Kỹ thuật chăm sóc cây lúa từ giai đoạn làm đòng đến giai đoạn trổ bông
Cây lúa là cây lương thực quan trọng ở nước ta. Để cây
lúa đạt năng suất cao chất lượng tốt, bà con cần chú chăm sóc cây lúa ở trong
từng giai đoạn của cây đặc biệt là giai đoạn cây lúa làm đòng và trổ bông. Vậy
cây lúa cần chăm sóc như thế nào vào giai đoạn trổ bông? Cây lúa đang trong
giai đoạn trổ cần bón phân gì cho cây? Cây lúa giai đoạn trổ bông có những loại
sâu bệnh hại nào trên cây lúa? Xác định thời gian bón phân cho cây lúa đón
đòng? Nên bón phân cho cây lúa vào giai đoạn nào là tốt nhất? Nên bón phân gì cho
cây lúa làm đòng đạt năng suất cao?
Ở giai đoạn cây lúa trổ bông bà con đang loạy hoay tìm cách chăm sóc cây lúa. Bởi giai đoạn này cây lúa quyết định đến năng suất thành đạt cho bà con. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây lúa giai đoạn trổ bông giúp cây lúa đạt năng suất.
1. Chăm sóc cây lúa giai đoạn làm đòng
1.1. Bón phân
cho cây lúa giai đoạn đón đòng
- Khi cây lúa đã có đòng lộ ra khỏi trồi
chính, trên đồng ruộng đã lên đòng 90% bà con mới bón phân cho cây thì đòng
không kịp hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới bông nhỏ, ngắn, tỷ lệ hạt lép cao.
Trường hợp, bón phân quá sớm cho cây lúa sẽ làm cây không hấp thụ được các chất
dinh dưỡng, vừa gây lãng phí, vừa kéo dài thời gian sinh trửơng của cây, làm
cho cây lúa dễ bị sâu bệnh gây hại.
- Để việc bón phân đón đòng
mang lại hiệu quả cao nhất khi phát hiện 50% diện tích lúa có đòng dài từ
1-20mm, bà con cần bón bổ sung Kali và Đạm cho lúa.
Trong giai đoạn này, lượng Kali nên bón cho cây lúa chiếm 70% còn lượng đạm chỉ
bón 30% theo quy trình chăm sóc cây lúa.
- Kali trong giai đoạn cần lượng bón cao, vì kali giúp cây lúa tăng cường quá trình quang hợp, tổng hợp các chất từ thân về nuôi đòng. Còn đạm giúp tăng lượng hoa và nhiều bông. Không nên bón nhiều đạm sẽ làm cho bộ lá phát triển mạnh làm tăng nguy cơ bị sâu bệnh gây hại.
- Lượng bón phân cho 1 sào Bắc Bộ như sau:
+ Giống lúa thuần: bón 3,5kg Kali + 0,5-1kg
đạm Ure
+ Giống lúa lai: bón 4kg kali + 0,5-1kg đạm
Ure.
- Sau khi bón thúc đòng xong bà con cần
thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu cây lúa vẫn thấy thiếu dinh dưỡng nên bón
bổ sung thêm cho cây. Với thời gian cách nhau 2 tuần và lượng bón 2-3kg kali +
0,5-1kg.
Chú ý: Chỉ nên bón phân cho cây lúa ở khu vực nào phát
triển chậm, không nên bón đồng loạt cho cây sẽ gây lãng phí.
- Nên bón theo nguyên tắc chung nếu ruộng
xanh thì giảm đạm tăng kali, nếu ruộng vàng thì cần cung cấp thêm đạm.
1.2. Cung cấp
nước cho cây lúa
- Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thì
giai đoạn làm đòng cần cung cấp nước cho cây là điều rất cần thiết.
- Ở giai đoạn cây trổ đòng trên ruộng lúa
phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây lúa, mực nước trong ruộng phải đạt
từ 5-7cm.
- Nước là thành phần cấu tạo nên chất
nguyên sinh, các quá trình trao đổi chất đều cần nước tham ra. Vì vậy, nươc
nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ trao đổi chất. Giai đoạn
làm đòng hoạt động trao đổi tổng hợp trong cây lúa diễn ra rất mạnh mẻ, vì vậy
nếu không đủ nước trong giai đoạn này nguy cơ mất mùa sẽ rất cao.
- Tuy nhiên, mực nước trong ruộng không
được cao quá 7cm sẽ có nguy cơ sâu bệnh hại tấn công cây lúa.
1.3. Phòng trừ
sâu bệnh hại trong giai đoạn làm đòng
- Ở giai đoạn làm đòng thì cây lúa thường gặp một số sâu bệnh hại như: sâu đục thân, bọ rầy, bệnh đạo ôn, khô vằn và đặc biệt trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, sương mù nhiều, cường độ ánh sáng ít thì bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Vì vậy bà con cần chú ý đặc biệt đến các loại sâu bệnh này.
- Bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng
ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh hại tấn công cây lúa, sau đó liên hệ với cán bộ
bảo vệ thực vật hoặc cán bộ khuyến nông ở địa phương để có biện pháp phun trừ
hiệu quả.
2. Chăm sóc cây lúa giai đoạn trổ bông
- Giai đoạn cây lúa trổ bông đến chính là thời kỳ quyết định đến năng suất của vụ lúa. Chăm sóc ở giai đoạn này sẽ nâng cao quá trình hạt chắc và trọng lượng hạt. Với suy nghĩ này bà con nông dân trước đây đã sử dụng biện pháp an toàn là bón thêm phân cho cây lúa vào giai đoạn sau khi thụ phấn đến lúc hạt lúa chính xác để đảm bảo năng suất cho cả vụ. Tuy nhiên hiện nay biện pháp bón phân này đã không còn được áp dụng, bởi kỹ thuật chăm sóc cây lúa được nâng cao đang dần thay đổi, vừa tiết kiệm chi phí, vừa thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
- Ở giai đoạn trổ bông không nên bổ sung
thêm phân bón cho cây. Chỉ nên bón phân ở thời kỳ đón đòng từ 45-48 ngày là cần
dừng bón phân cho cây lúa. Vì bởi giai đoạn này cây đã đủ cung cấp dinh dưỡng
từ làm đòng đến khi cây trổ bông. Khi cây đang làm đòng không bón phân và không
sử dụng thuốc gì tác động đến cây lúa.
- Khi cây lúa bị sâu bệnh hại tấn công thì
mới nên phun thuốc cho cây, tránh tình trạng lãng phí thuốc và ảnh hưởng đến
cây trồng liên quan.
- Tuy nhiên, ở giai đoạn trổ
bà con cần chú ý đến các loài sâu bệnh hại tấn công như sâu đục thân, sâu cuốn lá, các loại rầy, rệp gây hại, bệnh đạo ôn,
khô vằn. Tùy thuộc vào từng mùa vụ mà mức độ bệnh bị nặng hay nhẹ trên cây.
Nhận xét
Đăng nhận xét