Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây Hành Tây

 Cây Hành Tây


1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

- Hành tây là cây trồng lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Không có nước nào, dân tộc nào lại không đưa hành tây vào khẩu phần ăn thường nhật. Người La Mã nhất thiết phải dùng hành tây cho khẩu phần ăn của quân đội.

- Là cây trồng được sử dụng rộng rãi. Người ta dùng hành tây để sào, nấu súp, luộc, nướng, làm kem, trột sa lát… Lượng dùng hàng ngày không nhiều, nhưng cho cả năm thì số lượng đáng kể. Ví dụ Liên Xô những năm 1980 bình quân đầu người ở một số nước Cộng hòa từ 14-17 kg/năm. Hành tây là loại rau có giá trị kinh tế cao. Trong hành tây có chứa: chất khô: 12%, đường tổng số 6,5%, protein thô – 1,8%, vitamin C-8,9mg%.

- Diện tích và năng suất hành tây trên thế giới không ngừng tăng lên theo thời gian. Diện tích trồng hành tây ở Châu Á là lớn nhất. Các nước dẫn đầu về diện tích là Mỹ, về sản lượng là Trung Quốc và về năng suất là Liên Xô. Hành tây là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta hành tây là cây vụ đông quan trọng của nhiều vùng, trồng hành tây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác như lúa, dưa, ngô…

2. Công dụng của hành tây trong y học

Hành tây không những được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm mà còn làm vị thuốc quí. Trong hành tây chứa nhiều chất diệt khuẩn. Đặc biết là chất phitoxit. Người Ai Cập đã tỏ sự quí trọng cây hành tây trên đài kỷ niệm. Hành tây chữa được nhiều loại bệnh, kích thích hoạt động của tim, thận và được tiêu hóa. Người ta dùng hành tây để chữa các bệnh đau mắt, viêm tai, viêm khớp. Nước hành với mật ong chữa ho, nước hành tươi chữa được bệnh đường ruột. Hành tây có tác dụng chữa trị bệnh huyết áp và xơ cứng động mạch.

3. Nguồn gốc

- Nguồn gốc của hành tây đã được ghi chép lại trong lịch sử văn học và điêu khắc nhưng chưa tìm thấy loại dại. Hành tây trồng trọt ngày nay là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của loài người. Nó xuất hiện ở nước cổ Ba Tư, người ta cho răng Ba Tư có thể là trung tâm nguồn gốc hành tây. Người Hy Lạp và người Ý đã viết về cây hành tây. Hành tây đến Châu Âu vào thời kỳ trung cổ, người Tây Ban Nha đã mang hành tây đến Bắc Mỹ.

- Trong chiến tranh thế giới, hành tây được coi trọng, tướng Grant đã gửi một bức điện báo cho Bộ trưởng Bộ Chiến tranh vào mùa hè 1864 rằng: “ Tôi không di chuyển quân nếu không có hành tây”.

- Về nguồn gốc của hành tây vẫn còn một vài điều gì đó huyền bí. Linnaeus, Don và Regel là những người viết chuyên khảo về cây hành tây cũng không xác định được nguồn gốc của nó một cách chính xác. Hầu hết các nhà thực vật học đều do dự về A.cepa như một cây hoang dại.

- Trong những giống trồng trọt của A.cepa có thể chia ra thành 3 nhóm, những nhóm ấy chỉ giới hạn trong biến chungr thực vật:

+ Nhóm hành tây thông thường: Var.cepa

+ Hầu hết những giống hành tây quan trọng đều thuộc nhóm này. Chúng có sự khác nhau về hình dạng, màu sắc thân củ, phản ứng với ánh sáng, nhiệt độ.

3. Đặc điểm thực vật học

3.1 Hệ rễ

- Thuộc hệ rễ chùm, phát triển kém, rễ tập trung ở lớp đất mặt, khả năng chống chịu khô hạn kém. Rễ bắt đầu sinh trưởng ở nhiệt độ 2-3oC. Hệ rễ hành tây có nhiều sợi dài, phân nhánh yếu, chúng được bao phủ một số lượng lớn lông hút. Loại rễ này rất dễ khô héo khi bị nhổ lên. Vì vậy phải gieo trồng ở đất mầu mỡ, tới xốp và đủ độ ẩm.

