Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Kỹ thuật thâm canh cây lúa thông minh hiệu quả cao

 Kỹ thuật thâm canh cây lúa thông minh hiệu quả cao


1. Cơ cấu giống và thời vụ

- Cơ cấu giống: Trên cơ sở cơ cấu giống lúa do từng đơn vị hành chính khuyến cao thì các hộ dân cần lựa chọn các giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo ngon đưa vào gieo cấy. Mỗi xứ đồng chỉ nên cơ cấu từ 1 – 2 loại giống có cùng thời gian sinh trưởng.

- Thời vụ: Chủ yếu bố trí trà Xuân Muộn và Mùa Sớm, đảm bảo thời gian trỗ an toàn đối với lúa Xuân từ 25/4 – 5/5 dương lịch (từ sau Cốc Vũ đến trước Lập Hạ); Lúa vụ Mùa trỗ xong tước 30/8. Thời vụ gieo mạ cần phải căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống và điều kiện sản xuất cụ thể của tuwngf địa phương để bố trí cho phù hợp.

2. Kỹ thuật làm mạ

- Có 3 phương pháp làm mạ chủ yếu: Mạ dược xúc cấy, mạ trên nền đất cứng và mạ khay.

2.1 Kỹ thuật làm mạ dược

* Chọn đất và làm đất: Chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ động tưới tiêu. Đất phải được cày bừa kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại và bằng phẳng. Lên luống rộng 1,2 – 1,4 m, rãnh sâu 20 cm, rộng 20 – 25 cm. Mặt luống phải bằng phẳng, không đọng nước.

* Mật độ gieo

- Lúa lai 1 kg giống gieo trên 14 – 15 m2 đất mạ. Lúa thuần 1 kg giống gieo trên 10 – 12 m2 đất mạ.

- Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy: Đối với giống lúa thuần 30 – 40 kg/ha (1,5 – 2 kg/500 m2). Đối với giống lúa lai 20 – 25 kg/ha (1 – 1,2 kg/500 m2).

* Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống và gieo mạ

- Trước khi ngâm, phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ 3 – 4 giờ. Vụ Mùa ngâm 24 – 36 giờ đối với lúa thuần và 14 – 18 giờ đối với lúa lai; vụ Xuân ngâm 48 – 60 giờ đối với lúa thuần và 20 – 24 giờ đối với lúa lai. Thay nước 6 – 8 giờ/lần trong quá trình ngâm. Ngâm đến khi hạt thochs có phôi mầm màu trắng là được. Sau đó vớt ra đãi sạch nước chua, để ráo và đem ủ. Vụ Xuân khi mầm dài bằng 1/2 hạt, vụ Mùa thì hạt nứt nanh thì đem gieo.

* Bón phân cho mạ

- Lượng bón cho 500 m2: 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục + 5 kg đạm ure + 20 kg phân lân + 4 kg kali (10 m2 bón 10 kg phân chuồng + 0,1 kg ure + 0,5 kg phân lân + 0,08 kg kali ).

- Nếu đất chua thì bón thêm 20 – 25 kg vôi bột ( không có phân chuồng có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh ).

- Cách bón: Sauk hi làm đất kỹ thì bón lót sâu toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/2 phân Đạm Ure + 1/2 lượng phân kali, sau đó bừa lại, trang phẳng mặt luống và gieo mạ. Lượng phân còn lại bón thúc khi mạ có 2 – 2,5 lá tùy giống và mùa vụ.

* Cách gieo: Đảm bảo gieo đều, gieo chìm 1/3 hạt mộng xuống dưới bùn hoa.

* Chăm sóc: Tưới nước đảm bảo độ ẩm, vụ Xuân tăng cường bón cho bếp hoai, che phủ 100% nilong chống rét, phòn trừ sâu bệnh kịp thời.

