Những lợi ích đối với sức khỏe và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chè (trà)
- Chè là loại cây được dùng làm nước
uống quen thuộc trong nhân dân, được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng,... Lá tươi nấu nước uống gọi là chè
xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao khô pha nước uống gọi là chè khô
(chè mạn), dùng chè khô tẩm ướp một số loài hoa gọi là chè hương, hoặc cho lên
men mới phơi sấy khô để chế biến thành chè đen.
- Chè là loại cây nhỡ, cao 1 - 6m.
Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4 - 10cm, rộng 2 - 2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù
có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía
răng cưa rất đều. Hoa to, có 5 - 6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá,
có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van.
- Theo nghiên cứu, trong lá chè có
tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các alcaloid
cafein, theophyllin, theobromin, xanthin. Còn có các vitamin C, B1, B2, B3 và
các men.
- Theo một nghiên cứu mới đây của
các nhà khoa học Hà Lan cho thấy, việc uống một tách trà sẽ giúp bạn giải đáp
các ô chữ nhanh hơn. Thành phần tự nhiên trong một tách trà có thể giúp tăng
cường chức năng não bộ và tỉnh táo. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của
những hóa chất quan trọng trong trà đối với khả năng hoạt động thần kinh trên
44 tình nguyện viên. Tác dụng của những thành phần này, một axit amino có tên
là L-theanine mà cũng tìm thấy trong nước chè xanh tươi và cafein ở mức độ đặc
trưng tìm thấy trong một tách trà được so sánh với một phương pháp điều trị
bằng giả dược. So với những người đã uống thuốc an thần thì các thành phần hoạt
tính này đã cải thiện đáng kể độ chính xác qua rất nhiều công việc đối với
những người đã uống trà sau 20–70 phút. Kết quả nghiên cứu này cho thấy uống
trà giúp tăng cường tập trung khi thực hiện các nhiệm vụ khó. Ngoài ra, uống
trà cũng được cho là liên quan với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và
bệnh Parkinson. TS. Tim Bond cho biết những phát hiện mới nhất này cho thấy
uống 2 tách trà đen giúp cải thiện khả năng phản ứng với những kích thích và
tập trung vào nhiệm vụ đang thực hiện.
- Theo y học cổ truyền, chè có tác
dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hoá tốt, lợi tiểu, định thần,... Dùng ngoài
nấu nước ngâm rửa vết bỏng hay lở loét có tác dụng sát khuẩn, chóng lên da
non...
- Tác dụng chữa bệnh của lá chè
1. Ăn không tiêu, đầy bụng: Lấy 10g
lá chè, 10g bột sơn trà (sao), 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau
là uống được. Dùng 3 - 5 ngày.
2. Chữa cảm sốt: Lá chè 3g, muối ăn
1g, hãm nước sôi uống 4 - 6 lần trong một ngày, dùng trong trường hợp cảm sốt,
ho có đờm vàng, đau họng.
3. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng
thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.
4. Chữa bỏng nhẹ: Lấy một nắm lá chè
sắc nước đặc, để nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè
nguội rồi đắp vào chỗ bỏng, mỗi lần 10 - 15 phút, ngày làm 2 - 3 lần sẽ làm dịu
đau, tránh phồng da, chóng lên da non.
5. Nước ăn chân: Lá chè già 400g,
phèn chua 60g, sắc lấy nước đặc, để nguội bôi vào vùng da bị nước ăn chân, ngày
2 - 3 lần, bôi đến khi khỏi.
6. Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy
một nhúm chè, nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng
hôm sau thì bỏ ra.
7. Nhiệt miệng: Lá chè có tác dụng
diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng chữa
nhiệt miệng hiệu quả.
8. Làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn
gây viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ: Lá chè một nắm, rửa sạch, đun nước để
rửa vệ sinh vùng kín hàng ngày.
9. Ba loại trà chống rét: Không nói
thì ai cũng biết giá rét bất lợi đối với cơ thể như thế nào. Để phòng chống giá
rét và bảo vệ sức khỏe, ngoài các biện pháp thông thường như mặc ấm, ăn nóng,
tránh bị gió lùa..., chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản của y
học cổ truyền. Bài viết này xin được giới thiệu 3 loại trà dược đơn giản để bạn
đọc tham khảo và vận dụng:
+ Khương táo trà Gừng tươi 20g, hồng
táo 10 quả, đường đỏ lượng vừa đủ. Gừng tươi rửa sạch, thái vụn; hồng táo bỏ
hạt, thái vụn. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút
thì dùng được, khi uống chế thêm đường đỏ với lượng phù hợp, uống thay trà
trong ngày. Công dụng: tán phong hàn, ấm tỳ vị, ích khí bổ hư, thường dùng
trong những ngày giá rét, đặc biệt tốt với những người tỳ vị hư yếu, dễ bị cảm
lạnh, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp... Trong
công thức Khương táo trà, với sinh khương làm chủ vị phối hợp cùng hồng táo và
đường đỏ vừa có công năng trừ phong hàn, làm ấm tỳ vị khá tốt lại vừa có tác
dụng ích khí bổ hư, thực sự là một trong những loại trà dược thích hợp trong
những ngày đông tháng giá. Nếu không có hồng táo có thể dùng đại táo thay thế.
Cũng có thể chế biến loại trà này bằng cách: gừng tươi rửa sạch, giã nát; hồng
táo bỏ hạt, thái vụn; hai thứ đem chưng với đường đỏ thành dạng cao đặc, đựng
trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy chừng nửa thìa cà phê chế với nước ấm, uống
thay trà.
+ Tô diệp khương đường trà Tô diệp
(lá tía tô) 3g, gừng tươi 3g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tô diệp và gừng tươi rửa
sạch, thái vụn, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng
được, uống thay trà trong ngày, khi dùng chế thêm đường đỏ với lượng phù hợp.
Công dụng: giải biểu tán hàn, hoà vị khoan trung, thường dùng làm đồ uống trong
những ngày giá rét, đặc biệt tốt với những người dễ bị cảm lạnh, đau đầu hoa
mắt chóng mặt, sợ lạnh, bụng trướng đau, đại tiện lỏng nát... Nếu có thể, khi
hãm cho thêm một vài lát quế chi thì hiệu lực tán hàn của loại trà dược này lại
càng được nâng cao.+ Hồi hương đường đỏ trà Tiểu hồi hương 10g, đường đỏ lượng
vừa đủ. Tiểu hồi hương rửa sạch, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau
chừng 20 phút thì dùng được, khi dùng chế thêm đường đỏ với lượng thích hợp,
uống thay trà trong ngày. Công dụng: ôn trung trừ hàn, hành khí chỉ thống, dùng
làm đồ uống thích hợp trong những ngày giá rét.
Chú ý:
+ Không uống chè khi đói sẽ gây cảm
giác cồn cào, hoa mắt, chóng mặt.
+ Không uống ngay sau bữa ăn vì
trong chè có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein
trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh
dưỡng của cơ thể.
+ Không nên uống trước khi đi ngủ vì
chè gây kích thích thần kinh gây khó ngủ.
+ Người bị táo bón nên hạn chế uống
nhiều nước chè.
+ Phụ nữ có thai cũng không nên uống
nhiều nước chè để tránh nguy cơ bị thiếu máu, mất ngủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét