Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương (đậu nành)

 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương (đậu nành)

1. Thành phần các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản trong thân cây đậu tương

Đậu tương là cây có giá trị kinh tế cao lại có tác dụng cải tạo đất. Đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn, cho nên là loài cây tăng vụ và sử dụng thích hợp cho trồng xen.

Đậu tương là cây lấy đi từ chất dinh dưỡng không nhiều. Một tấn hạt đậu tương cùng với thân lá cây lấy đi từ đất 81kg N, 17kg P2O5, 3%kg K2O.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương

Tuy đậu tương lấy đi từ đất N nhiều, nhưng cây lại có khả năng thông qua vi khuẩn cộng sinh ở rễ hút được N từ không khí. Bình quân trên 1ha, đậu tương hút được 40-50kg N. Cho nên đậu tương không có nhu cầu cao đối với bón đạm.

Cũng như các loài cây họ đậu khác đậu tương cần được cung cấp đầy đủ về số lượng, chất lượng, và cân đối các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu.

Việc cung cấp một lượng phân đạm và lân vào giai đoạn đầu khi các nốt sần vi khuẩn chưa được hình thành trên rễ cây, là rất cần thiết. Lượng đạm và lân này là những điều kiện cần có để tạo thuận lợi cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động và tạo lập nốt sần trên rễ cây đậu tương.

Canxi có vai trò không lớn lắm trong dinh dưỡng của cây đậu tương, nhưng có vị trí rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường đất thích hợp cho vi khuẩn nốt sần phát triển và hoạt động.

Kali và đạm là 2 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất đậu tương. Bón kali có thể làm tăng năng suất 2,6-4,3 tạ/ha hạt, bón đạm làm tăng năng suất 1,4-5,4 tạ/ha. Đạm và lai có tác dụng nâng cao hiệu quả lẫn nhau trong dinh dưỡng của đậu tương. Nếu bón riêng rẽ, đạm chỉ làm tăng năng suất 1,4 tạ/ha hạt, trong khi đó, cũng lượng đạm như vậy nhưng được bón trên nền có bón lân, cho năng suất 2,3 tạ/ha và trên nền có bón kali làm tăng năng suất 3,1 tạ/ha, trên nền có bón cả lân và kali làm tăng năng suất 5,4 tạ/ha. Tác dụng làm tăng năng suất đậu tương của kali cũng thể hiện bức tranh tương tự. Bón riêng rẽ, kali làm tăng năng suất 1,4 tạ/ha, nhưng trên nền có bón đạm kali làm tăng năng suất 4,3 tạ/ha.Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng mà yêu cầu của đậu tương đối với khối lượng lân và kali có thể khác nhau. Tuy nhiên, P và K là 2 yếu tố không thể thiếu trong dinh dưỡng của đậu tương. Nhìn chung, đậu tương cần bón ít đạm hơn lân và kali.

Sự phát huy tác dụng tương hỗ giữa đạm và lân khi bón cho đậu tương, thấp hơn so với tác dụng tương hỗ giữa đạm và kali.

Tuy đạm và kali có hiệu lực cao đối với đậu tương, nhưng tác động này chỉ tăng lên ở một giới hạn nhất định. Vượt qua giới hạn đó bón thêm đạm và kali đều làm giảm hiệu quả của phân bón và bón đến mức quá cao, phân bón còn gây tác động có hại đối với cây.

Kết quả nghiên cứu cũng như thực tế bón phân cho đậu tương cho thấy mức bón tối đa là 40kg N (87kg ure/ha) và 60kg K2O (100g clorua kali/ha).

Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K, cây đậu tương còn hút khá nhiều canxi, magie và các nguyên tố vi lượng.

Lượng phân bón thông thường cho đậu tương là (kg/ha): 30 N, 90 P2O5; 90 K2O

Tuy vậy, lượng bón của các yếu tố có thể thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng sản xuất.

- Trên đất bazan: 30kg N; 60kg P2O5; 60kg K2O

- Trên đất bạc màu: 30kg N; 60kg P2O5; 60kg K2O

- Trên đất xám:  30kg N; 90kg P2O5; 60kg K2O

- Trên đất phù sa: 30kg N; 90kg P2O5; 45kg K2O

- Trên đất nhẹ:  30kg N; 90kg P2O5; 60kg K2O

3. Hướng dẫn bón phân cho cây đậu tương (đậu nành)

Bón phân cho đậu tương cũng như đối với các loài đậu đỗ khác có thể thực hiện quy trình sau đây:

Bón lót toàn bộ phân lân + 1/2 lượng đạm + 1/3 lượng kali.

Bón thúc lần 1, cần bón sớm, ngay khi làm cỏ và xới xáo lần đầu tiên, tkhi các nốt sần chưa bình thường trên các rễ cây. Lượng bón là: 1/2 lượng N + 1/3 lượng K2O. Bón xong cần xới xáo, vun nhẹ.

Bón thúc lần 2: 1/3 lượng K2O còn lại. Bón xong vun cao gốc, xới xáo lần 2 và vun cao gốc có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì lúc này cần đất xốp, tạo điều kiện thoáng khí cho vi sinh vật cố định đạm hoạt động mạnh, hình thành nhiều nốt sần ở rễ cây.

Trong quy trình kỹ thuật sản xuất đậu tương theo howsng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, phân bón cho đậu tương được xác định ở khối lượng như sau:

+ Phân chuồng: 5 tấn/ha

+ Supe lân: 200-300kg/ha

+ Sunphat đạm (SA): 50-100kg/ha

+ Sunphat kali: 100-150kg/ha

+ Nếu đất chua vãi 300-500kg vôi bột vào lần bừa cuối cùng.

Để đậu tương chắc hạt trước khi ra hoa nên phun phân bón lên lá. Trường hợp có sâu, nên kết hợp phun thuốc sâu cùng với phân lên lá.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d