Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện về vải thiều

  Câu chuyện về vải thiều bắt đầu từ lịch sử phát triển của ngành trồng cây này và những câu chuyện thú vị liên quan đến nó. Dưới đây là một tóm tắt về câu chuyện và lịch sử của vải thiều: Xuất xứ và lịch sử: Vải thiều là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng từ hàng ngàn năm trước đây. Theo truyền thuyết, vải thiều đã được tìm thấy và trồng lần đầu tiên tại vùng Thiều Châu, Trung Quốc. Từ đó, nó đã lan rộng sang các khu vực khác trên thế giới, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Quan trọng với khu vực Vải Thiều Bắc Giang: Tỉnh Bắc Giang ở Việt Nam đã trở thành nơi nổi tiếng với trồng vải thiều. Vải thiều Bắc Giang đã được công nhận là một trong những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam và có xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Câu chuyện về sự quan trọng của vải thiều trong văn hóa địa phương: Vải thiều không chỉ là một loại cây trồng phổ biến, mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa và kinh tế đặc trưng của một số khu vực. Ví dụ, ở Bắ

Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây mía

 Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây mía


1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía

Mía là cây công nghiệp không kén đất. Mía có thể trồng được ở nhiều vùng trên đất nước ta, trong những điều kiện khí hậu và đất đai rất khác nhau. Tuy vậy, mía có nhu cầu cao về các chất dinh dưỡng.

Với năng suất 80 tấn mía cây trên 1 ha, mía lấy đi trung bình từ đất 96kg N, 37kg P2O5, 115kg K2O. Ngoài ra, mía còn lấy một lượng khá lớn canxi và magie.

Với hệ số sử dụng phân bón khoảng 40% thì cần bón cho mía ít nhất là 240kg N, 290kg K2O, tương đương với 520kg ure và 485kg clorua kali. Một số tài liệu còn nêu lên con số là cứ 1 tấn mía cây cần có 6kg K2O, có nghĩa là cần đến 480kg K2O bón cho 1 ha để có thể thu hoạch cho 80 tấn mía cây.

Phân hữu cơ có hiệu quả rất cao đối với mía. Tuy vậy, để có một lượng phân hữu cơ lớn để cung cấp cho các vùng trồng mía tập trung là một việc rất khó. Cho nên người ta sử dụng bùn lọc của các nhà máy đường để bón cho mía, vì loại bùn lọc này chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là lân và canxi. Có thể dùng lá mía băm nhỏ để bón cho mía.

Phân vô cơ giữ vai trò quyết định trong chế độ dinh dưỡng các cây mía. Đạm và kali là những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu.

Thiếu đạm và kali năng suất mía giảm tương ứng là 37% và 35%. Thiếu lân năng suất giảm 21%, thiếu canxi giảm 13%, thiếu magie giảm 14%. Bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho mía mới bảo đảm có năng suất cao. Ngoài ra bón phân đầy đủ và cân đối còn làm tăng lượng đường trong cây.

2. Hướng dẫn bón phân cho cây mía

Bón NPK làm tăng năng suất mía đến 16,4 tấn/ha trên đất phù sa và 20,1 tấn/ha trên đất xám Đông Nam bộ so với đối chứng. Hiệu suất trung bình của 1kg clorua kali là 32-53kg mía cây. Bón kali với liều lượng 180-240kg K2O/ha. Với tỷ lệ N:K là 1:1-1,25 vẫn còn làm tăng năng suất mía. Bón cân đối kali với đạm còn hạn chế được giảm hàm lượng đường trong trường hợp thu hoạch chậm.

Liều lượng bón có quan hệ chặt chẽ với hiệu lực của phân bón. Trên nền đạm cao (180kg N/ha) hiệu lực của kali cao hơn so với trên nền đạm thấp (120kg N/ha). Hiệu lực của N trên nền phân kali cũng xảy ra tương tự. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng đạm quá cao, không cân đối với kali sẽ làm giảm hàm lượng đường trong cây.

Thời kỳ bón phân cho mía có ảnh hưởng lớn đến năng suất và hàm lượng đường trong cây. Mía sinh trưởng mạnh nhất vào thời kỳ vươn lóng, nên rất cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây vào thời kỳ này. Bón phân muộn, đặc biệt là đạm sẽ làm thời gian sinh trưởng của cây kéo dài, mía chậm chín cho nên tỷ lệ đường giảm. Vì vậy, bón phân cho mía nên bón ít lần và kết thúc vào giai đoạn vươn lóng. Lần bón đạm cuối cùng, ít nhất phải cách thời gian thu hoạch là 5 tháng.

Với mía tơ thường bón lót 100% phân lân, vôi và phân hữu cơ. Riêng phân đạm và kali thì nên chia ra bón lót và bón thúc 2 làn vào lúc bắt đầu đẻ nhánh và lúc vươn lóng, mỗi lần bón 1/3 lượng phân. Đối với mía gốc, tuy lượng phân bón cần nhiều hơn, nhưng cũng chỉ nên bón 2 lần vào lúc xử lý gốc và khi mía bắt đầu vươn lóng. Ở những vùng mưa nhiều, với mía gốc có thể chỉ bón 3 lần như đối với mía tơ.

Về lượng phân bón, đối với mía cần bón nhiều đạm và kali. Ở những nơi đất chua cần bón vôi. Đối với mía gốc cần bón nhiều hơn mía tơ. Lượng phân bón cần được tính toán trên cơ sở khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất. Tỷ lệ N: P2O5: K2O đối với mía là 1:0,4-0,5:1.

Các mức bón cho 1 ha mía như sau:

Với mía tơ: 15-20 tấn phân chuồng; 150-180kg N; 60-90kg P2O5; 150-180 K2O (mía trồng trên đất phù sa chỉ cần bón 120 kg K2O); 300-500kg vôi, tùy theo độ chua của đất.

Với mía gốc: 10-15 tấn phân chuồng; 180-210kg N; 60-90kg P2O5; 180-210kg K2O (với mía gốc vùng đất phù sa có thể bón 120-150kg K2O); 300-500kg vôi.

Trên các loại đất chua, có pH dưới 5, có thể bón 500-1000kg vôi. Bón vôi làm tăng độ pH của đất và cung cấp thêm một lượng Ca cho mía.

Được bón bổ sung phân vi lượng, năng suất mía cây tăng lên và hàm lượng đường trong mía cũng tăng. Thường người ta bón bổ sung cho mía các nguyên tố vi lượng: magie, lưu huỳnh, sắt, mangan, bo, đồng, kẽm, molipden... Các nguyên tố vi lượng được phun dung dịch hòa tan lên lá vào giai đoạn mía vươn lóng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n