Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây tỏi
1. Giặm tỉa tỏi
sau trồng
1.1. Mục đích
của giặm, tỉa
- Đảm bảo khoảng cách, mật độ cho ruộng tỏi
- Tập trung dinh dưỡng cho các cây còn lại
1.2. Giặm tỏi
Sau khi trồng 5 - 7 ngày, cây tỏi mọc và
hồi xanh cần kiểm tra ruộng tỏi để giặm những cây bị chết bằng củ giống vào nơi
thiếu cây. Việc giặm phải được thực hiện sớm để cây mọc đồng đều.
2. Làm cỏ, xới đất
2.1. Tác
hại của cỏ dại
- Tranh chấp ánh sáng, nước, dinh
dưỡng với tỏi.
- Cỏ dại là nơi tồn tại và lây lan
của nhiều loại sâu bệnh hại, do đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm
cấp củ.
2.2. Tác dụng
của xới xáo đất
Xới xáo là công việc làm cho lớp đất trên
mặt luống và xung quanh vùng gốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí
chặt, có các tác dụng sau:
- Ở giai đoạn đầu, giúp cho cây con sinh
trưởng, phát triển nhanh, khỏe hơn.
- Giúp bộ rễ cây phát triển nhanh, khỏe
mạnh, tăng khả năng hút dinh dưỡng, hút nước.
- Xới xáo làm lớp đất mặt quanh bộ rễ tơi
xốp, thông thoáng; chế độ nhiệt, ẩm độ được duy trì ổn định sẽ giúp cây hút
dinh dưỡng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.
- Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất
dinh dưỡng ở tầng đất mặt để cung cấp cho cây.
- Khi bón thúc phân bón cho cây phải kết
hợp với xới xáo đất, có tác dụng đảo trộn, vùi lấp kín phân bón góp phần làm
cho phân chuyển hóa nhanh cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được
sự rửa trôi, xói mòn làm mất phân bón.
- Xới xáo cũng là một trong các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại rất có hiệu quả và an toàn.
2.3. Yêu cầu
kỹ thuật làm cỏ, xới đất
- Làm sạch cỏ trên ruộng tỏi
- Làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh
dinh dưỡng của cỏ với tỏi, nhổ sạch cỏ dại mọc quanh gốc và luống tỏi.
- Làm cỏ không ảnh hưởng đến cây tỏi
- Yêu cầu kỹ thuật vun xới
+ Thường tiến hành kết hợp với các
lần bón thúc.
+ Xới vào những ngày thời tiết
không mưa.
+ Xới nhẹ quanh mép và vét luống, không xới sâu và sát ảnh hưởng đến rễ tỏi.
Tỏi có thể xới từ 3- 4 lần tùy theo từng
giống:
Lần 1: sau trồng 10 - 15 ngày, xới sâu rộng
khắp mặt luống, kết hợp bón thúc đạm lần 1.
Lần 2: sau trồng 25 - 30 ngày, bón thúc lần
2
Lần 3: sau trồng 40 - 45 ngày xới hẹp xung quanh gốc, bón thúc lần 3
3. Tưới và tiêu nước
3.1. Căn cứ để
tưới nước
3.1.1. Nhu cầu nước của cây
* Khái niệm về nhu cầu nước của cây:
Như cầu nước là mức nước cần thiết để bù
lại lượng nước cây trồng mất đi do sự bốc, thoát hơi trong điều kiện cây trồng
sinh trưởng bình thường.
* Nhận biết triệu chứng thiếu,
thừa nước đối với cây tỏi
- Thiếu nước: cây sinh trưởng, phát
triển kém, lá bị héo, nếu thiếu nước lâu ngày cây có thể bị chết.
- Thừa nước: lá vàng, sau đó
thối rụng
3.1.2. Nhu cầu tưới với cây tỏi
* Khái niệm:
Nhu cầu tưới cho tỏi là lượng nước cần cung
cấp bổ sung cho lượng nước tự nhiên trong đất còn thiếu để đáp ứng theo yêu cầu
sinh trưởng, phát triển của cây tỏi nhằm đạt một năng suất nào đó.
3.1.3. Xác định thời điểm
tưới
Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây đều yêu cầu
một giới hạn ẩm độ nhất định, khi điều kiện tự nhiên không đảm bảo ẩm độ đó ta
cần phải tưới bổ sung. Do vậy nếu xác định đúng thời điểm tưới cho cây trồng có
một ý nghĩa rất lớn cho sinh trưởng, phát triển của cây và nâng cao hiệu quả
của việc tưới nước cho cây tỏi.
Hiện nay có nhiều phương pháp xác định thời
điểm tưới như là:
* Phương pháp xác định tưới theo ẩm độ đất:
- Phương pháp xác định tưới theo ẩm độ đất
là phương pháp rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong thực tế.
- Căn cứ vào ẩm độ đất: theo dõi
định kỳ khi đất khô hạn (độ ẩm dưới 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng)
thì cần phải tưới cho tỏi.
