Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Các chứng bệnh thông thường của cây trồng khi thiếu tố chất dinh dưỡng.

 Các chứng bệnh thông thường của cây trồng khi thiếu tố chất dinh dưỡng.


1. Thiếu đạm

Cây: sinh trưởng kém, gầy thấp, yếu, phần trên của cây bị ảnh hưởng nhiều hơn phần dưới (gốc).

Lá: lá mỏng, nhỏ, màu lục vàng, nghiêm trọng hơn lá già phía dưới đều biến thành màu vàng khô chết.

Rễ, gốc, gốc nhỏ, nhiều chất gỗ. rễ bị ức chế nên nhỏ, ít cành.

Hoa quả: phát triển chậm, chín sớm, hạt ít và nhỏ.

2. Thiếu lân

Cây: Thấp, lớn chậm, phần dưới của cây bị ức chế nghiêm trọng.

Lá: Lá màu lục tối, không bóng, hoặc biến thành đỏ tím, cá lá phía dưới chết khô và rụng.

Gốc rễ: Gốc nhỏ, nhiều xơ gỗ, rễ không phát triển, rễ chính gầy dài, rễ phụ ist hoặc không có.

Hoa quả: Ít hoa ít quả, quả chín chậm, dễ xuất hiện đầu nhọn, rụng hoa rụng nhụy, hạt giống không chắc.

3. Thiếu kali

Cây: Cây nhỏ, phiến lá xám khôm, cây mềm yếu dễ nhiễm sâu bệnh.

Lá: Bắt đầu từ đầu nhọn của lá men theo riềm lá biến thành màu vàng rồi khô chét, lá như bị cháy. Có lúc lá xuât hiện lấm chấm màu xám hoặc lá cuốn lại thể hiện nếp nhăn.

Gốc rễ: Gốc cây nhỏ, yếu, các mắt gốc cành ngắn dễ ngã gãy.

Hoa quả: Cây nhiều nhánh nhưng đậu quả ít, quả lép có lúc dị hình, hạt quả khô lép.

4. Thiếu canxi

Cây: Thấp nhỏ, xơ cứng, bệnh thường phát sinh ở gốc và phần non bên trên, thường biểu hiện chưa già đã lão.

Lá: Lá cuốn, giòn, vàng, dần dần khô chết.

Gốc rễ: Rễ nhỏ không phát triển, gốc mềm oặt. Rễ dễ bị thối chết. Có lúc rễ xuất hiện các đốm khô.

Hoa quả: Kết trái không tốt, hoặc trái lép.

5. Thiếu mangiê

Thân cây: Bị biến thái của thời kỳ phát triển cuối; cây bị vàng.

Lá: Đầu tiên lá già không còn màu lục, phần thịt của lá bị vàng nhưng gân lá vẫn xanh lục, dần dần thịt lá biến thành màu nâu chết.

Gốc rễ: Không thay đổi lớn.

Hoa quả: Hoa bị ức chế, màu hoa trắng bệch.

6. Thiếu lưu huỳnh

Thân cây: Thân cây thường ít xanh lục, thời kỳ sau sinh trưởng kém.

Lá: Lá non đã bị vàng, đầu tiên là gân lá sau đó là toàn bộ lá. Nếu nghiêm trọng lá già biến thành màu trắng vàng, nhưng thịt lá vẫn còn màu lục.

Gốc rễ: Gốc khẳng khi, ít nhánh; rễ các loại đậu ít mọc nốt.

Hoa quả: Ra hoa kết trái chậm, trái ít.

7. Thiếu sắt

Thân cây: Thấp nhỏ, vàng, chứng bệnh mất màu vàng lục, đầu tiên biểu hiện ở bộ phận lá non.

Lá: Lá non mất màu vàng lục, biến màu vàng nghiêm trọng lá khô vàng và rụng.

Gốc rễ: Gốc rễ sinh trưởng chậm; cây có trái bị thiếu sắt lâu dài, ngọn cây bị chết.

Hoa quả: Quả nhó.

8. Thiếu Boron

Thân cây: Thấp nhỏ, bệnh bắt đầu xuất hiện phần non của cây; ngọn cây biến trắng, gốc cành có những điểm chết.

Lá: Lá mới mọc dày thô, màu lục nhạt. thường có những đốm cháy, lá biến thành màu đỏ, cuống lá dễ gẫy.

Gốc rễ: gốc giòn, các đốt gốc, cành bị thoái hóa, hoặc chết. Rễ thô ngắn, rễ  phụ không phát triển.

Hoa quả: Nhụy, hoa thường bị rụng, quả và hạt không chắc, thậm chí có hoa nhưng không kết trái quả dị hình, thịt quả xơ gỗ.

9. Thiếu mangan

Thân cây: Thấp nhỏ, không xanh lục

Lá: Lá non không xanh lục, nhưng gân lá vẫn xanh lục, trên lá có các nốt sần.

Gốc rễ: Gốc yếu, nhiều chất xơ gỗ.

Hoa quả: Hoa ít, quả nhẹ.

10. Thiếu đồng

Thân cây: Thấp nhỏ, lục nhạt, dễ bị bệnh.

Lá: Cốc loại, ngọn lá không canh lục, biến vàng, sau đó khô dần rụng xuống.

Cây ăn quả lá bị dị hình, biến sắc, đầu lá co lại.

Gốc rễ: Phát triển kém, gốc cành của cây ăn trái thường tiết nhựa cây.

Hoa quả: Cốc loại phát triển kém, đậm nhánh nhiều nhưng không kết quả, nên khó kết hạt.

11. Thiếu kẽm

Thân cây: Thấp nhỏ, lúa nước thường biểu hiện cỗi (mầm) mạ.

Lá: Cây ăn quả lá không xanh lục, cành nhỏ xuất hiện lá nhỏ, dị hình, các đốt cành ngắn, ngố thiếu kẽm thường xuất hiện mầu trắng.

Gốc rễ: Cành có thể bị chết, rễ phát triển chậm.

Hoa quả: Quả nhỏ, hoặc biến hình, quả có nốt tím.

12. Thiếu MO

Thân cây: Thấp nhỏ, phát triển chậm dễ bị sâu hại

Lá: Lá non vàng lục, lá già dày cộm, có lúc bị hoại tử.

Gốc rễ: Rễ đậu ít nốt.

Hoa quả: Quả đậu nhỏ, hạt nhẹ, bông rụng hoa, tiểu mạch hạt lép.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c