Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Kỹ thuật trồng cây rau mồng tơi an toàn (trồng tại ruộng sản xuất)

 Kỹ thuật trồng cây rau mồng tơi an toàn (trồng tại ruộng sản xuất)


1. Tạo cây giống mồng tơi

1.1. Chuẩn bị đất

a. Chọn đất làn vườn ươm

- Trồng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt

- Độ PH thích hợp 6 - 6,5

b. Làm đất và lên luống

+ Làm đất

- Dùng bừa, máy phay, cào cuốc... làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp

- Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống

Chú ý: 

- Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới

- Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước

- Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ

- Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm

+ Lên luống trồng

- Vụ mưa làm luống cao:

+ Độ cao của luống: 25- 30 cm

+ Mặt luống: 1- 1,2 m

+ Rãnh: 35 - 50 cm

- Vụ khô lên làm luống vừa phải:

+ Độ cao của luống: 15 - 20 cm

+ Mặt luống: 1 - 1,2m

+ Rãnh: 30 - 40 cm

Lưu ý:

- Vườn ươn nên chia làm các ô nhỏ để dễ chăm sóc

- Chiều dài của luống phụ thuộc vào địa hình, không nên làm luống dài quá 100 m

- Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm

c. Bón lót phân cho cây mồng tơi

- 0,1 kg vôi bột/m2

- 10 - 15 kg/ 36m2 phân chuồng ủ

- 3 - 7 kg /36 m2 phân NPK

- 5 - 7 kg/36 m2 phân vi sinh

- 7 kg/36 m2. tro bếp

Chú ý:

- Rắc phân chuồng, tro bếp, phân NPK đều lên mặt luống sau đó phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 - 1 cm lên trên mặt luống.

- Sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt

3.2. Xử lý hạt giống mồng tơi

a. Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp

- Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống

- Hạt không có màu nâu đỏ, vỏ hạt không nhẵn

- Hạt không có mầm mống sâu bệnh

- Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 %

- Không lẫn tạp, cỏ dại

- Lượng hạt gieo 150 g/36 m2

b. Xử lý hạt giống trước khi gieo

- Thời điểm xử lý: Trước khi gieo hạt

- Cách xử lý: 

Bước 1: Thúc mầm hạt giống

- Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 - 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh)

Bước 2: Thời gian ngâm:3 - 4 giờ

Bước 3: Vớt hạt rau, đại sạch, loại bỏ hạt lép

Bước 4: Để giáo nước rồi mới đem gieo

Lưu ý: Những nơi thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nước tưới thì không nên xử lý

3.3. Gieo hạt mồng tơi

Bước 1: Xác định lượng hạt

- Lượng hạt gieo 150 g/ 36 m

Bước 2: Gieo hạt

- Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng

Bước 3: Lấp hạt

- Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 - 2 cm

- Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt

- Sau khi lấp hạt xong dùng

+ Trấu

+ Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống

Bước 4: Tưới nước

- Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm

- Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát

Lưu ý: 

- Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài

- Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu

- Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột)

3.4. Chăm sóc cây mồng tơi giống

a. Tưới nước

- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống

- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm

- Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh

+ Tưới 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

- Trời rét tùy độ ẩm đất

+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc 10 - 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều

b. Làm cỏ

- Tiến hành thường xuyên bằng tay, cuốc, dằm..

- Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, ....

- Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước

c. Bón phân thúc

- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc

- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:

- Sau khi gieo hạt khoảng 10 ngày bón phâm đạm 0,3 kg/100 m2 Lưu ý: - Khi trời nắng quá dùng lưới đen phủ trên mặt luống

3.5. Tiêu chuẩn cây xuất vườn

Cây sinh trưởng mạnh, không bị sâu bệnh

Cây có từ 3 - 4 lá

4. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất

4.1. Chuẩn bị đất trồng

a. Cày đất

- Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to b, Làm đất nhỏ

- Đất nhỏ, vụn, tơi xốp,

- Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 - 3 cm,

c. Lên luống

- Vụ mưa làm luống cao:

+ Độ cao của luống: 20 cm

+ Mặt luống: 1- 1,2 cm

+ Rãnh: 35 - 40 cm

- Vụ khô lên làm luống vừa phải:

+ Độ cao của luống: 15 cm

+ Mặt luống: 1 - 1,2 cm

+ Rãnh: 30 cm

- Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa

- Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt

c. Cuốc hố bón phân lót

- Khoảng cách hố

+ Hố cách hốc 20 cm x hàng cách hàng 25 cm

- Loại phân được dùng để bón lót

Bảng lượng phân bón lót cho cây mồng tơi

Lần bón

Loại phân

Lượng (kg/1000 m2)

Cách bón

Bón lót

(trước khi trồng 3 -7 ngày)

- Phân chuồng ủ

- NPK

200 - 300

50

Trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh

Lưu ý:

- Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày

- Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh

4.2. Mật độ, khoảng cách trồng cây rau mồng tơi

Khoảng cách cây và hàng:

- Cây cách cây 20 cm - Hàng cách hàng 25 cm

4.3. Trồng cây

a. Gieo trực tiếp trên luống:

- Rạch hàng ( hàng cách hàng 25 cm)

- Dùng que nhỏ chọc lỗ để bỏ hạt

b. Trồng hạt bằng cây con

- Trồng cây con theo khoảng cách cây cách cây 20 cm

- Sau khi trồng tưới nước đẫm

4.4. Phân bón:

4.4.1. Các loại phân dùng để bón cho rau mồng tơi

- Phân hữu cơ: phân chuồng (Phân bò, trâu, gà.. đã được ủ xử lý)

- Phân hóa học:

+ Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 %

- Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại:

- BioGro bón qua rễ:

+ Có khả năng thay thế ít nhất 50% phân đạm và lân hóa học

+ Làm cây khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh

+ Làm giảm lượng nitrat (chất gây ung thư) tồn tại trong rau

+ Cải tạo đất

- BioGro bón qua lá: được chiết rút từ sản phẩm do vi sinh vật tạo ra:

+ Có tác dụng nhanh hơn bón qua rễ ( 5 -7 ngày)

+ Có khả năng cung cấp vitamin, các chất kích thích sinh trưởng mà rễ không hấp thụ

+Không gây độc hại

4.4.2. Lượng phân bón cho cây mồng tơi

Bảng lượng phân bón thúc cho cây mồng tơi

Lần bón

Loại phân

Lượng

(kg/36 m2)

Cách bón

Bón thúc lần 1

(Cây có 2 - 3 lá thật)

Vi sinh qua lá

5 ml pha với 1,5 lít nước

Pha phân vi sinh với nước,dùng bìnhphun đều trên mặt lá 

Bón thúc lần 2 (Nếu cây sinh trưởng kém)

Phân đạm ure

0,05 kg

Hòa với nước tưới vào gốc

Lưu ý:

- Sau mỗi lần cắt cần bón thêm mỗi miếng khoảng 0,3 kg NPK

- Sau khi thu hoạch được 3 lứa thì bón thêm 1 tải tro và 5 kg lân

- Chỉ thu hoạch sau khi tưới thúc 10 - 15 ngày

5. Thu hoạch mồng tơi

5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp

- Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch,

5.2. Phương pháp thu hoạch

- Trang bị đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su.

- Dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Nên thu vào buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm chất.

5.3. Tiêu chuẩn chất lượng

- Cây, màu trắng nhạt đến đậm,

- Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c