Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Quy trình sản xuất cây giống cao su (Phần 1)

 Quy trình sản xuất cây giống cao su (Phần 1)


1. Thời vụ làm vườn ươm tum trần

- Thời gian đặt hạt từ tháng 7 đến tháng 8.

2. Kỹ thuật làm đất làm vườn vươm tum trần cao su

- Đất làm vườn ươm gần nguồn nước tưới, đất tốt bằng phẳng, đất có thành phần cơ giới nhẹ (thích hợp nhất là đất thịt pha cát).

- Không chọn đất dễ ngập úng, đất sỏi, sỏi cơm, đá ong.

- Vị trí vườn ươm thuận lợi cho việc chăm sóc và vận chuyển.

- Khai hoang và đất phải làm xong trước 30/6. Đất khai hoang phải dọn sạch sẽ cây cối, cỏ dại, làm sạch gốc rễ và được cày bừa cho tơi xốp. Nếu đất chua có thể bón vôi, để khử độ chua cho đất, rồi sau đó tiến hành cày vùi.

3. Kỹ thuật thiết kế vườn ươm cao xu

- Vườn ươm được thiết kế theo hướng chống xói mòn, chống úng vào mùa mưa, tiện cho việc quản lý và chăm sóc.

- Vườn ươm được chia thành những ô khoảng cách 20m x 10m. Các ô cách nhau bằng đường đi. Vườn ươm có quy mô nhỏ hơn 1ha, thì đường đi rộng khoảng 2m. Vườn ươm có quy mô lớn 1 ha, đường chính rộng khoảng 5m, đường phụ rộng khoảng 3m.

- Bố trí trồng cây theo kiểu nanh sấu trên hàng kép (90 + 30cm) x20cm với khoảng cách như sau:

+ 2 hàng đơn cách nhau 30cm.

+ 2 hàng kép cách nhau 90cm.

Cây cách cây 20cm.

- Mật độ thiết kế 80.000 điểm /ha, sau các lần tỉa loại, số tum ghép đạt tiêu chuẩn đủ để trồng mới đại trà ít nhất 70 ha ở Tây Nguyên, và ít nhất 80 ha ở Đông Nam Bộ.

- Đối với những vùng gió lớn, nên tiến hành làm hàng chắn gió cao trên 2m.

4. Kỹ thuật làm rãnh vườn ươm cao su

- Đào rãnh sâu 50cm, rộng 50cm.

- Bón lót phân chuồng 20 tấn/ha (hoặc các loại phân hữu cơ khác có chất lượng tương đương) và phân lân nung chảy 1 tấn/ha.

- Trộn đều phân với đất, lấp đất rãnh lại trước khi đặt hạt khoảng 15 ngày.

- Đối với những khu vực đất dễ bị ngập úng, nên tiến hành lên liếp cao 10 – 15cm, rộng 90cm, hai mép lít cách nhau 30cm.

5. Kỹ thuật chuẩn bị hạt giống vườn ươm cao su

- Chọn hạt làm gốc ghép: Ưu tiên chọn các dòng  vô tính GT1, PB 260, kế đến là PB 235, VM 515. Tránh dùng những hạt giống có tỷ lệ bạch tạng cao. Cần chọn vườn cao su sinh trưởng tốt, tỷ lệ thuần giống cao để thu hạt. Tỷ lệ giống thuần cao để thu hoạch.

- Chọn những hạt mới rụng có màu sáng bóng, nặng cứng, phủ thôi còn tươi.

- Hạt giống sau khi thu về phải rải thành lớp dày 15cm – 20cm và giâm ngay trong vòng 3 ngày.

- Số lượng hạt giống cần cho 1ha vườn ươm tum 10 tháng khoảng 1200 kg.

- Xử lý hạt: hạt được sử lý bằng cách đặt ngửa hạt, gõ nhẹ để hạt nứt ra phía lỗ mầm, sau đó ngâm trong nước sạch 24 – 30h, sau khi ngâm 12 h, tiến hàng thay nước, sau đó lấy ra râm vào líp cát.

- Rấm hạt thúc mầm  trong các ríp rấm có về rộng 1m, đường đi giữa các líp rộng 0,5m, nên lít rấm được đổ 1 lớp cát dày 15cm, phía trên có mái che. Hạt sau khi được sử lý được rải thành 1 lớp và phủ cát phủ kín hạt, số lượng khoảng 1000 – 1200 hạt/ m2.

- Chăm sóc líp rấm: tưới nước bằng thùng búp sen, 2 lần mỗi ngày vào lúc 6 – 7 h sáng, 16 – 17h chiều với lượng nước khoảng 4 lít/m2/lần tưới. Nếu có mưa đủ ẩm thì không tưới. Tránh để đọng nước trên líp rấm.

- Hằng ngày quan sát nếu thấy kiến, phải sử dụng các biện pháp diệt kiến. Có thể trị bằng thuốc trị kiến, mối (như Bassa 0,2%).

6. Trồng cây ra vườn ươm tum

- Sau khi rấm được 8 – 10 ngày, hạt đã phát triển thành cây con. Chọn những cây có thân mầm và rễ cọc dài khoảng 3 – 10cm, đem trồng ra vườn ươm và trong quá trình vận chuyển phải tránh làm hư hại thân mầm và rễ cọc. Nên chọn những cây có cùng độ cao trồng trên cùng một hàng.

