Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Kỹ thuật trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGap

 Kỹ thuật trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGap


Hiện nay dưa lưới là loại cây được trồng phổ biến và mang lại hiệu quả cao cho nền nông nghiệp nước ta. Để trồng được dưa lưới cho năng suất chất lượng cao, nhiều nông dân đã mạnh rạn đầu tư nhà màng trồng theo tiêu chuẩn VietGap để có những trái dưa chất lượng đến tay người tiêu dùng. Dưới đây, là bài viết hướng dẫn bà con cách trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGap để nâng cao chất lượng dưa lưới.

1. Chuẩn bị nhà màng trồng dưa lưới

- Nhà màng được thiết kế với hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước 4m, khẩu độ 9.6m, bước cột 3m. Với mái lợp bằng màng Polymer 200 micron Ginegar và vách xung quanh là các tấm lưới mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 40mesh (40 lỗ/cm2) không nên dùng lỗ quá thưa hay quá dày.

2. Hệ thống tưới nước cho vườn dưa lưới

- Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế điều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.

- Máy bơm nước.

- Timer hẹn giờ.

- Van điện từ.

 - Bộ lọc.

- Ống nhỏ giọt.

- Thùng chứa dung dịch.

- Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.

- Bà con có thể sử dụng nguồn nước mặt hoặc nước ngầm, để tiện cho việc bơm nước lên cho vườn dưa, tùy thuộc vào địa hình làm nhà màng như thế nào.

3. Chuẩn bị giống, giá thể và cây con cho vườn dưa lưới

- Giống:

+ Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường có thể chọn giống có hình thức, chất lượng phù hợp.

+ Hạt giống dưa lưới cần được chuẩn bị kỹ để mang lại hiệu quả cao, nên lựa chọn hạt giống F1 sẽ tốt hơn, hạt giống cần phải sạch, khỏe, có sức đề kháng tốt và nhanh phát triển.

+ Bạn nên tham khảo những chuyên gia nông nghiệp để được tư vấn. Hạt giống cần được ngâm trong nước ấm (28 – 32 độ C) trong 2 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm khoảng 4 – 6 giờ trước khi đem đi ươm.

- Giá thể: chuẩn bị giá thể bằng cách trộn hỗn hợp mụn xơ dừa, phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10%, hoặc bạn có thể mua trực tiếp các bì giá thể đã được trộn đều các thành phần có sẵn như giá thể Peatmoss Terraerden.

- Cây con:

+Sử dụng các khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu xốp, có kích thước dài 50cm, rộng 35cm, cao 5cm (có 84 lỗ/khay). Sử dụng giá thể rải đều vào các lỗ khay ươm.

 Sau đó, bạn đem hạt giống đặt mỗi hạt vào 1 lỗ, tưới nước nhẹ cho từng lỗ, đặt các khay ươm vào nơi thoáng mát, khô ráo, che mưa nắng và côn trùng tấn công.

Trong vườn ươm cần chú ý: phòng trừ bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho dưa lưới (triệu chứng được miêu tả giống phần phòng trừ sâu bệnh). Ngoài ra cần phòng trừ bệnh héo rũ cây con. Tốt nhất cây nên gieo trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng.

- Tiêu chuẩn cây giống khi trồng phải đạt tối thiểu:

+ Số ngày gieo ươm: 7-8 ngày.

+ Chiều cao cây: 5-7cm. - Đường kính thân: 2-3mm.

+ Số lá thật: 1 lá.

+ Tình trạng cây xuất vườn: cây khỏe mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh.

4.Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

4.1.Mật độ, khoảng cách trồng

- Mùa khô: trồng hàng kép, hàng x hàng = 1,4m, cây x cây = 40cm, mật độ: 2.500-2.700 cây/1.000m2.

- Mùa mưa: trồng hàng kép, hàng x hàng = 1,4m, cây x cây = 50cm, mật độ 2.200-2.500 cây/1.000m2. Từ 3-5 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.

4.2. Trồng cây dưa lưới

- Khi cây dưa lưới lên được 2 lá thật thì bắt đầu mang cây gieo trồng. Bạn có thể lựa chọn trồng bằng túi nilon hoặc trồng bằng luống, tuy nhiên nên trồng vào buổi chiều mát mẻ tránh ánh nắng. Bạn đặt nhẹ cây con vào từng túi nilon, không cần nén rễ quá chặt, tưới nước nhẹ nhàng cho mỗi cây khi trồng xong.

- Nước tưới cho cây dưa lưới nên là nước giếng, nước sông suối, không nên dùng nước máy hoặc nước lọc R.O, độ pH phù hợp là 6 – 7, không mặn, không phèn.