2.2 Kỹ thuật làm mạ trên đất cứng

* Chọn đất, làm đất

- Chọn nơi có nền đất cứng thông thoáng. Lấu đấ bột có thành phân cơ giới thịt nhẹ, đất có kết cấu tơi xốp, đất phải sạch cỏ dại đem về trộn đều với phân (10 m2 nền bón lót 8 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,4 – 0,5 kg phân lân); sau đó dàn ra một lớp dày 3 – 5 cm và gieo hạt. Cứ cách 1,2 – 1,4 m đặt một hàng gạch giữa luống để tiện cho việc chăm sóc (tưới nước, nhổ cỏ).

* Ngâm ủ hạt giống: Tương tự phần mạ dược

* Mật độ gieo: 1 kg giống gieo trên 10 – 12 m2.

* Bón phân: Hòa loãng lân để tưới thúc khi mạ được 1 – 1,5 lá và khi mạ được 2 – 2,5 lá ( Vụ Xuân chỉ thưới thúc đạm và kali loãng khi nhiệt độ ngoài trời > 20oC).

* Chăm sóc: Vụ Xuân sau khi gieo phủ mặt luống bằng trò bếp hoặc phân chuồng hoai mục, che phủ nilong 100% để chống rét cho mạ. Chú ý che chắn xung quanh để đề phòng chim, chuột, gà … phá hại. Thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây, kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên mạ. Đảm bảo mạ đanh dảnh, sạch sâu bệnh trước khi cấy.

2.3 Kỹ thuật làm mạ khay

- Chuẩn bị (1 sào 500 m2): Khay nhựa 10 – 12 khay, kích thước tùy từng loại. Hạt giống được xử lý và ngâm ủ tương tự như mạ dược. Giá thể gồm: Đất bột, mùn cưa và phân bón. Đất bột là loại đất Bazan, đất phù sa, đất màu đã được phơi ải, sàng loại bỏ tạp chất. Mùn cưa được lấy từ các cây gỗ tạp được ủ cho biến màu. Phân bón: Sử dụng phân đơn, phân hữu cơ vi sinh. Không nên sử dụng phân tổng hợp NPK. Phối trộn giá thể theo công thưc: 1 m3 + 0,4 – 0,5 m3 mùn cưa + 1,6 – 1,7 kg đạm ure + 7 – 8 kg lân + 1,5 – 1,6 kg kali. Giá thể sau khi phối trộn cần đưa vào kho ủ, tủ bạt. Thời gian ủ từ 15 – 20 ngày. Trước khi làm mạ phải phơi giá thể từ 12 – 15 giờ để bay hết khi độc.

- Gieo mạ: Cho giá thể vào 2/3 khay, sắp xếp khay thẳng hàng. Trước khi gieo, dùng ô doa tưới đẫm nước lên phần giá thể đã được chuẩn bị trên khay, đợi ráo nước mới tiến hành gieo mạ. Gieo 2 lần cho đều. Khi đảm bảo mật độ hạt trên khay, dụng ô doa tưới nước lại lần nữa để lúa trồi mầm giống lên trên và trải đều trên mặt khay. Tiến hành phủ lớp đất trên mặt kín hết hạt giống trong khay ( bề dày của đất phủ khoảng 0,5 – 0,7 cm). Sauk hi gieo, xếp khay vào nhà ủ, giữ ấm cho mạ tiếp tục mọc qua lớp đất mặt. Thời gian để trong nhà ủ khoảng 50 – 60 giờ. Khi bao lá mầm trên khay đều, khỏe, thì đưa ra khu vực chăm sóc.

- Chăm sóc: Xếp khay thành luống rộng 0,9 – 1 m. Kiểm soát nhiệt độ ở mức vừa phải (mùa hè phải làm nhà che bằng lưới đen hoặc để nơi có bóng râm để tránh hiện tượi khô héo táp lá, mùa đông phải che phủ nilon để tránh rét ), thường xuyên kiểm tra độ ẩm và tưới ẩm kịp thời, không để hiện tượng thiếu nước trên khay nhất là ở vụ mùa.