* Phương pháp xác định tưới theo thời gian
sinh trưởng của cây
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi
+ Dựa vào thời vụ trồng tỏi được xác định
và điều kiện thời tiết của vùng. Ví dụ: Vụ đông cây tỏi thường thiếu nước,
cây dễ bị hạn ở thời kỳ đầu, nhưng thời kỳ này cây tỏi cũng không cần nhiều
nước, nên chỉ cần cung cấp nước đủ ẩm (độ ẩm đất khoảng 65 - 70%) cho cây là
được.
Cây tỏi vụ đông dễ bị thiếu nước, do đó cần
có chế độ tưới nước hợp lý để nâng cao năng suất.
Qua đó xác định thời gian cần tưới và số
lần cần tưới qua các giai đoạn sinh trưởng của cây.
Trước khi thu hoạch 3 - 4 tuần ngừng tưới
nước để tăng cường quá trình tích lũy chất khô vào cơ quan sử dụng.
3.1.4. Xác định phương pháp
và kỹ thuật tưới
* Phương pháp tưới: là cách đưa
nước vào ruộng để biến nước đó thành nước cung cấp cho cây trồng.
* Kỹ thuật tưới: là các biện pháp kỹ thuật
cụ thể được áp dụng để thực hiện các phương pháp tưới đã đề ra.
* Yêu cầu tưới:
- Khi tưới nước cho cây tỏi phải đảm bảo
đưa nước vào ruộng đúng lượng nước của chế độ tưới đã quy định.
- Phân phối đều nước trong khu tưới.
- Điều hoà được các chế độ dinh dưỡng trong
đất để thỏa mãn không những nhu cầu nước và điều kiện sinh sống khác cho cây.
* Các phương pháp tưới cho tỏi
Hiện nay có nhiều phương pháp tưới như
phương pháp tưới rãnh, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới trên mặt bằng vòi,
gáo, ô doa nhưng dùng phương pháp tưới rãnh là phổ biến.
- Phương pháp tưới rãnh:
Tưới rãnh là phương pháp tưới sử dụng mạng
lưới rãnh dày đặc trên đồng ruộng để đưa nước chảy vào rãnh thấm vào đất nhờ
tác dụng của lực mao dẫn trong đất và chỉ một phần ít thấm xuống đáy rãnh theo
trọng lực.
Ưu điểm:
Chi phí tương đối thấp
Sau khi tưới lớp đất mặt vẫn giữ nguyên,
không tạo lớp đất chặt ở phía trên, mặt đất vẫn tơi xốp, kết cấu đất ít bị phá
vỡ, không gây xói mòn bề mặt.
Dinh dưỡng không bị rửa trôi, do đó chế độ
nước, không khí và dinh dưỡng trong đất được điều tiết thích hợp, thỏa mãn điều
kiện sống của cây.
Tưới rãnh ít tốn nước.
Khi tưới lá cây không bị vết thương, hạn
chế được một số sâu bệnh.
Nhược điểm:
Thời gian tưới chậm.
Tổn thất nước lớn khi rãnh dài.
Biện pháp kỹ thuật áp dụng với tưới rãnh
không ngập nước:
+ Sử dụng nơi có độ dốc thấp, đất có thành
phần cơ giới nhẹ, sau khi kết thúc tưới nước phải ngấm hết vào đất.
+ Nơi có độ dốc lớn, đất có thành phần cơ
giới nhẹ và trung bình khi nước chảy vào 3/4 rãnh thì dừng cấp nước.
+ Tưới rãnh đảm bảo nước từ 1/3 luống
1/2 so với độ cao luống nghĩa là chỉ vừa đủ ngấm cho 2 bên rãnh, đảm
bảo đất vẫn có độ xốp và đủ ẩm, giữ được độ thoáng, xốp của đất
màu.
+ Đối với tỏi đông, nếu thấy đất
trong luống quá khô dưới 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng thì tưới cho tỏi
nhưng không tưới quá 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, chỉ đủ vừa ẩm cho
đất.
3.2. Chuẩn bị
các nguồn lực để tưới
Các nguồn lực cơ bản cần chuẩn bị như:
- Nguồn nước tưới: không bị ô nhiễm; phải
cung cấp đủ lượng nước cần
- Thiết bị và hệ thống dẫn nước
- Gia cố bờ vùng, bờ thửa ruộng hành để giữ
nước
- Nhiên liệu, năng lượng điện phục vụ chạy
máy bơm nước
- Nhân lực để vận hành, điều tiết dẫn nước tới ruộng trồng tỏi cần tưới.
3.2. Tiêu nước cho cây tỏi
3.2.1. Khái niệm
Tiêu nước là quá trình điều tiết rút bớt
nước mặt ruộng để đảm bảo đúng với yêu cầu của cây tỏi.
Tiêu nước mặt ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cơ bản:
+ Cây trồng: Cây tỏi là loại cây màu, có
khả năng chịu lượng nước kém hơn cây lúa cho nên mưa ngày nào phải tiêu thoát
ngày ấy.
Sau các đợt mưa, ẩm độ đất trên 80% độ
ẩm tối đa đồng ruộng, cần tiêu thoát nước nhanh cho tỏi vì cây tỏi rất
sợ ngập, đất ngập úng, thiếu không khí ảnh hưởng đến sự phát triển
củ.