5. Kỹ thuật chăm sóc dưa lưới

- Cây dưa lưới cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mới có thể cho ra trái ngọt, vì vậy mà bạn cần đảm bảo bón lót, bón thúc NPK cho cây theo từng giai đoạn.

- Các loại phân như KNO3 , MgSO4 , K2 SO4 , Ure, KH2 PO4 , Ca(NO3 )2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với phân dạng lỏng).

 - Các loại phân bón sử dụng:

Loại phân

Thành phần

Nguồn gốc

Potassium nitrate [KNO3 ]

14% N và 37% K

Israel

Monopotassium phosphate [KH2PO4]

52% P và 34% K

Israel

Calcium nitrate [Ca(NO3 )2 ·4H2O]

15,5% N và 26% Ca

Yara

Potassium sulfate [K2SO4]

50% K

Bỉ

Magnesium sulfate [MgSO4·7H2O]

16% Mg

Phú Định

Manganese sulfate [MnSO4·4H2O]

31% Mn

Trung Quốc

Solubor [H3B3]

20,5% B

Trung Quốc

Zinc sulfate [ZnSO4 ]

22,5% Zn

Trung Quốc

Copper sulfate [CuSO4 .5H20]

25% Cu

Trung Quốc

Amonium molybdate

54% Mo

Ấn Độ

Chelated sắt

13.2% Fe

Trung Quốc

- Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp.

- pH cho dịch tưới: từ 6-6,8.

 - Chế độ tưới cho dưa lưới qua các giai đoạn:

Giai đoạn

Số lần tưới (lần/ngày)

Thời gian tưới (phút/lần)

Lượng nước (lit/bầu/ngày)

Trồng 14 ngày

10

2

1,5

Trồng 15 ngày – ra hoa

10

3

2,0

Đậu quả - thu hoạch

20

2

2,6

6. Thụ phấn, bấm ngọn, tỉa nhánh cho cây dưa lưới

- Thụ phấn:

+  Khi trồng được 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc thụ phấn thủ thủ công.

+ Thụ phấn thủ công: là lấy bông đực để chụp vào bông cái, thụ từ lúc sáng sớm và thụ trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống.

+ Sử dụng ong mật để thụ phấn, thả 2 thùng ong/1.000m2 (thùng ong có 4 cầu).

- Bấm ngọn:

+ Khi cây cao 30 – 40cm, có 4-5 lá thật, tiến hành bấm kẹp vào cây để quấn ngọn (quá trình này làm thường xuyên đến khi thụ phấn, bấm xong ngọn);

+ Tiến hành bấm nhánh từ nách lá thứ nhất đến lá thứ 8; Khi ngọn cao ngang dàn tiến hành bấm ngọn... Từ lá thứ 9 – 13 để lại nhánh, quả sẽ để trên các nhánh này.

- Tỉa nhánh: Tỉa lá gốc tạo độ thông thoáng cho quả phát triển, hạn chế sâu, bệnh...; tiến hành treo quả để hạn chế sự rụng quả do cơ giới...

- Các loại sâu hại thường gặp trên dưa lưới: là bù lạch, rệp muội, bọ trĩ, rệp dưa,… và nhiều loại nấm gây bệnh đốm sương mai, bệnh thán thư,… Bạn cần quan sát kỹ những thay đổi của cây để phát hiện bệnh, sớm phòng trừ cho cây bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

7. Thu hoạch và bảo quản dưa lưới

- Đối với dưa lưới sau khi trồng khoảng 60-65 ngày thì cho thu hoạch. Trái dưa lưới khi chín sẽ nổi gân trắng kín vỏ, sau đó đổi sang màu vàng nhạt, nứt cuống,…, lúc này dưa được hái xuống. Thu hoạch vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

- Tuy nhiên trái dưa có thể chứa các loại nấm, sản sinh khí ethylene,… làm trái dưa bị héo, vỏ mềm đi, không còn độ giòn và mọng nước như khi mới hái. Vì vậy bạn cần xử lý bằng peroxide hydrogen (H2O2) ngay khi chuẩn bị thu hoạch để hạn chế những vấn đề phát sinh sau thu hoạch.

- Các loại vi khuẩn hoặc nấm có thể vẫn tồn tại trong trái dưa lưới, vì vậy bạn phải xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm trước khi đóng gói, dán nhãn và bảo quản chúng.

Với sự phát triển không ngừng của những kỹ thuật hiện đại, trái dưa lưới muốn đem đi xuất khẩu hoặc đạt được niềm tin của người tiêu dùng trong nước thì cần đạt được các tiêu chuẩn chất lượng VietGap, Global Gap, vì vậy trồng dưa lưới trong nhà màng là sự lựa chọn tuyệt vời để đạt được chất lượng tốt nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d