối với những ruộng vụ trước bị hại nặng) ngay sau thu hoạch lúa, làm sạch cỏ bờ để nhện không có nơi trú ngụ.

+ Cho đất nghỉ từ 10 - 15 ngày. Đất ruộng phải được làm kỹ, nhuyễn, san phẳng mặt ruộng trước khi gieo cấy.

+ Đối với vùng thường xuyên có nhện gié gây hại nặng nên luân canh với cây họ đậu, cắt đứt nguồn ký chủ, đồng thời làm tăng độ phì của đất.

+ Sử dụng giống lúa xác nhận (có bao gói và địa chỉ rõ ràng), có khả năng kháng với các đối tượng sâu bệnh chính trong vùng như rầy. Không sử dụng các giống thường bị nhện gié hại nặng.

+ Không sạ dầy.

+ Bón phân cân đối, hợp lý, không bón thừa đạm. (Phân bón: 80 - 90 N; 40 - 60 P2O5; 30 - 50 K2O (kg nguyên chất/ ha))

+ Giữ mức nước thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, không để khô.

+ Thăm đồng thường xuyên, theo dõi sự xuất hiện gây hại của nhện gié, đặc biệt từ khi lúa làm đòng đến trỗ (35 - 60 ngày sau gieo, cấy)

+ Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng ba giảm ba tăng.

+ Bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa, một số loài nhện (như nhện bắt mồi lasioseus sp.) và ong nội ký sinh có khả năng kiềm chế một số nhện gié.

+ Các chế phẩm sinh học như Hirsutela nodulosa, Bacillus thuringiensis, Beauveria bassiana, Verticilin lecanii và Metazhizium anissopliae có thể khống chế nhện hại hiệu quả.

+ Các loài nhện trong họ Phytoseiidae, bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế được nhện gié S. Spinki. Ở châu Á có hai loài thiên địch quan trọng là Amblyseius taiwanicus và Lasioseus parberiesei. Nhện bắt mồi có thể tấn công và khống chế nhện hại hiệu quả.

+ Không phun thuốc quá sớm và không phun ngừa để tạo điều kiện cho thiên địch như Bọ trĩ (Bù lạch) đen và Nhện nhỏ bắt mồi phát triển. Đặc biệt chú ý phát hiện nhện gié hại ở 2 thời kỳ là cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh (40 - 50 ngày sau sạ) và trước trổ 5 - 7 ngày.

+ Có thể sử dụng một số thuốc hóa học đặc trị nhện như: Nissorun, Kinalux, Kumulus, Comite,…cần phun đủ lượng nước từ 400 - 600l/ha để nước thuốc thấm vào bẹ lá mới diệt được nhện.

4. Biện pháp phòng trừ:

+ Đối với chân ruộng thường xuyên bị nhện gié gây hại nặng, sau khi thu hoạch lúa, rải rơm đốt đồng kỹ trước khi làm ruộng

+ Cày lật gốc rạ (vùi hết tàn dư cây lúa và tránh lúa chét mọc/đốt hết tàn dư đối với những ruộng vụ trước bị hại nặng) ngay sau thu hoạch lúa, làm sạch cỏ bờ để nhện không có nơi trú ngụ.

+ Cho đất nghỉ từ 10 - 15 ngày. Đất ruộng phải được làm kỹ, nhuyễn, san phẳng mặt ruộng trước khi gieo cấy.

+ Đối với vùng thường xuyên có nhện gié gây hại nặng nên luân canh với cây họ đậu, cắt đứt nguồn ký chủ, đồng thời làm tăng độ phì của đất.

+ Sử dụng giống lúa xác nhận (có bao gói và địa chỉ rõ ràng), có khả năng kháng với các đối tượng sâu bệnh chính trong vùng như rầy. Không sử dụng các giống thường bị nhện gié hại nặng.

+ Không sạ dầy.

+ Bón phân cân đối, hợp lý, không bón thừa đạm. (Phân bón: 80 - 90 N; 40 - 60 P2O5; 30 - 50 K2O (kg nguyên chất/ ha))

+ Giữ mức nước thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, không để khô.

+ Thăm đồng thường xuyên, theo dõi sự xuất hiện gây hại của nhện gié, đặc biệt từ khi lúa làm đòng đến trỗ (35 - 60 ngày sau gieo, cấy)

+ Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng ba giảm ba tăng.

+ Bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa, một số loài nhện (như nhện bắt mồi lasioseus sp.) và ong nội ký sinh có khả năng kiềm chế một số nhện gié.

+ Các chế phẩm sinh học như Hirsutela nodulosa, Bacillus thuringiensis, Beauveria bassiana, Verticilin lecanii và Metazhizium anissopliae có thể khống chế nhện hại hiệu quả.

+ Các loài nhện trong họ Phytoseiidae, bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế được nhện gié S. Spinki. Ở châu Á có hai loài thiên địch quan trọng là Amblyseius taiwanicus và Lasioseus parberiesei. Nhện bắt mồi có thể tấn công và khống chế nhện hại hiệu quả.

+ Không phun thuốc quá sớm và không phun ngừa để tạo điều kiện cho thiên địch như Bọ trĩ (Bù lạch) đen và Nhện nhỏ bắt mồi phát triển. Đặc biệt chú ý phát hiện nhện gié hại ở 2 thời kỳ là cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh (40 - 50 ngày sau sạ) và trước trổ 5 - 7 ngày.

+ Có thể sử dụng một số thuốc hóa học đặc trị nhện như: Nissorun, Kinalux, Kumulus, Comite,…cần phun đủ lượng nước từ 400 - 600l/ha để nước thuốc thấm vào bẹ lá mới diệt được nhện.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d