Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Kỹ thuật trồng ớt sừng vàng Châu Phi cho năng suất, chất lượng cao

 Kỹ thuật trồng ớt sừng vàng Châu Phi cho năng suất, chất lượng cao


1. Kỹ thuật trồng cây ớt sừng Châu Phi

- Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt) phổ biến trên thế giới. Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím… tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A, vitamin C gấp 5 - 10 lần hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà rốt.

- Nhờ vậy, nhu cầu và diện tích trồng ớt có chiều hướng gia tăng. Trồng ớt thường cho thu nhập cao, đặc biệt là ớt sừng vàng có năng suất cao, ít nhiễm bệnh, được thị trường ưa chuộng nên bán được giá. Tuy nhiên, cần có vốn và lao động đầu tư cao, trên chân đất lúa cần đầu tư lớn về phân bón. Thời gian sinh truởng kéo dài có nhiều nguy cơ về sâu bệnh hại, đòi hỏi phải có trình độ thâm canh cao.

- Thời vụ : Có thể trồng quanh năm.

- Làm đất trồng: Đất trồng ớt phải chọn nơi quang đãng, có nhiều ánh sáng, trước đó 2 - 3 vụ không trồng các cây họ Cà như: cà chua, cà tím, ớt… Sau khi dọn đất sạch, cuốc lên một lớp sâu khoảng 2 - 3 tấc (càng sâu càng tốt vì rễ ớt ăn sâu 70 - 80 cm), xáo đất nhỏ lại, nhặt sạch cỏ dại và lên liếp để trồng. Mỗi liếp rộng khoảng 1 - 1,2m, dài tùy ý, cao 15 - 20cm (về mùa mưa hoặc ở những vùng đất thấp có thể làm liếp cao 50 - 60 cm để tránh úng). Giữa hai liếp có rãnh rộng 30cm.

- Khoảng cách trồng 50 - 80cm (25.000 cây/ha)

- Gieo cây con: Do hạt giống của giống cây nầy rất nhỏ nên nhất thiết phải qua giai đoạn vườn ươm để sản xuất cây con. Sức khỏe của cây con đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất. Nếu có thể gieo ươm tập trung, với tay nghề cao sẽ tạo cây con khỏe, đồng đều, ít sâu bệnh và giảm giá thành (lượng giống sử dụng: 150 - 200 gr / ha).

- Vườn ươm :

Cần chọn đất cao ráo, thoáng, không bị che rợp. Liếp gieo rộng tới 0,8 - 1m, cao 20 - 30cm (tùy mùa vụ và chân đất). Đặt vỉ gieo hoặc bầu gieo lên liếp. Mặt liếp cần bằng phẳng để liếp không đọng nước, cây hưởng ánh nắng, nước tưới và dinh dưỡng đồng đều.

- Đất gieo: Trộn 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục + 0,5 tro trấu (nếu có). Cho đất vào bầu hoặc vỉ gieo. Hạt giống được áo bởi thuốc trừ bệnh như Coc 85, Hạt vàng, Metyl MZ, Ridomyl, Benlate hoặc Rovral, trộn 1gr hạt trong 1ml dung dịch thuốc (1gr thuốc + 400ml nước). Sau đó, gieo hạt vào bầu hoặc vỉ gieo. Hạt gieo sâu khoảng 0,5 - 0,7cm. Sau khi gieo, phủ lưới hoặc rơm. Rải Basudin, Diaphos 10 H, Sagosuper 3 G để trừ kiến và tưới ngay sau khi gieo, sau đó tưới nước giữ ẩm mỗi ngày. Khi hạt nẩy mầm, cần gỡ bỏ lưới hoặc rơm ngay để cây cứng cáp.

- Tỉa định hình cây: Cần tiến hành 2 - 3 lần trong suốt giai đoạn vườn ươm, tỉa những bầu có 2 cây, dặm sang chỗ khác.
Các lần sau: Tỉa bỏ cây yếu, cây dị hình, dời bầu gieo xa hơn cho cây cứng cáp, kết hợp nhổ cỏ, bón thúc thêm nếu cây xấu.

- Rèn cây: Trước khi cấy 5 - 7 ngày, giảm nước từ từ, trước khi cấy 2 - 3 ngày ngưng tưới (tưới lại khi cây có biểu hiện héo) để rễ phát triển, cây cứng lại thì khi cấy cây ít chết. Trước khi cấy 2 - 3 giờ, cần tưới thật đẫm cho cây hút no nước, chờ ráo nước thì chuyển cây ra ruộng để cấy. Nên cấy cây lúc chiều mát, tránh làm vỡ bầu, ấn chặt gốc và tưới ngay sau khi cấy cho cây không mất sức. Cây con đạt 5 - 6 lá thật (25 - 30 ngày) có thể đem cấy.