- Mỗi điểm chọc 1 lỗ, trồng 1 cây. Rễ cọc hướng xuống đất. Nếu cây nào bị hư thân mầm và rễ cọc phải loại bỏ. Hạt được phủ 1 lớp đất mịm dày 1cm rồi nén đất trặt rễ. Đặt hạt thẳng hàng theo quy định.

- Trong vòng 10 ngày sau khi đặt hạt thì phải thường xuyên kiểm tra để loại bỏ và đặt hạt thay thế những cây không đạt tiêu chuẩn: bị gãy, bệnh, đỉnh sinh trưởng bị hư hại, yếu ớt, xì mủ trên thân.

7. Tưới nước vườn ươm cao su

- Ngay sau trồng nếu không gặp mưa, thì phải tưới nước cho cây trạnh để cây bị héo.

- Chế độ tưới phải phù hợp với loại đất, thời tiết để cây sinh trưởng nhanh. Đối với mùa khô tưới ít nhất 2 lần/ tuần. Với lượng nước khoảng 10 lít/m2/lần.

- Thời gian tưới nước: Trước 10 h sáng và sau 3 h chiều.

8. Làm cỏ

- Vườn ươm phải được làm sạch cỏ. Khi làm cỏ tránh gây hại cây con. Làm cỏ đợt cuối trước khi ghép khoảng 1 tháng.

9. Bón phân

- Bón phân lần nhất khi cây đạt 2 tầng lá ổn định, các lần bón sau cách nhau 30 ngày. Lần bón cuối cùng bón trước khi ghép khoảng tầm 1 tháng.

- Cách bón: trộn đều 3 loại phân ngay trước khi bón. Lần thứ nhất giải phân giữa 2 hàng đơn cách gốc 10cm, lần 2 trở đi dải phân dọc theo 2 bên hàng kép cách gốc 15cm. Sau khi bón xới nhẹ để vùi lấp phân. Vào mùa khô, bón phân kết hợp với tưới nước đẫm.

Lượng phân bón như sau:

Lần bón

Ure

Lân nung chảy

Clorua Kali

Kg/ha

g/cây

Kg/ha

g/cây

Kg/ha

g/cây

1

160

2

230

4

80

1

2

240

3

230

4

80

1

3

240

3

230

4

80

1

4

360

4

-

-

160

2

Cộng

960

12

960

12

400

5

10. Kỹ thuật tỉa loại vườn vươn cao su

- Tỉa loại 2 lần:

+ Lần 1: Khi cây đặt 3 – 4 tầng lá, tỉa bỏ những cây quá xấu, còi cọc không phát triển.

+ Lần 2: Trước khi ghép 10 – 15 ngày, tỉa bỏ những cây sinh trưởng quá kém và không thể ghép được.

11. Kỹ thuật ghép cây

- Tiến hành ghép khi gốc ghép khi đường kính ghép do cách mặt đất 10cm, đặt trên 10mm, và khi cây có tầng lá trên cùng ổn định.

- Vườn ươm và vườn nhân phải được tưới nước đầy đủ, để tiến hành ghép rải vụ từ tháng 2 – tháng 6, tránh tưới nước vào ngày ghép. Trong mùa mưa, không ghép lúc gốc cây còn ướt.

- Áp dụng kỹ thuật ghép mắt xanh và xanh nâu theo phương pháp ghép cửa sổ. Chọn nách mắt lá, và vảy cá có mầm sinh trưởng tốt để ghép.

12. Bưng, xử lý và bảo quản tum

- Mở băng ghép sau khi ghép 20 ghép.

- Sau khi mở băng 15 ngày mới bưng tum đi trồng. Chỉ bưng những cây có đường kính gốc đo cách mặt đất 10cm, đạt đường kính từ 16mm trở lên.

- Cắt ngọn tum ở độ cao cao 5cm, cách mí trên của mắt ghép, mặt cắt nghiêm 30cm, về phía đối diện với mắt ghép. Bôi Vasilin trên mặt cắt sau khi cắt.

- Cắt trịu rễ bàng nhưng không được phạm vào rễ cọc. Cắt chừa rễ cọc, dài ít nhất 40cm tính từ cổ rễ. Vết cắt nghiêng so với trục đúng của rễ.

- Phầm tum từ cổ rễ trở xuống, được xử lý bằng cách nhúng trong hỗn hợp sệt gồm: 2/3 bùn nhão + 1/3 phân trâu bò tươi + 4% supe lân đơn + nước.

- Bó tùm thành từng bó 20 cây bằng dây mềm, chú ý để mắt ghép quay vào phía trong.

- Sau khi bứng và xử lý tum xong nên được trồng ngày trong ngày.

- Trường hợp phải vận chuyển đi xa, thì thời gian bảo quản không quá 7 ngày sau khi bứng. Khi vận chuyển, xe phải có mui che thoáng mát, sàn xe phải được trải 1 lớp mùn cưa ẩm hoặc bao bố nhúng nước. Tum được xếp thành từng lớp trở đầu, cứ mỗi 2 lớp bó tum phủ bao bó ẩm. Tưới nước 2 lần trên ngày vào lúc trời mát. Lấy cát phủ kín phần rễ tum và thường xuyên tưới đủ ẩm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c