Nguồn gốc và phân loại dưa lê (dưa thơm)
1.
Nguồn gốc dưa lê (dưa thơm)
Dưa lê thuộc nhóm dưa thơm Cucumis melo L.
là một loại cây trồng nông nghiệp quan trọng được trồng rộng rãi trên thế giới.
Trong chi Cucumis, nó thuộc về phân chi melo, có 2n = 24 nhiễm sắc thể. Các
loài khác nhau có sự biến đổi hình thái quả ở các đặc điểm như kích thước, hình
dạng, màu sắc, kết cấu, hương vị và thành phần các chất dinh dưỡng. Do đó C.
melo được coi là loài đa dạng nhất trong chi Cucumis (Whitaker and Davis, 1962;
Jeffrey, 1980; Kirkbride, 1993; Bates and Robinson, 1995).
Tài liệu rộng rãi cũng được tìm thấy trong
các tác phẩm Trung Quốc cổ đại từ khoảng năm 2000 TCN (Walters, 1989) và các
văn bản Hy Lạp, La Mã từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Pangalo (1929) cho
rằng loại dưa không ngọt được biết đến trong thời kỳ La Mã và được nhập khẩu từ
Ba Tư hay hành lý của du khách làm cho chúng xuất hiện ở châu Âu từ khoảng thế
kỷ thứ 13 (Stepansky et al., 1999).
Theo Milind and Kulwant (2011) dưa thơm lần
đầu tiên được khám phá bởi Linné vào năm 1753. Nó là một chi trong họ bầu bí
gồm 118 chi và 825 loài. Nguồn gốc của dưa thơm vẫn đang được tranh cãi,
nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rõ ràng nguồn gốc của dưa thơm là ở
phía nam và phía đông châu Phi. Dưa thơm đã có thể được trồng ở Trung Quốc từ
2000 năm trước Công nguyên. Một vài dạng cây trồng và cây hoang dại đã phát
triển trên toàn thế giới ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, Trung
Quốc và Mỹ có sản lượng dưa thơm cao nhất.
Như vậy dưa thơm có nguồn gốc từ Ấn Độ và
châu Phi; Người Ai Cập là những người đầu tiên trồng loài cây này, sau đó
là người Hy Lạp và La Mã. Và ngày nay dưa được trồng nhiều nơi trên thế
giới.
2. Phân loại dưa lê (dưa thơm)
Theo các tác giả Grebenscikov (1953),
Jeffrey (1980), Zohary (1983) và Kirkbride (1993), loài C. melo chia thành hai
loài phụ: ssp. melo và ssp. agrestis. Theo các tác giả trên, cả hai loài phụ
bao gồm các dạng hoang dại, những dạng hoang dại của ssp. melo tương tự với C.
trigonus Boiss và C. callosus (Stepansky et al., 1999)
Năm 1753 Linné đặt tên là chi Cucumis và mô
tả năm loài dưa trồng. Những loài đó sau này được thống nhất thành một loài duy
nhất là Cucumis melo L. bởi Naudin (1859), người đã phát triển một hệ thống
phân loại dựa trên một bộ sưu tập sống 2000 mẫu vật. Naudin chia dưa thành 10
giống, và đó là cơ sở của tất cả các nghiên cứu sau này. Pangalo (1929)
đã trực tiếp nghiên cứu 3000 mẫu vật tại Viện Vavilov, và đề xuất một hệ thống
phân loại kỹ hơn dựa trên ý tưởng của dãy tương đồng (Stepansky et al., 1999).
Phân
loại dưa theo Pangalo (1929), Grebenscikov (1953), Naudin (1959), Hammer et al.
(1986), Munger and Robinson (1991) C. melo được chia thành 7 giống:
1. C. melo var. agrestis: là giống hoang
dại, đơn tính cùng gốc ở Châu Phi và các nước châu Á. Thân mỏng, quả không ăn
được, hạt nhỏ.
2. C. melo var. cantalupensis: Quả trung
bình hoặc lớn, vỏ quả mịn hoặc vân lưới hoặc có vảy. Quả thơm, có vị ngọt. Hoa
đơn tính cùng gốc, bầu nhụy có lông. Các giống Galia, Ananas, Charentais thuộc
loại này.
3. C. melo var. inodorus: là dưa đông, quả
lớn, không thơm với vỏ mềm, dày hoặc có nhiều vết sần. Gồm các loại dưa ngọt
tráng miệng của Châu Á và Tây Ban Nha như Honeydew, Casaba. Thường đơn tính
cùng gốc, bầu nhụy có lông.
