Đặc điểm và biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại dâu tây
Tên khoa học:
Thrip tabaci
1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành nhỏ, màu vàng xám, trứng
được đẻ trong mô ở các bộ phận non của cây, bọ trĩ cái đẻ trứng được 40 - 50
trứng.
- Bọ trĩ non màu vàng nhạt, sống gây hại
chung với bọ trĩ trưởng thành.
- Bọ trĩ thuộc loại côn trùng biến thái
trung gian, bọ trĩ non chuyển sang giai đoạn nhộng giả có thể ở trong lá khô
hay vỏ cây, nhưng chủ yếu vẫn là ở trong đất.
- Vòng đời của bọ trĩ là 17 - 20 ngày, một
năm có thể có khoảng 20 thế hệ bọ trĩ hoàn thành chu kỳ phát triển.
2. Đặc điểm gây hại quy luật phát sinh
- Bọ trĩ gây hại chủ yếu trên hoa làm cho
quả bị nhỏ, biến dạng. Ngoài ra chúng còn hại lá, búp non và thân, chích hút
nhựa làm cây suy kiệt, giảm năng suất thu hoạch. Hoa bị hại chuyển màu nâu.
- Tuy nhiên trái non vẫn tiếp tục lớn nhưng
có màu vàng đồng. Những trái bị triệu chứng này thường nhỏ và cứng, đồng thời
những hạt trên bề mặt trái dâu bị lồi ra, bề mặt trái dâu bị rạn và có màu
đồng.
- Nếu cây bị nhiễm nhẹ thì cây bên cạnh
không bị ảnh hưởng, nếu cây và trái chín bị nhiễm quá nặng thì bọ trĩ sẽ chuyển
sang tấn công những cây bên cạnh và có thể lây lan trên khắp vườn dâu.
3. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác: Bón phân đầy đủ, cân
đối, tỉa bớt lá già, thu gom tiêu hủy tàn dư.
- Biện pháp hóa học: Hiện nay, Chưa có
thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này. Có thể tham khảo sử
dụng một số thuốc có hoạt chất: Abamectin; Abamectin + Chlorfluazuron; +
Abamectin + Emamectin benzoate; Abamectin 1.8% + Matrine 0.2%.
Nhận xét
Đăng nhận xét