Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Lựa chọn đất trồng cây bông vải

 Lựa chọn đất trồng cây bông vải



Trong thực tế sản xuất, chúng ta có thể trồng Bông vải trên đất quen và đất lạ. Đất quen là đất đã từng trồng Bông vải, còn đất lạ là đất chưa trồng Bông vải trước đó.

Nếu trong trường hợp đất quen thì chúng ta cần xem xét mức độ phát triển và năng suất của cây Bông vải các vụ trước. Nếu cây bông phát triển tốt cho năng suất cao thì đất đó trồng Bông vải được.

Trong trường hợp các vụ trước trồng Bông vải nhưng cây phát triển kém năng suất không cao thì xem xét yếu tố hạn chế năng suất có phải là do đất hay các nguyên nhân khác. Trường hợp do sâu bệnh, cỏ dại, thiếu nước… thì cần khắc phục các nguyên nhân này để trồng Bông vải, còn vì nguyên nhân đất không phù hợp phải cải tạo đất trước rồi mới trồng nếu không cải tạo được thì không nên trồng Bông vải nữa.

Trên đất chưa từng trồng Bông vải, khi xem xét cần quan sát các nội dung sau đây:

1. Quan sát thực vật

Trong trường hợp đất hoang hóa chưa qua trồng trọt muốn trồng Bông vải thì cần phải tiến hành chọn đất. Khâu đầu tiên trong công việc chọn đất là quan sát thực vật. Để bước công việc này đạt hiệu quả thì phải tiến hành vào mùa mưa. Khi quan sát cần phải quan sát toàn diện toàn bộ khu đất để có kết quả sát thực.

Quan sát thực vật là xem mức độ sinh trưởng của các loại cây hoang dại sống ở khu vực này đặc biệt là cây bụi cây hòa thảo. Trường hợp các loại cây này phát triển tốt thì đất tốt và ngược lại các loại cây này phát triển xấu thì đất nghèo dinh dưỡng.

Khi quan sát cần chú ý đến các loại cây chỉ thị đất như sim, mua, cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh …mọc nhiều thì đất bị chua không phù hợp cho trồng bông. Nếu muốn trồng Bông vải thì phải cải tạo độ chua của đất.

2. Quan sát địa hình

Trong quan sát địa hình để trồng Bông vải thì vấn đề quan trọng là xem xét khu đất đó thuộc dạng địa hình nào trong 3 dạng địa hình sau: đất bằng phẳng, đất dốc và đất trũng thấp. Trong trường hợp đất bằng phẳng thoát nước tốt trồng bông thích hợp nhất, đất đồi dốc thì có ưu điểm là thoát nước tốt nên cũng thể trồng Bông vải nhưng đất này thường nghèo dinh dưỡng do dễ bị xói mòn rửa trôi. Một số vùng tại khu vực Tây Nguyên trồng Bông vải trên đất đồi đen sỏi đá và đất xám bạc màu thì đất đồi đen cho năng suất cao và ổn định hơn.

Đất trũng thấp khó trồng được Bông vải, vì khả năng thoát nước kém, Bông vải khó nẩy mầm, dễ bị chết trong giai đoạn cây con và ra nụ năng suất thấp.

Trường hợp này phải làm mương thoát nước và đòi hỏi đầu tư lớn.

3. Quan sát đánh giá nguồn nước

Bông vải là cây trồng rất cần nước. Nếu trồng trong mùa khô thì nguồn nước tưới bổ sung là vấn đề quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trồng Bông vải vào mùa khô ở khu vực có tưới thường cho năng suất cao và ổn định hơn trồng bông vào mùa mưa. Vì vậy, trồng Bông vải gần khu vực sông, suối hoặc khu vực có mực nước ngầm cạn để tưới là thuận lợi nhất.

4. Quan sát màu sắc đất

Màu sắc đất là đặc trưng của đất. Đất tốt hay xấu thể hiện qua màu sắc đất. Đất có 3 màu chính là màu đen, màu đỏ và màu trắng. Sự kết hợp của 3 màu này cho ra các màu trung gian. Mức độ kết hợp khác nhau cho ra các màu khác nhau và cho ra loại đất khác nhau. Nhóm màu sắc đen, nâu, tím, đỏ thường là đất tốt giàu dinh dưỡng. Nhóm màu sắc vàng, xám, bạc, trắng thường là đất nghèo dinh dưỡng.

Đối với đất trồng bông ta chỉ cần quan sát ở tầng đất từ 0-20cm bằng cách chọn những điểm đại diện cho khu đất (là những điểm phản ánh được tính chất đất của khu vực) cuốc sâu 20 cm và quan sát màu sắc của đất cuốc lên.

Đất đen: đây là đất trồng bông phù hợp nhất. Đất đen thường có độ chua pHKCl > 5 và hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng thích hợp cho sinh trưởng của cây Bông vải. Cây Bông vải trồng trên loại đất này thường cho năng suất cao và ổn định.

Đất đỏ: loại đất này phần lớn là đất chua, cây Bông vải trồng trên loại đất này thường có hiện tượng chết cây con sau khi mọc hoặc cây phát triển còi cọc, cho năng suất không cao. Vì vậy cần phải tìm hiểu thêm về lý hóa tính trước khi quyết định trồng Bông vải.

Đất xám bạc màu: loại đất này nghèo dinh dưỡng, cây Bông vải thường cho năng suất thấp và hiệu quả kinh tế kém. Vì vậy, cần đầu tư thích hợp về phân bón và chọn mật độ trồng phù hợp để tăng năng suất Bông vải.

Đất phù sa: Đây là loại đất có nhiều ở khu vực duyên hải Miền Trung. Đất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Bông vải trong vụ Đông Xuân và vụ khô có tưới.

5. So sánh, lựa chọn đất trồng Bông vải

Sau khi quan sát các nội dung trên của một vùng đất, người quan sát phải ghi chép cẩn thận các mô tả và các kết luận sơ bộ về từng nội dung quan sát.

Dựa trên các nội dung quan sát và kết luận sơ bộ, chúng ta so sánh mức độ phù hợp của từng nội dung với yêu cầu về đất của cây Bông vải. Nếu mức độ phù hợp cao thì trồng được Bông vải. Nếu mức độ phù hợp thấp thì không trồng được Bông vải.

Ở Việt Nam khâu chọn đất trồng Bông vải là rất quan trọng. Vì cây Bông vải ưa đất trung tính – hơi kiềm, mà đất của ta phần lớn lại là đất chua nên nếu chọn đất không tốt rất dễ thất bại. Hóa tính đất là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc chọn đất cho cây Bông vải. Theo tác giả Lê Xuân Đính và CTV (1991) đất trồng Bông vải có pHKCl tối thiểu phải trên 4,5. Ngoài ra đất tròng Bông vải cần phải thoáng khí, thoát nước tốt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d