4. C. melo var. flexuosus: Quả dạng dài,
không ngọt, khi chưa chín ăn như dưa chuột. Tìm thấy ở Trung Đông và châu Á. Là
loại có hoa lưỡng tính.
5. C. melo var. conomon.: Là giống Viễn
Đông, thịt quả trắng, mềm; vỏ quả mỏng, có thể ngâm muối hoặc ăn tươi, quả giòn
ngọt ăn được cả vỏ. Cây đơn tính cùng gốc với lá có gai.
6. C. melo var. chito và dudaim : Được mô
tả bởi Naudin, nhưng nhóm lại với nhau bởi Munger and Robinson. Là dạng hoang
dại của Mỹ, nhỏ cỡ trái mận, quả thơm, có thể sử dụng để ngâm muối, cây có hoa
lưỡng tính, bầu nhụy có lông. Thường trồng làm cảnh trong vườn.
7. C. melo var. Momordica: Cây leo đơn tính
cùng gốc, bầu nhụy có lông mịn, quả không ngọt, vỏ mỏng và nứt khi chín.
Theo
phân loại Wikipedia, bách khoa toàn thư: Dưa thuộc chi Cucumis là trái cây ăn
được. Nhưng chỉ một số ít dưa ăn được thuộc loài Cucumis melo L.
1. C. metuliferus (Dưa sần):
là thực phẩm truyền thống của Châu Phi, có gai. Hiện loài này cũng được trồng
ở California, Chile, Australia và New Zealand.
2. C. melo: Bao gồm các dạng
sau:
2.1. C. melo cantalupensis: có vỏ xù xì,
sần, không có vân lưới. Gồm có:
- Dưa đỏ Châu Âu: Vỏ có gân nhẹ, màu xanh nhạt, được du nhập từ
thế kỷ 18 vào Cantalupo, Sabina, Italy bởi
người làm vườn của Đức giáo hoàng.
- Dưa ba Tư: Là dạng dưa lớn với vỏ màu xanh đậm, có vân lưới.
2.2. C. melo inodorus gồm các dạng:
- Dưa hàn quốc: Là dưa màu vàng với những đường trắng chạy ngang
quả, thịt quả màu trắng. Quả có thể giòn, hơi ngọt hoặc ngọt hơn khi để chín
kĩ.
- Dưa Canary: Là dạng dưa quả lớn, màu vàng sáng với thịt quả
màu xanh nhạt tới trắng.
- Dưa Casaba: Vỏ quả nhẵn, có rãnh, màu vàng sáng. Dưa này ít hương
vị hơn các loại khác nhưng để chín lâu hơn.
- Dưa Hami : Có nguồn gốc từ Hami, Tân Cương, Trung Quốc.
Thịt quả giòn và ngọt.
- Dưa Honeydew: Thịt quả ngọt, màu xanh, đươc trồng ở Lan Châu, Trung quốc. Có 1 loại
khác với vỏ vàng, thịt quả trắng và vị giống quả lê.
- Dưa Kolkhoznitsa: Với
vỏ quả vàng, nhẵn, thịt quả trắng, đặc ruột.
- Dưa Piel de Sapo (toad
skin) hoặc dưa Santa Claus: Có vỏ quả xanh đốm, thịt quả trắng, ngọt.
- Dưa đường: Quả tròn, nhẵn, màu trắng.
- Dưa Tiger: Là loại dưa của Thổ Nhĩ Kỳ, có sọc đen, vàng và cam,
có thịt quả mềm.
- Dưa Nhật Bản gồm
cả dưa Sprite.
2.3. C. melo reticulatus là dưa vân lưới
gồm :
- Dưa đỏ Bắc Mỹ: Là dưa Bắc Mỹ khác với giống Châu Âu. Dạng này có
vân lưới nhiều hơn các loại khác cùng thuộc C. melo reticulatus
- Dưa Galia (hoặc Ogen): Quả nhỏ, rất ngọt, thịt quả màu hồng hoặc xanh nhạt.
- Dưa Sharlyn: Có vị giữa honeydew và cantaloupe, vỏ quả có vân lưới,
màu cam hơi xanh, thịt quả màu trắng.
2.4. Các giống hiện đại: Là các giống lai
giữa các dạng trên, ví dụ như Crenshaw (Casaba × Persian), Crane (Japanese ×
N.A. cantaloupe).
Nhận xét
Đăng nhận xét