Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Phong thủy sân vườn theo nguyên tắc ngũ hành

 Phong thủy sân vườn theo nguyên tắc ngũ hành


Sân vườn tiểu cảnh là nơi cần được hỗ trợ, bồi bổ cuộc sống, hoán chuyển, thanh lọc môi trường cho các thành viên. Sân vườn xưa hay nay đều được thiết kế theo nguyên tắc ngũ hành: Sơn (núi), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước) và Thổ (đất).

Phong thủy sân vườn tiểu cảnh mang lại sự hài hòa cân đối về thiên - địa - nhân giúp con người có một không gian sống hoàn hảo nhất. Với không gian hẹp, thì một “góc” nhỏ bố trí tiểu cảnh hợp phong thủy cũng đã mang lại lợi ích “lớn” cho toàn bộ thành viên trong gia đình.

Sơn

Sơn hay còn gọi là núi giả hay còn gọi là núi nhân tạo thường được thấy trong nhiều nhà vườn biệt thực hiện nay. Thường được dùng từ các loại đá: loại lớn từng mảng làm đường đi, hoặc làm vách ngăn; loại nhỏ hơn và có hình dáng đặc biệt sẽ được bố trí làm hòn non bộ...

Đá núi thường được đặt hoặc xây dựng ở các vị trí phía Tây hoặc Bắc, tạo nét tương phản âm dương với hồ nước thường đặt ở phía Nam hoặc Đông.

Thủy

Thủy hay còn có nghĩa là nước, theo phong thủy thì nước mang lại năng lượng, mang lại sự luân lưu tuần hoàn và phản chiếu cũng như thu hút vạn vật từ vũ trụ. Nước luân hồi mang theo khí, nước có khả năng cuốn hút và thu nạp. người xưa cho rằng nước tượng trưng cho tài lộc, ở đâu có nước thì ở đó có tiền.

Singapore là một quốc gia điển hình, giữ quan niệm truyền thống ấy của khoa học phong thủy vào xây dựng và bố trí cảnh quan ở khắp mọi nơi.

Thổ

Hành thổ (trong vườn) được dẫn dắt theo các lối đi hoặc đất, chất liệu chính để “trụ”, “giữ” mọi thứ trên quả đất này và trong vườn nó sẽ là nền tảng dẫn dắt cho khí lưu thông. Những nơi có lá vàng nhiều, vào mùa thu chẳng hạn, cũng tạo nền móng cho hành thổ phát huy tác dụng nuôi dưỡng và dẫn dắt, tái tạo “mùa sau”.

Mộc

Trong sân vườn tiểu cảnh, việc trồng cây cối, hoa cỏ cho một khu vườn dù lớn hay nhỏ rất quan trọng trong không gian sống của bạn. Đặc biệt, màu sắc và hình dáng (loại cây) phải được chú ý vì vừa là vật thể sống động tạo ra khung cảnh tươi đẹp và hòa hợp quan hệ giữa con người và năng lượng sống từ thiên nhiên tạo cảm giác thích thú cũng như thoải mái theo mong muốn sở thích của chủ nhà.

Thảo một là màu sắc và hình dáng thể loại, nhìn bằng con mắt: Ngũ Hành. Và trong vườn thì không nên để bất cứ một “thiên cực” nghĩa là mọi khu vực trong vườn mang tính đồng đều căn bằng nhau, không có chỗ nào quá nổi trội với chỗ nào. Màu xanh của lá cây chiếm giữ cảnh quan một cách hữu hiệu nhất trong khu vườn. không thể chối cãi vị trí thống lĩnh độc tôn của cây cỏ trong vườn thì tất cả thảo mộc đều là hành mộc nhưng hình dáng và màu sắc của chúng có thể gợi đến một hành khác.

Như vậy đặc thù của cây cối, thảo mộc thuộc hành mộc là các loại cây có hình trụ và các giàn đỡ, cột chống bằng gỗ. Thậm chí các cột trụ ngày nay, dù làm bằng cốt thép nhưng người ta vẫn cố tạo dáng để nhìn vào giống như một thân gỗ mọc tự nhiên, dĩ nhiên cũng được coi như mộc.

Hỏa

Những cây nào có hình dáng đâm thẳng lên phía trên, lá kim hoặc hoa màu đỏ, hoặc giữa lá có đốm đỏ, hoặc cây theo dáng kim tự tháp (trắc bá diệp, tùng...) đều là hành hỏa. Hỏa rất mạnh số với các hành khác cho nên phải lưu ý để tạo sự hài hòa, vì nếu thái quá sẽ làm cho sự nóng nảy, bực bội kéo đến nhiều hơn mà không còn là thư giãn dù ở trong sân vườn tiểu cảnh của gia đình bạn.

Kim

Các loại cây có vòm, tán lá rộng, và các khối hình cong tròn, hình vòm từ nhà cho đến vườn cũng đều mang dáng dấp của hành kim. Những khoảng màu trắng nhỏ hai bên lối đi tạo ra cảm giác ấm cúng và sinh động, làm cho tâm trạng của mọi người hưng phấn, dễ chịu hơn.

Phong thủy vốn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong không gian sống của con người hiện đại hiện nay, không chỉ mang lại sự cân đối, hài hòa trong không gian sinh hoạt hàng ngày mà nó còn góp phần mang đến sự thoải mái, hợp hoa học nghiên cứu giải trí.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c