Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện về vải thiều

  Câu chuyện về vải thiều bắt đầu từ lịch sử phát triển của ngành trồng cây này và những câu chuyện thú vị liên quan đến nó. Dưới đây là một tóm tắt về câu chuyện và lịch sử của vải thiều: Xuất xứ và lịch sử: Vải thiều là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng từ hàng ngàn năm trước đây. Theo truyền thuyết, vải thiều đã được tìm thấy và trồng lần đầu tiên tại vùng Thiều Châu, Trung Quốc. Từ đó, nó đã lan rộng sang các khu vực khác trên thế giới, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Quan trọng với khu vực Vải Thiều Bắc Giang: Tỉnh Bắc Giang ở Việt Nam đã trở thành nơi nổi tiếng với trồng vải thiều. Vải thiều Bắc Giang đã được công nhận là một trong những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam và có xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Câu chuyện về sự quan trọng của vải thiều trong văn hóa địa phương: Vải thiều không chỉ là một loại cây trồng phổ biến, mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa và kinh tế đặc trưng của một số khu vực. Ví dụ, ở Bắ

Cây cao lương

 Cây cao lương


Tên tiếng anh/Tên khoa học: Sorghum Bicolor (L.) Moench

Tên khoa học: Sorghum Bicolor (L.) Moench

Tên gọi khác: Bo bo, Lúa miến, Cao lương đỏ, Cao lương ngọt, Miến to, Cỏ miến to, Truật mễ, Cao lương mễ

Họ: họ lúa

Chi: Chi Lúa Miến (Sorghum)

Cao lương (Sorghum bicolor (L) Moench) còn có tên gọi lúa miến, bo bo… thuộc họ hòa thảo và là cây lương thực đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và diện tích canh tác. Đây không phải là loại cây mới mẻ, nhất là với các nước trên thế giới, cao lương cũng từng được nhập về Việt Nam vào những năm 1962 với tên gọi bo bo, cù làng, mì... nhằm phục vụ làm lương thực.

1. Nguồn gốc và phân bố cây cao lương

* Nguồn gốc cây cao lương:

- Cao lương là một loại ngũ cốc có từ xa xưa, thuộc họ Lúa (Poaceae). Bộ phận dùng là hạt có kích thước nhỏ, tròn và thường có màu trắng hay vàng. Tuy nhiên, một số giống cho hạt màu đỏ, nâu, đen hoặc tím.

- Có rất nhiều loài thuộc chi Cao lương (Sorghum) nhưng phổ biến nhất là loài có tên khoa học Sorghum bicolor, nguồn gốc từ châu Phi. Nhiều loài khác có nguồn gốc từ Úc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác.

- Hạt cao lương được sản xuất nhiều thứ 5 trên thế giới, với sản lượng hàng năm khoảng 57,6 triệu tấn. Người nông dân thường ưa trồng loài cây này do chúng có khả năng chịu hạn hán, nắng nóng và các điều kiện đất khác nhau.

* Phân bố cây cao lương trên thế giới và nước ta:

- Hàng loạt các loài của chi Lúa Miến (Sorghum) được sử dụng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc (dưới dạng lương thực và trong xi rô lúa miến hoặc "mật cao lương" làm từ các giống có hàm lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một vài loại đồ uống chứa cồn. Phần lớn các loài có khả năng chịu khô hạn và chịu nóng cao và chúng đóng vai trò quan trọng trong các khu vực có khí hậu khô cằn. Chúng tạo thành một thành phần quan trọng của các bãi chăn thả gia súc tại nhiều khu vực nhiệt đới. Các loài lúa miến là cây lương thực quan trọng tại châu Phi, Trung Mỹ và Nam Á và là "cây lương thực đứng hàng thứ 5 trên thế giới". Các nô lệ gốc Phi đã đưa cây lúa miến vào Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 17.

- Ở nước ta, cao lương được trồng lâu đời ở các khu vực núi cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, khu vực Tây Nguyên… chủ yếu thu hoạch hạt làm lương thực và thức ăn cho gia súc.

2. Đặc điểm thực vật học cây cao lương

- Rễ cây cao lương: Bộ rễ của cao lương có thể ăn sâu tới 1,5m dưới mặt đất nhưng thông thường tập trung ở độ sâu 0,9m. Hệ thống rễ có rễ bất định (rễ chân kiềng) – có tác dụng chống đổ, loại rễ mọc ra từ những đốt thân phía dưới, ngay phần thân phía trên mặt đất.