- Mạ đạt tiêu chuẩn khi đạt 2,5 – 3,5 lá; Chiều cao cây 15 cm, cứng cây, đanh rãnh, sạch sâu bệnh.

3. Kỹ thuật thâm canh lúa ở ruộng lúa

3.1 Làm đất

- Đất lúa phải được ngâm dầm kỹ hoặc cáy ải nỏ, có thể sử dụng phân vi sinh xử lý rơm ra sau thu hoạch. Ruộng trước khi cấy phải được làm đất kỹ nhuyễn, bằng phẳng, sạch cỏ dại, tầng canh tác đảm bảo 15 – 20 cm.

3.2 Tuổi mạ khi cấy, mật độ cấy

- Tuổi mạ khi cấy: Vụ Xuân cấy khi mạ đạt 3,5 – 4 lá, vụ Mùa tuổi mạ khi cấy 12 – 15 ngày tuổi.

- Đối với lúa thuần, lúa chất lượng: 40 – 45 khóm/m2, 2 – 3 dảnh/khóm. Đối với lúa lai: 30 – 40 khóm/ m2, 1 – 2 dảnh/khóm.

3.3 Kỹ thuật cấy

- Cấy thẳng hàng, nông tay. Cấy theo băng ruộng 1,2 – 1,4 m, hướng băng cấy vuông góc với phương mặt trời mọc và lặn.

- Khuyến khí việc áp dụng các tiến bộ mới trong kỹ thuật cấy như: Cấy ô vuông (hàng sông = hàng tay, hàng cách hàng 15 cm đối với hàng hẹp và 35 cm đối với hàng rộng). Mở rộng diện tích sủ dụng mạ khay cấy máy trên diện tích củ động tưới tiêu và kỹ thuật thâm canh lúa cải tiền (SRI).

3.4 Kỹ thuật bón phân

* Lượng phân bón tính cho 500 m2

 

Vụ Xuân

Vụ Mùa

Lúa lai

(kg)

Lúa thuần

(kg)

Lúa lai

(kg)

Lúa thuần

(kg)

Phân chuồng

≥ 500

≥ 450

≥ 450

≥ 400

Đạm ure

12-13

9 - 10

10 - 11

8 - 9

Phân lân

30 - 35

25 - 30

25 - 30

25 - 30

Kali Clorua

9 - 10

7 - 8

8 - 9

7 - 8

Vôi bột

25

25

20

15

Chú ý: Những vùng đất chua, phèn thay super lân bằng phân lân nung chảy.

* Cách bón:

- Nguyên tắc: Bón đủ số lượng, cân đối, đúng thời điểm, đúng cách; bón tập trung nặng đầu nhẹ cuối (bón lót đấy đủ, bón thúc kịp thời và kết thúc bón sớm) để cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh tập trung.

- Vụ Xuân

+ Đối với lúa lai và lúa thuần ngắn ngày: Vôi bột bón 1 lần sau khi cày lần 1. Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 40 – 60% lượng phân đạm và 40 – 50% lượng phân kali; bón xong bừa tráng để lấp vùi phân sâu và đều vào đất. Bón thúc lần 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bón 80 – 90% lượng đạm ure còn lại. Bón thúc lần 2 (bón thúc đón đòng): Bón hết lượng phân đạm và kali còn lại. Bón vào thời điểm lúa chuyển sang đứng cái, làm đòng.

+ Đối với lúa thuần dài ngày: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân + 20 – 30% lượng đạm + 20% lượng kali. Bón thúc lần 1 khi cây lúa bén rễ hồi xanh bón 55 – 60% lượng phân đạm + 30% kali. Bón thúc lần 2 khi lúa chuyển sang đứng cái làm đòng bón hết lượng phân còn lại.

- Vụ Mùa

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 55 – 60% lượng phân đạm + 50% lượng kali, bón xong bừa tráng để lấp vùi phân sâu và đều vào đất. Bón thúc lần 1 sau cấy 7 – 10 ngày bón 35 – 40% lượng phân đạm + 20 lượng kali. Bón thúc lần 2 vào thời điểm lúa bắt đầu phân hóa đòng, bón toàn bộ lượng phân bón còn lại.