3.2 Thân và lá

- Thân thật của hành rất ngắn, đã thoái hóa, chúng là dạng đế giò nằm sát ngay dưới thân giả (thân củ). Trên thân thật có mầm sinh dưỡng và sinh thực, những mầm này được che phủ bởi những bẹ lá dầy, mọng nước (cơ quan sử dụng).

- Thân củ: là bộ phận sử dụng được cấu tạo bởi nhiều bẹ lá.

- Lá thật:  đầu tiên của hành là một lá mầm, sau khi nảy mầm 10-15 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Lá hành tây hình ống, tròn, bằng phẳng, trên lá được phủ một lớp sáp. Thời kỳ đầu lá hành sinh trưởng rất chậm, sau khi nảy mầm chỉ sinh trưởng được một vài cm, ở thời kỳ này xới xáo, trừ cỏ dại là công việc hết sức quan trọng. Tuổi thọ của lá phụ thuộc vào sự sinh trưởng, lá sẽ chết dần, cũng là quá trình tạo củ.

- Bẹ lá là cơ quan sử dụng chủ yếu của hành tây, củ hành được tạo thành bởi số bẹ lá. Số bẹ lá thay đổi phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng trọt. Bẹ lá sắp xếp trên thân theo hình xoáy ốc, khoảng cách giữa các bẹ lá còng nhỏ thì củ hành càng chặt, do đó tăng khả năng bảo quản và vận chuyển, năng suất sẽ cao. Vì khối lượng củ phụ thuộc vào số lượng bẹ lá, độ lớn và bề dầy mỗi bẹ lá.

3.3 Hoa và hạt

Thuộc hoa đầu trạng, hoa có 6 lá đài, 6 nhị và nhụy. Hoa thụ phấn chéo (phấn hoa thương chin trước). Vì vậy phải thụ phấn với hoa bên cạnh hoặc hoa trên cây khác. Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, cũng có thể nhờ gió. Hoa có mầu trắng xám, đôi khi phót tím hoặc mầu hồng. Vòi nhụy rất bé, bầu thượng có 3 ngăn, nếu được thụ phấn đầy đủ thì có 6 hạt.

+ Cành hoa dài 60-100 mm, hình ống, có màu xanh, một chùm hoa có từ 250-600 hoa, hoa phân bố theo 3 tầng. Vì vậy thời gian và độ chin giữa các tầng khác nhau, thời gian ra hoa kéo dài hàng tháng, chùm hoa có dạng hình tán.

- Hạt: có mầu đen, hình đa giác, vỏ cứng, sù sì, dầy, 1 gam hạt có khoảng 250-400 hạt.

4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

4.1 Nhiệt độ

- Hành tây là cây ưa thích khí hậu lạnh, khả năng thích nghi với nhiệt độ rất rộng, vừa có thể chịu rét, lại vừa có khả năng chịu nhiệt độ cao do chúng xuất xứ ở những vùng có nhiệt độ ngày đêm biến đổi lớn. Nhiệt độ cho hành tây sinh trưởng phát triển 16-20oC, yêu cầu nhiệt độ thay đổi theo từng thời kỳ của cây.

- Hạt hành tây bắt đầu nảy mầm ở 2-3oC với độ ẩm đất 80-90%, hạt nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 20-22oC. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng (mọc từ hạt) là 22-25oC, nhiệt độ cho than củ sinh trưởng tốt là 18oC, khi nhiệt độ tăng cao 30-32oC, cây sinh trưởng rất nhanh, nhưng sau đó giảm sút, khả năng chịu nhiệt độ thấp của hành khá tốt, cây trưởng thành chịu rét tốt hơn cây nhỏ, có thể chịu -7oC.

4.2 Ánh sáng

- Là cây ưa sáng, hầu hết là cây ngày dài, sự thay đổi phụ thuộc vào giống, có thể phân chia thành 2 nhóm:

+ Giống ngày ngắn, hình thành củ trong điều kiện thời gian chiếu sáng ngắn 10-12 giờ, không hình thành củ trong diều kiện ngay dài. Những giống thuộc nhóm này là những giống chin sớm.

+ Giống ngày dài, hình thành củ trong điều kiện chiếu sáng dài trên 15 giờ/ngày, không hình thành củ ở 10-12 giờ/ngày. Nhìn chung thời gian chiếu sáng từ 12-16 giờ/ngày các quá trình của cây được tăng cường.

