Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây đu đủ

 Cây đu đủ


Tên tiếng anh/Tên khoa học: Carica papaya L.

Tên khoa học: Carica papaya L.

Giới: Plantae, Angiospermae, Eudicots, Rosids

Bộ: Brassicales

Họ: Caricaceae

Chi: carica

Loài: C.papaya

1. Nguồn gốc cây đu đủ

- Cây đu đủ có nguồn gốc từ vùng đất thấp miền nam Mexico qua miền đông Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ. Nó có lẽ đã được người Tây Ban Nha đưa tới Philippines vào khoảng năm 1550. Từ đây nó được đưa vào khu vực nhiệt đới châu Á, châu Phi. Ngày nay, đu đủ được trồng ở phần lớn các nước nhiệt đới như Brasil, Ấn Độ, Nam Phi, Sri Lanka, Philippines, Việt Nam.

2. Tình hình trồng cây đu đủ ở Việt Nam

- Cây đu đủ được trồng rộng rãi ở nhiều vùng trên thế giới như: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ. Ở nước ta cây đu đủ được trồng khắp cả nước, đặc biệt trồng nhiều ở trung du và bán trung địa và các tỉnh ở đồng bằng Sông Hồng .

- Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta đu đủ chưa được đánh giá là tiềm năng phát triển về kinh tế nên cây trồng này chưa được chú trọng để trồng rộng rãi.

3. Đặc điểm thực vật học cây đu đủ

3.1. Rễ cây đu đủ

- Rễ cây đu đủ là loại rễ chùm, có các nhánh rễ đâm ngang tương đương với độ rộng của tán lá, rễ cây đu đủ ăn nông tập chung ở tầng đất từ 0-30cm.

- Cây đu đủ có bộ rễ nhỏ, giòn, mềm không chịu được ngập úng hoặc khô hạn khi gặp thời tiết bất lợi. Trong đất rễ hoạt động mạnh nên cần tạo lớp đất mặt tơi xốp, nhiều oxy cho bộ rễ phát triển. Rễ đu đủ rất mẫn cảm với đất chặt, bí, thiếu oxy hoặc đất bị ngập úng.

3.2. Đặc điểm thân cây đu đủ

- Thân cây đu đủ là dạng thân mềm, bán mộc, cây có màu xám xanh hoặc nâu xám, thân không phân nhánh khi đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển. Khi già cây phân nhánh tạo thành cây con. Cây đu đủ có thân rỗng, có các mô yếu, thân hóa gỗ kém. Trong điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt cây có chiều cao trung bình từ 3-7m, mang một chùm lá trên phía ngọn.

- Thân đu đủ có cấu tạo đặc biệt, phần vỏ sau lớp biểu bì có cấu trúc mạng lưới dày đặc, bao gồm các bó sợi gỗ có tác dụng chống đổ. Sau lớp biểu bì vỏ là các tế bào nhu mô xốp, giòn làm nhiệm vụ dự trữ dinh dưỡng cho cây. Khi cây già cỗi, các tế bào này bị thoái hóa làm thân rỗng. Trên thân có nhiều chồi bên, có thể phát triển thành chồi, xong phần lớn ở trạng thái ngủ. Cùng trồng trong một điều kiện như nhau, thân cây cái sinh trưởng chậm, cây đực nhanh hơn và cây lưỡng tính thì ở dạng trung gian.

3.3. Đặc điểm lá cây đu đủ

- Lá đu đủ mọc cách, so le, không có lá kèm. Cuống dài 60 – 70 cm, rỗng. Gân lá hình chân vịt. Thời gian từ mọc đến lúc lá thành thục khoảng 20 ngày, mùa đông thì dài hơn khoảng 30 ngày. Trong các tháng có nhiệt độ cao, dinh dưỡng nước đầy đủ, đu đủ có thể ra 9 – 11 lá. Về mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 tốc độ ra lá chậm đi nhiều chỉ đạt 1 – 2 lá/tháng.

- Khi cây được 22-27 lá thật cây bắt đầu ra 11 hoa, số lá trên cây nhiều hay ít có liên quan chặt chẽ đến năng suất của cây. Một cây trung bình đạt 13 – 17 lá xanh hoạt động thì tỷ lệ hoa đậu quả và quả phát triển bình thường. Nếu đạt được 25 – 30 lá hoạt động thì năng suất sẽ cao và ổn định.

- Trong điều kiện nhiệt đới ở nước ta, nếu có đủ nước thì quanh năm có thể mọc lá. Trong một năm có thể mọc được 60 lá. Tuổi thọ của lá khoảng trên dưới 4 tháng. Cũng như rễ, lá rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu bất thuận như sương muối, nhiệt độ thấp, úng, hạn, biểu hạn bằng các phản ứng như ra lá chậm, héo rũ, rụng sớm. Người ta tính rằng trên một cây đu đủ sai quả, một lá đu đủ phải làm nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho hai quả trở lên. Bởi vậy để đảm bảo được năng suất cao cần giữ cho bộ lá xanh tốt, không rụng sớm.

