Quy trình kỹ thuật trồng lạc đạt năng suất cao trong vụ Xuân
1. Yêu cầu về đất trồng lạc (đậu phộng)
Chọn đất: Chọn đất có thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt
nhẹ, thoát nước tốt, không có nguồn bệnh héo xanh vi khuẩn.
Vùng có tới chọn những khu đất có hệ thống tới tiêu chủ động, có chế độ luân
canh với cây trồng nước.
Làm đất: cày sâu, bừa nhỏ, tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trớc
khi lên luống.
Độ ẩm: Đất trước khi gieo hạt phải đạt độ ẩm khoảng
70-75%, nếu đất khô phải tới ẩm rồi mới gieo.
2. Chuẩn bị giống lạc (đậu
phộng)
* Bộ giống: Vùng có tới chọn các loại giống thâm canh nh
L17, L15, L23, L24 và L18. Vùng khô hạn chọn giống L12, L17, L16, L20, L23 và
L25. Vùng chuyên canh trồng lạc xuất khẩu chọn giống LO8.
* Lượng giống: Tuỳ thuộc vào kích cỡ hạt và chất Lượng hạt giống. Nếu
sử dụng giống lạc Đông thì lượng dùng 200 đến 250 kg giống cho 1 ha.
* Xử lý hạt giống: trước khi gieo trồng bằng Rovral 50wp (2-3gam/kg
hạt), Carbedazin 75 BTM 3 g/kg hạt, Thiram 3 g/kg hạt...
3. Thời vụ gieo đậu phộng
Thời vụ gieo từ 25/1 đến 5/2 hàng năm, tốt
nhất là 5/2. Khi nhiệt độ không khí lớn hơn 13 0C là gieo được, không nên gieo
sớm quá nhiệt độ thấp tỷ lệ nảy mầm của lạc kém, ảnh hưởng đến năng suất. Cũng
không nên gieo muộn quá, thời gian sinh trưởng của lạc bị rút ngắn, lạc dễ bị
sâu bệnh phá hại và gặp lụt tiểu mãn ảnh hưởng tới năng suất chất lượng.
4. Phân bón cho cây lạc (đậu phộng)
* Một ha cả 2 vùng dùng phân chuồng mục
10 tấn/ha (500kg/sào), vôi bột 400kg/ ha chia làm 2 đợt bón: đợt 1 bón lúc cày
bừa làm đất 200 kg/ha; đợt hai 200kg/ha, vãi trực tiếp trên cây khi lạc ra hoa
được 15-20 ngày.
* Vùng có tới bón phối hợp
NPK với Lượng 45 kgN + 135 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. Hoặc có thể
dùng phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 3:9:6 với Lượng 1500 kg/ha.
* Vùng khô hạn bón phối hợp
NPK với Lượng 30 kgN + 90kg P2O5 + 60 kg K2O/ha. Hoặc có thể
dùng phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 3:9:6 với Lượng 1000 kg/ha.
5. Mật độ và khoảng cách
trồng lạc
Cả 2 vùng gieo khoảng cách 33 x 10 x 1 hạt với mật độ 33 cây/m2.
6. Chăm sóc đậu phộng
- Xới phá váng khi cây có 2 lá thật
lúc này cần chú ý bới thoáng gốc để cho 2 lá mầm lộ ra, tạo điều kiện cho cặp
cành cấp 1 phát triển tốt, phun đa vi Lượng đợt 1.
- Xới cỏ lần 2 khi cây có 7 - 8 lá thật
(sau mọc 30 - 35 ngày) lần này nên sới sâu giữa hàng tạo điều kiện cho đất
thoáng khí.
- Xới cỏ lần 3 kết hợp với vun gốc, bón vôi
thúc sau khi ra hoa rộ 10 ngày.
- Vùng có tới: Tới nước tới vào 2 thời
kỳ quan trọng trớc khi ra hoa và thời kỳ làm quả nếu thời tiết khô hạn. Tơí
vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn là phơng pháp tới tốt
nhất. Trong trờng hợp khó khăn về nước có thể tới phun để tiết kiệm nước. Chú
ý nếu lạc sinh trưởng kém lúc bói hoa có thể phun đa vi Lượng đợt 2.
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh:
+ Phòng trừ bệnh lá: Daconil 15- 17 g/10lít
nước; Tiltsuper 300ND 0,1-0,2 lít/ha; Topan 70ƯP 0,3- 0,5 kg/ha. Đối với giống
nhiễm cần phun trớc ra hoa và sau tắt hoa 10-15 ngày.
+ Phòng trừ bệnh hại quả và hạt (mốc vàng,
đốm xám vỏ hạt, đốm đen quả); Xử lý hạt, đất trớc khi gieo, tránh tổn thơng
cho cây và quả trong quá trình chăm sóc. Thu hoạch đúng độ chín vào ngày nắng
ráom phơi ngay sau khi thu hoạch.
+ Phòng trừ sâu hại chủ yếu (Sâu khoang,
sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám, sâu chích hút) Sử dụng cây hướng dương làm cây
dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng. Định kỳ kiểm tra
để diệt các ổ trứng và sâu non trên lá hướng dương. Có thể ngâm no nước hạt
hướng dương rồi gieo cùng với gieo lạc. mật độ hướng dương 2 cây/ 10 m2.
+ Ngưỡng phòng trừ sâu hại như sau:
* Bọ trĩ: 5 con/búp ở giai đoạn 30-40 ngày
sau mọc
* Sâu khoang: 20 – 25% diện tích lá bị hại
ở 30-40 ngày sau mọc
* Rầy xanh: 5 con / cây ở giai đoạn 30 ngày
sau mọc
* Các loại sâu khác: 20 – 25% diện tích lá
bị hại ở 40-50 ngày sau mọc
- Chống chuột: Quy vùng lạc, có biện
pháp đánh chuột đồng bộ toàn dân hoặc quây nilon nếu có thể.
7. Thu hoạch lạc (đậu phộng)
Thu hoạch khi quả già đạt khoảng 80 - 85%
tổng số quả/cây sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dới nắng nhẹ đến khi vỏ
lụa tróc là được.
Nhận xét
Đăng nhận xét