+ Độ che phủ đất, tính chất của đất.
+ Kích thước, hình dáng thửa ruộng cần tiêu
thoát nước.
+ Loại hệ thống công trình tiêu.
3.2.2. Tác động của tiêu nước
Tác động của tiêu nước: được thể hiện ở 2
mặt là tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.
- Tác động trực tiếp: Làm giảm lượng nước
trên mặt đất và trong đất...
- Tác động gián tiếp: Bao gồm tác động đến
khí hậu, đất đai, cây trồng, sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội, và các điều
kiện môi trường.
3.2.3. Phương châm tiêu nước
Phương châm tiêu nước là chôn nước, rải
nước:
- Chôn nước: lợi dụng các khu trũng, ao hồ,
đầm trữ nước lại lúc mưa to để tiêu dần về sau.
- Rải nước: là tiêu thoát về nhiều nơi,
tránh tập trung vào chỗ trũng. Cần căn cứ khả năng chịu ngập của cây trồng để
ưu tiên thời điểm tiêu.
4. Bón phân cho cây tỏi
Tỏi là cây trồng có thời gian sinh trưởng
ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thành phần dinh dưỡng phong phú. Vì vậy cần
phải cung cấp chất dinh dưỡng trong suốt chu kỳ sống của cây.
Tuy nhiên phân bón cho tỏi phải là phân đã
qua chế biến như phân hữu cơ hoai mục, phân vô cơ N, P, K hoặc các loại phân
tổng hợp NPK, phân vi sinh hoặc kết hợp dùng các loại phân bón lá như Komic,
pomior, humix… Nghiêm cấm sủ dụng các loại phân tươi, phân chưa hoai để bón.
Để cung cấp phân bón cho tỏi được hiệu quả
cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
4.1. Nguyên tắc
sử dụng phân bón
4.1.1. Bón đúng loại phân
Sử dụng đúng loại phân mà cây tỏi yêu cầu
và phù hợp với từng loại đất. Bón không đúng loại phân không những phân
không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.
Giai đoạn đầu cây tỏi cần loại phân có hàm
lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có
hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10, NPK16-16-8,….
4.1.2. Đúng liều lượng
Bón đúng liều không những đáp ứng được yêu
cầu của cây tỏi mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không
bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng.
Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn.
Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với
yêu cầu của cây, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng
dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai,
thời tiết, mùa vụ để quyết định lượng phân bón cho thích hợp.
4.1.3. Đúng thời điểm
Trong suốt thời kỳ sống, cây luôn luôn có
nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. Vì vậy nên chia
ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón
một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra
thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ
nhiễm bệnh, năng suất chất lượng thấp.
4.1.4. Đúng cách
Bón đúng cách là bón phân sao cho cây hấp
thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố,
bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp
với tưới nước, v.v
Một khi đã xác định được đúng loại phân,
đúng liều lượng mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử
dụng.
4.2. Kỹ thuật
bón phân thúc cho tỏi
Phân bón thúc cho cây tỏi nhiều hay ít còn
tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác và các
giống tỏi khác nhau.
Bón phân thúc cho cây tỏi có nhiều cách
bón: bón trực tiếp, hòa vào nước tưới, phun lên lá..., có thể bón phân đơn hoặc
dùng phân hỗn hợp NPK thì tùy theo điều kiện và tập quán canh tác của từng
vùng. Diện tích là 1000 mét vuông.
Cách bón: Bón theo hàng, hốc hoặc hòa vào
nước để tưới.
Bón thúc lần 1: sau khi trồng 7 - 10 ngày, tưới 5 - 10 kg urê
Bón thúc lần 2: sau trồng 15 - 20 ngày, tưới 10 - 15 kg NPK + 5 kg urê.
Bón thúc lần 3: sau trồng 30 ngày, tưới 10 - 15 kg NPK + 5 kg
urê
Bón thúc lần 4: sau trồng 40 ngày, tưới 10 - 15 kg NPK + 5 kg
kali
Ngoài ra có thể kết hợp với việc sử dụng
chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái (VST). Cách dùng như sau:
-Thời kỳ hình thành củ: Bắt đầu cây có củ
có thể phun 2-3 lần liên tiếp để chăm sóc củ, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày,
cho củ phát triển đều, tăng sức đề kháng, cho năng suất cao. Liều lượng phun
như trên
Chú ý khi sử dụng: Phun lướt, không phun đi phun lại, nếu gặp mưa sau 5h phun phải phun bổ sung, sử dụng bình sạch để phun, không sử dụng chung với bất cứ sản phẩm hay thuốc trừ sâu, trừ bệnh nào khác.
4.3. Thực hiện
quy trình bón phân thúc cho tỏi
Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và vật
tư
Bước 2: Xác định loại, lượng phân cần bón
Bước 3: Hướng dẫn kỹ thuật
Bước 4: Đảo, trộn phân .
Bước 5: Rạch hàng, hốc
Bước 5: Rải phân theo hàng hoặc hốc
Bước 6: Lấp phân kín
Nhận xét
Đăng nhận xét