Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Một số kinh nghiệm để tăng năng suất và chất lượng dưa hấu vụ xuân hè

 Một số kinh nghiệm để tăng năng suất và chất lượng dưa hấu vụ xuân hè

Dưa hấu vụ xuân hè ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng sinh trưởng, phát triển trong giai đoạn từ tháng 2, tháng 3 đến tháng 5, tháng 6 dương lịch. Việc thâm canh dưa hấu ở vụ này gặp nhiều khó khăn nhất là đầu vụ do thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, muốn đạt một năng suất cao, nông dân cần có những biện pháp khoa học kỹ thuật và kinh
nghiệm nhất định. Cụ thể:

- Khi ngâm ủ,, gieo hạt dưa trong bầu: Nếu thời tiết rét, cần ngâm hạt trong nước ấm 54 độ C (3 sôi, 2 lạnh) tùy theo nhiệt độ ngày ngâm và đặc điểm hạt giống vừa sản suất hay sản xuất đã lâu mà cần ngâm đủ thời gian cho hạt được “no nước” (khoảng 15 - 20 giờ). Ngâm xong, dùng tro bếp xát sạch nhớt rồi ủ từ 36 - 48 giờ. Để đảm bảo cho hạt được nảy mầm thuận lợi trong lúc thời tiết còn rét, cần ủ hạt trong thúng cỏ khô có thắp bóng điện 100W(vùi túi hạt được bọc bằng vải ẩm trong 1/3 thúng cỏ, đặt bóng điện cách mặt cỏ khoảng 10 - 15cm) hoặc đặt túi hạt trong lòng con gà đang ấp trên ổ hay đút vào túi áo, túi quần mang theo người. Làm như vậy để tăng nhiệt độ cho túi hạt, giúp hạt này mầm nhanh và đồng đều hơn.

- Làm bầu để gieo hạt dưa lưu ý ở vụ này cần tăng nhiều phân chuồng và lân supe hơn các vụ khác. Vì phân chuồng và lân có tác dụng giữ ấm và thúc cho cây phát triển rễ mạnh. Ngoài ra có thể dùng các chế phẩm phân bón lá hữu cơ kích thích ra lá, chồi như: Hi - canxi, VipAK, Đầu Trâu 502… để phun khi cây có 2 lá mầm. Khi gieo hạt trong bầu cần phủ kín hạt bằng một lớp đất dày khoảng 0,5cm và tránh gió bấc thổi rực tiếp vào khu ươm cây con để mầm không bị khô héo và
chết.

- Trong thời gian cây con trong bầu nếu thời tiết có mưa xuân (mưa phùn), ẩm độ không khí cao trên 80% thì cần phải tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây để hạn chế tối đa bệnh chết ẻo (chết thắt thân) do nấm gây nên. Các loại thuốc đặc hiệu như: Monceren, Validacin, Amistar - top…) kết hợp với các chế phẩm giàu can xi như Canxi chelate để phun sẽ giúp cây con luôn cứng cáp, phát triển thuận lợi, đạt tiêu chuẩn đem trồng.

- Đất trồng dưa hấu vụ xuân hè cần được xử lý sâu bệnh bằng vôi bột (50 - 80kg/sào) rắc đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa và thuốc trừ sâu dạng hạt như: Furaran, Diazilon 10H,Basuzin… Đồng thời cần có màng phủ chuyên dụng để phủ mặt luống giúp cây tiết kiệm nước tưới, giảm sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng quả dưa.

- Mật độ thích hợp nhất đối với hầu hết các giống dưa Hắc Mỹ Nhân trồng vụ xuân hè là: cây cách cây 35 - 40cm, hàng cách hàng 2,5m (350 - 400 cây/sào Bắc Bộ).

- Việc bón phân cho dưa hấu cũng cần phải được ưu tiên cả về số lượng và chất lượng các loại phân bón vì giá trị cây dưa mang lại: Bón lót cho dưa: ngoài các loại phân thông thường (đạm, lân, kali) cần bón bổ sung cho đất một lượng khoảng 4 - 5kg phân vi lượng bón gốc (phân cải tạo đất) nhất là những chân ruộng chuyên canh cây màu.

- Nếu sau trồng trời còn rét, cây khó ra rễ, lá thì cần bổ sung các loại phân bón lá hữu cơ (KH, Vip - AK,…), phân chuyên dụng (AK Humate,…) để giúp cây phát triển nhanh lá, chồi, rễ, sinh trưởng và phát triển được trong thời tiết khắc nghiệt này.
- Khi dưa đã cho quả: ngoài việc sử dụng phân bón gốc cho dưa cũng cần bổ sung thêm các loại phân bón lá hữu cơ (Fetrilon Combi, Basfolia - K, Đầu Trâu 702, Do2, Hi Canxi…) sẽ giúp cây hấp thu được nhanh hơn các dưỡng chất (90 - 95%), cây sẽ phát triển tốt, tăng sức đề kháng, tăng năng suất và phẩm chất quả dưa.

- Song song với các biện pháp kĩ thuật thâm canh trên cần lưu ý việc tuyển chọn quả trên dây dưa. Muốn thành công ở việc làm này thì ngay khi cây có 4 - 5 lá thật cần bấm ngọn để cây bật nhánh. Tỉa bỏ các nhánh phụ chỉ để lại 2 nhánh khỏe trên cây và định hướng cho dây dưa theo một hướng nhất định bằng cách ghim cố định lại. Khi dưa ra hoa cần tiến hành thụ phấn bổ sung vào thời điểm 6 - 8h sáng bằng cách quệt phấn ở hoa đực vào đầu nhụy trên hoa cái tại vị trí hoa thứ 2 hoặc 3 trên dây là đẹp nhất (loại bỏ hoa, quả ra đầu tiên). Trên 2 dây dưa ắt sẽ có 2 quả để ta chọn lựa (lúc quả bằng bóng đèn). Loại bỏ quả xấu, sâu chỉ để lại 1 quả trên cây/gốc.

- Lần bấm ngọn thứ 2 cần làm sau khi chọn được quả cần giữ khoảng 1 tuần, tiến hành bấm ngọn cách quả khoảng 5 - 6 lá để cây có điều kiện dồn dinh dưỡng nuôi quả, chặn được dòng dinh dưỡng nuôi ngọn.

- Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa hấu xuân hè cần lưu ý các loài sâu chích hút ở thời kì đầu và giữa vụ như bọ trĩ, rầy mềm, rệp, dòi đục lá. Các loài này thường hay gây hại mạnh ở những vụ xuân có nhiều mưa phùn, ẩm ướt. Chúng làm đọt non chun lại không phát triển, lá vàng xoắn lại và khô. Sử dụng các thuốc chuyên trừ rầy, rệp như: Alika, Confidor, Admire,…sẽ có hiệu cao.

- Bệnh gây hại dưa hấu xuân hè chủ yếu là bệnh thối thắt thân cây con, lở cổ rễ thời kì đầu và giữa vụ, bệnh nứt thân chảy nhựa thời kì giữa vụ nhất là những năm mưa nắng thay đổi liên tục trong tuần. Cần sử dụng các loại thuốc đặc trị như: Amistar - top, Score, Monceren, Validacin,Aliette… phun phòng định kì 5 - 7 ngày/lần trong thời gian có thời tiết như trên cùng với việc giảm tưới nước, giảm bón phân mới đạt hiệu quả. Các biện pháp cần phải tiến hành song song và đồng bộ theo hướng IPM mới nhằm mang lại kết quả mong đợi.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c