- Thời gian chiếu sáng ngắn 8 giờ/ngày làm giảm khả năng tổng hợp vitamin C, tăng cường sự sinh trưởng của lá, kéo dài thời gian sinh trưởng, không tạo củ.

- Ánh sáng ngắn, nhiệt độ cao, diện tích dinh dưỡng lớn sẽ kích thích sự ra lá trên cây, số lá tăng, cây có dạng bụi.

4.3 Nước

Khi nảy mầm hành cần nhiều nước do hạt có nhiều góc cạnh, vỏ dày, nước xâm nhập vào hạt khó khăn. Rễ hành yếu nên không chịu khô hạn. Vì vậy thời kỳ nảy mầm đến khi cây có 4-5 lá thật yêu cầu độ ẩm cao, đất phải ẩm thương xuyên. Khi thếu ẩm lá ngững sinh trưởng, củ nhỏ. Ở nơi có bức xạ lớn, bốc hơi nước nhiều, lượng mưa không đủ thì tưới nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng tăng năng suất của hành. Theo Xoboleba O.M thì sự tiêu phí nước cho 1 tấn hành hô từ 50-70 m3. Độ ẩm ở các thời kỳ sinh trưởng từ 70-80%, ddooj aamr khoong khis thaaps 45-55%, ddooj aamr khoong khi cao cây bị bệnh hại. Ở những vùng khô hạn độ ẩm khó khống chế, độ ẩm thấp ảnh hưởng đáng kể đến hình dạng củ và thời gian thu hoạch do hệ rễ bị khô héo và chết. Nước quá dư thùa sẽ làm cho cây hành không chin già và khô được do cổ hành to, sù.

4.4 Đất đai

- Đất tốt nhất cho hành tây sinh trưởng là đất nhẹ giầu chất hữu cơ, trồng hành tây trên đất cát pha đất thịt nhiều mùn thường cho năng suất cao. Đất mầu mỡ sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây hành sinh trưởng, phát triển. Trên ddaaats cát pha cũng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng hành chin sớm hơn so với đất thịt và năng suất sẽ thấp hơn. Hành tây non rất dễ bị gãy, đất vườn ươm phải nhỏ, không có sỏi đá. Đất gieo hạt phải tiêu nước tốt và khô ráo.

- Hành tây tuy có thể chịu được đất hơi chua, nhưng độ pH từ 6,0-6,8 biểu hiện tốt với điều kiện cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu độ pH thấp dưới 6 thì cây sẽ mẫm cảm với đất chua, dẫn đến năng suất giảm, chất lượng giảm. Cây hành tây cũng có thể sinh trưởng ở độ pH 7,5-7,8 trên đất đầy đủ các chất dinh dưỡng chủ yếu.

5. Một số giống hành tây đang trồng phổ biến

5.1 Giống hành F1 Granex của Nhật

Giống này được trồng phổ biến ở những vùng trồng hành. Giống có thời gian sinh trưởng 130-140 ngày. Thân củ hình tròn dẹt, được kính củ 8,5 cm, khối lượng củ trung bình 265,5 g, năng suất trung bình đạt 20-25 tấn/ha. Chất lượng tốt, ăn ngon, ngọt. Khả năng chống chịu với bệnh sương mai ở mức trung bình.

5.2 Giống hành F1 Grano của Nhật

Giống có thời gian sinh trưởng 130-135 ngày. Thân củ có dạng hình cầu, khoảng cách giữa các bẹ lá lớn, bẹ lá daầy, đường kính củ từ 6-7 cm , khổi lượng củ trung bình 150-200 g, Năng suất trung bình 15-20 tấn/ha. Chất lượng tốt, ít mùi hăng, ăn ngọt. Khả năng chống chịu với bệnh hại ở mức trung bình.

Hiện nay hành tây không ra hoa ở đồng bằng, vì vậy hạt giống phải mua từ nước ngoài. Đây là một khó khăn cho việc mở rộng diện tích trồng hành ở nước ta. Gân đây một số vùng thuộc tỉnh phía Bắc nước ta đã dùng hạt giống hành tay của Trung Quốc. Trên thị trường đã xuất hiện hành thương phẩm của Trung Quốc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d