- Thân cây cao lương: Cây cao lương là loại cây họ hòa thảo,  thân thẳng và đặc, cấu tạo gồm nhiều đốt thân, cây cao từ 1,5 đến 3m, một số giống siêu cao lương cao đến 5 – 6m, với các lợi thế chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi như lạnh, mặn, hạn… nên có thể canh tác ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các vùng có khí hậu khô cằn.

- Lá cây cao lương: Số lá trên thân chính có thể thay đổi từ 7 - 24 lá tuỳ thuộc từng giống. Lá cao lương cũng có phần bẹ ôm sát vào thân cây làm tăng ñộ cứng cho cây, bẹ lá thông thường có chiều dài khoảng 15 - 35cm và cuộn chặt lấy thân. Phiến lá dài từ 30 - 135cm và rộng từ 1,5-13cm với mép lá thẳng hoặc gợn sóng, mặt lá thường được phủ 1 lớp phấn muội. Gân giữa của lá màu trắng hoặc vàng trong điều kiện canh tác đất khô hoặc màu xanh trong điều kiện canh tác ngập nước. Bẹ lá ôm sát thân cây, lá mọc đối nhau thành 2 hàng trên thân cây. Phần bẹ lá ôm thân cây và gối xếp lên nhau tạo cho thân thẳng ñứng và vững vàng.

- Hoa cây cao lương: Hoa của cây cao lương là một cụm thẳng đứng nhưng cũng có trường hợp
cong xuống như cổ ngỗng. Chùm hoa có một cuống trung tâm, với những nhánh cấp 1, cấp 2 đôi khi có cả nhánh cấp 3, từ các nhánh này sinh ra các chùm hoa nhỏ.

+ Chiều dài và khoảng cách của những nhánh hoa quyết định hình dạng của chùm, từ hình nón hoặc hình ô van kín. Thường thường hạt được bao phủ bởi lớp mày. Hạt hình tròn và có đầu nhọn có kích thước từ 4 - 8mm. Hình dạng, kích thước, màu sắc hạt thay ñổi tuỳ thuộc từng giống (ICRISAT, 1996). Hạt được bao bọc bởi 2 lá mày. Lá mày có thể bị mất hoặc vẫn còn tồn tại khi thu hoạch hạt. Màu sắc hạt rất đa dạng: trắng, vàng, đỏ hay nâu.

- Hạt cây cao lương: Mỗi bông có thể có tới 6000 hoa con (hạt). Số lượng hạt có trong 1kg là 25000-61740 hạt. Với cao lương cỏ thì số hạt có thể lớn hơn, 120000 – 159000 hạt/kg. Hạt của chúng khá nhỏ, đường kính chỉ khoảng 3 - 4mm, màu sắc hạt thay đổi từ vàng nhạt đến nâu đỏ và nâu sậm tùy thuộc vào giống.

3. Giá trị dinh dưỡng cây cao lương

- Cao lương là một ngũ cốc cực kỳ giàu dinh dưỡng. Một nửa cốc cao lương chưa nấu chín (tương đương với 96 gram) sẽ cung cấp:

Hàm lượng chất dinh dưỡng

Thành phần % có trong cao lương

Calories 316

 

Pretein 10g

 

Chất béo 3g

 

Carbohydrate 69g

 

Chất xơ 6g

 

Vitamin B1 (thiamine)

26%

Vitamin B2 (riboflavin)

7%

Vitamin B5 (axit pantothenic)

7%

Vitamin B6

25%

Đồng

30%

Sắt

18%

Magie

37%

Photpho

22%

Kali

7%

Kẽm

14%

- Loại ngũ cốc này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin nhóm B, có vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất, phát triển thần kinh và sức khỏe của da, tóc.

- Đó cũng là một nguồn magie phong phú, một khoáng chất quan trọng đối với quá trình hình thành xương, sức khỏe tim mạch và hơn 600 phản ứng sinh hóa trong cơ thể (chẳng hạn như sản sinh ra năng lượng và chuyển hóa protein).

- Thêm vào đó, cao lương còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, axit phenolic và tannin. Với chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa như vậy, bạn có thể giảm bớt tình trạng stress oxy hóa và các phản ứng viêm trong cơ thể.

- Hơn nữa, một nửa cốc (khoảng 96 gram) hạt này cung cấp khoảng 20% lượng chất xơ khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ thúc đẩy sức khỏe đường ruột, giúp ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

- Loại hạt này cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Thực tế, chúng cung cấp lượng protein nhiều như quinoa – loạt ngũ cốc nổi tiếng với hàm lượng protein cao.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n