2. Kỹ thuật chăm sóc cây ớt sừng Châu Phi

- Trồng dặm: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra đồng ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tuới ngay để tránh cây bị héo.

- Tưới nước: Đảm bảo đầy đủ nước cho cây sinh trưởng, giữ ẩm thường xuyên, tránh quá khô hoặc quá ướt.

- Bón phân:

+ Bón lót khi làm đất (ha) 30 tấn phân chuồng hoai + 1.500kg vôi (để ớt có nhiều quả)+ 200 kg 20 - 20 - 15, nếu có màng phủ nông nghiệp.

+ Bón thúc: Chia đều số lượng phân NPK còn lại (800kg) làm 4 - 6 lần, giữa các lần bón thúc hoặc thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá như Miracle - Gro, Yogen… Khi trái bắt đầu lớn, phun định kỳ CaCl2 0,4% trên trái, 1/2 tháng/lần.

+ Tỉa nhánh - trái: Khi trồng được 20 - 25 ngày, tiến hành tỉa bỏ những nhánh gốc dưới cháng ba của cây, giúp cho cây ra hoa tập trung, dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng, ít bệnh.

+ Cắm chà: Cây ớt mang nhiều trái, gặp gió mạnh dễ đổ ngã, cần cắm cây chống đỡ, tốt nhất là 1 cây chà/1 cây ớt, có thể 3 - 4 cây ớt cắm 1 cây chà. Sau đó, dùng dây nilon đen căng thật thẳng theo hàng cây chà đã cắm, căng nhiều tầng, tầng dưới cùng ngay bên dưới điểm phân cành, buộc dây vào thân ớt để cây có thể đứng vững.

3. Phòng trừ sâu bệnh trên ớt sừng Châu Phi

+ Đối với côn trùng: Phun định kỳ 5 - 7 ngày/lần để phòng sâu xanh, rầy, rệp, ruồi đục trái… có thể dùng Bassa, Oncol, Lannate, Fastac, Sherpa, Confidor,Supracide…

+ Đối với bệnh:

* Bệnh chết rạp cây con: Phổ biến là loài Pythium sp. Phát sinh khi nhiệt độ không khí cao, ẩm độ đất cao. Không để đất bị úng hoặc mưa lớn rơi trực tiếp xuống vườn ươm. Nên xử lý đất trước khi đặt bầu hoặc vỉ bằng Benlate C, Sun - phát đồng 1%. Trước khi đưa cây con ra ruộng trồng, phải phun thuốc trừ bệnh bằng Ridomil, Rovral, Daconil…

* Bệnh thán thư hay đén trái: Đây là một trong những bệnh gây hại rất nghiêm trọng, gây thối quả hàng loạt thường gây hại khi ớt già đến chín, bị nặng cũng có thể bị thất thu hoàn toàn. Nấm bệnh tồn tại rất lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây bệnh, nông dân thường gọi nôm na là bệnh “đén trái”. Bệnh rất khó phòng trị trong mùa mưa, vì bệnh chỉ xuất hiện rất trễ khi trái chín.

Tác nhân: do nấm Colletotrichum spp.

Triệu chứng: Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộng, biến thành màu tối thường có vết vòng, ở trung tâm vết bệnh có màu đen. Trong thời tiết ẩm, thấy có lớp bào tử nấm màu hồng cam trên bề mặt vết bệnh.

Điều kiện lây lan và phát triển: Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa, có nhiều sương mù, bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây của vụ trước, ở những đất trồng ớt quanh năm, bón phân không cân đối.

Biện pháp phòng trị: Khi bệnh xuất hiện thì không tưới nước lên cây để phòng tránh lây lan nhanh. Bón phân cân đối. Luân canh cây trồng. Hái và tiêu hủy trái bị hư. Có thể phun ngừa bằng một số thuốc: Score 250 EC, Antracol 70 WP, Folan 50 SC, Super Mastercrop 21 AS, Penncozeb 80 WP, Cocman 69 WP, Dithane M - 45 80 WP, Topsin M 70 WP… 1 - 2 tuần phun 1 lần khi trái còn nhỏ.

* Bệnh thối đít trái do thiếu Canxi: Phun định kỳ 7 - 10 ngày/ lần khi cây bắt đầu cho trái bằng CaCl2, hoặc nitrat canxi nồng độ 20 - 25gr/16 lít.

Chú ý: Canxi trong cây không chuyển vị, nên cần phun lên trái chứ không qua lá.

4. Thu hoạch ớt sừng Châu Phi

- Bắt đầu thu hoạch 105 ngày sau khi gieo. Trái non màu trắng, xanh hơi vàng nhạt, khi trái chuyển qua màu vàng (trái già) và một phần trái hơi cam là có thể thu hoạch. Thịt trái dày, rất cay, thơm. Trái dài 10 - 12cm. Nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt 25 - 40 tấn/ha.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c