Lưu ý: Thời kỳ bón thúc lần 2 khi nhìn thấy lá lúa màu xanh thẫm, lướt lá không nên bón đạm chỉ dùng kali để bón nuôi đòng; nên dùng bảng so màu để bón đạm là tốt nhất.

4. Kỹ thuật chăm sóc và diều tiết nước ở ruộng lúa

- Tổ chức chắm dặm kịp thời khi lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh, đặc biệt là lúa gieo thắng.

- Phòng trừ cỏ dại: Ruộng ít cỏ thì nên dùng tay nhổ, kết hợp làm cỏ sục bùn, ruộng nhiều cỏ dùng các loại thuốc trừ cỏ theo hướng dẫn.

- Điều tiết nước

+ Giai đoạn từ khi cấy đến bén rễ hồi xanh: Duy trì mực nước từ 5 – 7 cm trên ruộng.

+ Giai đoạn lúa đẻ nhánh: Duy trì mực nước nông trong ruộng từ 1 – 3 cm, tuyệt đối không để ruộng bị khô hạn hay ngập úng kéo dài.

+ Khi đạt được số nhánh cần thiết, thì tùy theo mùa vụ và chân đất để lựa chọn phương pháp khống chế lúa đẻ nhánh vô hiệu (có thể dâng nước cao 7 – 10 cm hoặc rút nước phơi lộ ruộng, để ruộng khô nứt nẻ chân chim 10 – 12 ngày).

+ Giai đoạn lúa làm đòng trỗ bông: Duy trì mực nước trong ruộng từ 7 – 10 cm, khi lúa chín đỏ đuôi rút nước phơi ruộng trước khi thu hoạch.

5. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên cây lúa

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh để phòng trừ kịp thời. phòng trừ sâu bệnh phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng là đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ liều lượng; Sử dụng các loại thuốc BVTV được phép sử dụng trong danh mục.

- Đối với cây lúa cần quan tâm chú trọng đến một số sâu bệnh hại chính như sau:

+ Bệnh nghẹt rễ vàng lá sinh lý.

+ Bệnh đạo ôn.

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn.

Bệnh khô vằn.

Rầy nâu.

Sâu đục thân 2 chấm.

Sâu cuốn lá nhỏ.

* Chuột hại

- Là động vật thuộc bộ gặm nhấm, nhiều năm gần đây chuột trở thành đối tượng gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều diện tích lúa, nhất là trên những chân ruột cao, không chủ động nước, gần gò đồi, ven làng… Để chủ động trong công tác phòng trừ chuột cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Biện pháp canh tác: Bố trí mùa vụ hợp lý, không nên gieo cấy quá sớm hay quá muộn. không nên để bò ranh giữa 2 ruộng quá rộng hoặc quá cao khiến chuột dễ đào hang hay trú ẩn. Không nên để các vườn khoang, cồn bãi xen lẫn với ruộng lúa để tránh sự lưu tồn của chuột, Không để ruộng quá nhiều cỏ dại, thường xuyên giữ mực nước ở ruộng từ 10 – 15 cm từ giai đoạn cuối đẻ nhánh đến làm đòng.

+ Biện pháp thủ công cơ giới: Hun khói, đào hang, đổ nước, dùng các loại bẫy đặt quay ruộng đặt hom…

+ Biện pháp hóa học: Nên dùng các loại thuốc có trong danh mục, được phép sử dụng và phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.

6. Thu hoạch và bảo quản

- Tập trung thu hoạch nhanh gọn khi lúa chín từ 85% trở lên (trường hợp mưa bão có thể gặt khi lúa chín dưới 80%). Phơi, sấy khi độ ẩm hạt còn 13% mới đưa vào bảo quản; các giống lúa khác nhau phỉa bảo quản riêng.

- Ở các hộ gia định nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơi khô rác, thoáng mái. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần xử lý ngay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d