3.4. Đặc điểm hoa đu đủ

- Hoa đu đủ thường mọc ở nách lá, và thường có 3 loại hoa khác nhau: hoa lưỡng tính, hoa đực và hoa cái. Tuy nhiên đối với mỗi loại hoa có các đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào loại hoa khác nhau. Mức độ hữu tính của hoa trên cây rất đa dạng và dễ bị ảnh hưởng do thời tiết. Do đặc điểm mang hoa, thông thường có ba loại cây đu đủ.

- Đặc điểm của 3 loại hoa chính:

+ Hoa đực: Mọc thành chùm có cuống dài đến 1m. Hoa đực thường bé, 5 cánh đài, 5 cánh vành dính lại thành một hình ống. Số nhị đực thường là 10. Cuống nhị đính ngay ở cổ ống hoa. Nhị cái thoái hóa chỉ còn là một bầu nhỏ, nhụy nhỏ như sợi chỉ. Ở đáy ống hoa có mật, côn trùng lấy mật sẽ mang phấn đi thụ phấn cho các hoa cái và hoa lưỡng tính.

+ Hoa cái: Hoa cái rất to, ít nhất cũng gấp 4,5 lần hoa đực. Hoa có 5 cánh rời nhau, không có chỉ nhị, bầu hoa rất phát triển. Nuốm chia thành 5 mảnh chứng tỏ bầu do 5 lá noãn hợp thành. Mỗi mảnh rìa xoăn như hình mào gà, làm tăng diện tích của nuốm, do đó có khả năng tiếp nhận được phấn dễ hơn. Những hoa này cần thụ phấn mới cho năng suất cao, xong cũng có thể
đơn tính sinh (không qua thụ tinh) phát triển thành quả nhưng quả bé, kém
ngọt. Quả thường tròn, khoảng trống lòng quả to, thịt quả mỏng.

+ Hoa lưỡng tính điển hình: Hoa lưỡng tính có kích thước trung gian, to hơn hoa đực nhưng nhỏ hơn hoa cái. Hoa lưỡng tính có 5 cánh nhưng cánh không rời hẳn nhau như ở hoa cái mà dính với nhau ở phần dưới của cánh hoa thành một ống. Ống ngắn hơn ở hoa đực và chỉ đính với nhau trên khoảng 1/3 chiều dài của cánh hoa, còn ở hoa đực thì đính với nhau trên 2/3 chiều dài của
cánh hoa.

Hoa lưỡng tính có cả nhị đực và bầu trong có noãn. Bầu dạng dài và chỉ nhị gắn trên cánh hoa. Hoa có 10 nhị đực. Bầu có thể có 5 lá noãn hoặc chỉ có 2 đến 3 lá noãn.

3.5. Quả và hạt cây đu đủ

- Dạng quả đu đủ thường tùy vào loại hoa đã thụ phấn:

+ Hình trứng hay hình cầu: Do hoa cái phát triển, mỏng cơm, bọng ruột, quả lớn và tròn.

+ Hình thon dài: Do hoa lưỡng tính tạo thành, dày cơm, nhiều hạt và ngon ngọt. Loại quả này thường dài 20 – 40 cm, đường kính 5 – 15 cm, trọng lượng 0,5 – 4 kg. Trong sản xuất hiện nay, do đu đủ trồng từ hạt, chưa tạo giống thuần nên độ đồng đều của quả trên vườn chưa cao.

- Hạt: Quả đu đủ mang trung bình 300 – 500 hạt. Quả đu đủ đủ độ già thường có khoảng 60 – 70% hạt sẽ mọc thành cây. Hạt già có màu xám hoặc đen và thường chìm trong nước. Bên ngoài hạt có lớp vỏ lụa mỏng, cản thấm nước nên cần chà bóc vỏ trước khi gieo. Hạt có chứa dầu. Trọng lượng 1.000 hạt nặng khoảng 2kg.

4. Đặc điểm sinh học cây đu đủ

Quả đu đủ chứa nhiều dinh dưỡng, trong 100 g thịt quả chín chứa nhiều nước (86,6%), bột (12,1%), protem (0,6%) và có khá nhiều chất khoảng như: Kali (204 mg), Canxi (34 mg), Phốt-pho (llmg).

Đặc biệt, quả đu đủ cung cấp lượng vitamin phong phú: vitamin A (450 mg), Canxi (74mg), Vitamin Bị (0,03), Vitamm pp (0,5 mg), Vitamin B2 (0,04 mg). Ngoài ra, quả đu đủ tươi còn được dùng như một loại rau nấu ăn hàng ngày.

Một số nơi còn trồng đu đủ để lấy nhựa cây. Papain có trong đu đủ là một loại enzym có khả năng phân giải protein nhanh, ứng dụng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c