Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chè (tiếp)

 Kỹ thuật trồng và chăm sóc chè (tiếp)


4. Quản lý chăm sóc nương chè sản xuất

Sau khi kết thúc giai đoạn đốn tạo hình chè con, cây chè có thể bước vào thời kỳ sản xuất kinh doanh. Thời kỳ này có thể kéo dài 30 – 40 năm hoặc hơn tùy thuộc nhiều yếu tố quyết định đặc biệt là trình độ thâm canh, quản lý kinh doanh của người sản xuất. Các khâu kỹ thuật chăm sóc ở thời kỳ này ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và tuổi thọ của cây chè.

Sau đây là biện pháp kỹ thuật chủ yếu:

4.1. Làm cỏ, xới xáo

- Vấn đề phòng trừ cỏ dại ở nương chè vẫn là khâu quan trọng, mặc dù cây chè đã bước vào thời kỳ kinh doanh. Nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta, các loại cỏ dại phát triển mạnh và nhiều. Cần phải phòng trừ bằng nhiều biện pháp: Thủ công, cơ giới, hóa học, tiến hành đầy đủ và triệt để ở các nương chè. Có như vậy cây chè mới sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng cao.

4.2. Bón phân thúc

Bón phân cho chè là 1 khâu kỹ thuật chủ yếu có quan hệ và ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng chè.

* Cơ sở khoa học của biện pháp bón phân

- Cây chè có khả năng hấp thụ dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sống của cây kể cả trong thời kỳ tạm ngừng sinh trưởng, vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng tốt.

- Trên cây chè có 2 quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực song song tồn tại. Đây là 2 quá trình mâu thuẫn và tranh chấp dinh dưỡng với nhau. Vì vậy muốn cho chè có sản búp cao thì phải sử dụng phân bón hợp lý để hạn sinh trưởng sinh thực cho cây chè hái búp, hoặc hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng cho cây chè hái búp, hoặc hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng cho cây chè thu hoạch quả giống.

- Đối tượng cho thu hoạch trên cây chè là búp và lá non, mỗi năm cho thu từ 50 – 100 tạ búp/ha hoặc hơn nữa. Người ta phân tích hàm lượng N, P, K trong búp và lá chè: N (3,4 – 3.9%); P (0,4 – 0,9%); K2O (1,3 – 1,7%). Theo kết quả nghiêm cứu ở Trung Quốc cho biết: Muốn đạt được sản lượng chè cao 7.500 kg/ha thì cây chè đã lấy đi của đất một lượng dinh dưỡng là: N (375kg); P2O5 (75kg); K2O (112 – 150). Như vậy cây chè đã lấy đi của đất một lượng dinh dưỡng lớn, ngoài ra đất còn bị  rửa trôi xói mòn tiêu hao một nguồn dinh dưỡng nữa. Vì vậy cần phải bổ sung lượng phân bón thích hợp và đầy đủ cho cây chè.

* Vai trò của các loại phân bón

- Phân N:

Là loại phân bón có tác dụng làm tăng năng suất chè lớn nhất. Nó kích thích cho mầm và búp sinh trưởng khỏe, nếu bón N đầy đủ và cân đối sẽ làm tăng cả phẩm chất chè. Theo kết quả nghiên cứu ở Liên Xô cho biết: Bón N ở dưới mức 300 kg/ha sẽ làm tăng lượng tanin, cafein, và chất hòa tan. Nếu bón trên 300 kg/ha sẽ làm giảm chất lượng chè vì hàm lượng nước và alcaloits trong búp cáo quá, chè sẽ có vị chát đắng không ngon.

+ Khi sử dụng lượng N cần chú ý hiệu quả kinh tế của nó. Theo kết quả nghiên cứu  của Eden: Với chè trồng thuần ở vùng khí hậu thì có năng suất chè có tương quan đường thẳng với lượng N bón. Ở các vùng khí hậu biến động nhiều có che bóng cho chè thì mối tương quan phức tạp hơn. Theo Briave, để đạt năng suất chè 10 tấn/ha cần bón lượng N – 200kg/ha, sẽ có hiệu quả kinh tế cao. Trong các dạng N thì Nitrat amon là tốt hơn cả.

+ Khi cây thiếu N lá có màu xanh vàng. Người ta có thể dùng phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng trong lá chè: Cây chè thiếu đạm thì lượng N trong lá: 2,2 – 2,4%, trong búp non 3 – 3,5%. Cây chè đủ N thì lượng N trong lá từ 2,9 – 3,4%, trong búp 4,7 – 5%.

- Phân lân:

+ Có hiệu lực nhất định đối với chè, tạo cho bộ rễ phát triển tốt, nâng cao phẩm chất, đồng thời có hiệu lực lâu dài với việc tăng năng suất búp.

+ Theo kết quả nghiên cứu của F.H.Urusatze bón lân ở mức 120 – 900 kg/ha đã tăng sản lượng 5 – 30% ở 3 năm đầu, sau 21 năm đã tăng sản lượng 60 – 80%. Ở Việt Nam cũng thấy bón lân 50 kg P2O5/ha đã tăng sản lượng 19,6 – 37,9%.

- Phân Kali:

+ Nhu cầu phân kali của chè cũng khá nhiều. Nếu những nơi đất thiếu kali nếu được bón đủ kali sẽ có tác dụng rõ rệt: Tăng tính chống chịu của cây, đồng thời tăng năng suất và phẩm chất chè.

- Phân hữu cơ:

Đây là loại phân có tác dụng rất tốt cho cây chè, vừa làm tăng năng suất búp, chất lượng búp mà còn có tác dụng cải tạo đất tốt và lâu dài. Vì vậy trong sản xuất muốn đảm bảo nương chè cho năng suất búp cao, ổn định, nhiệm kỳ kinh tế dài cần  phải coi trọng bón phân hữu cơ cho chè bằng các loại: phân chuồng, phân xanh, phân chấp, cành lá chè sau khi đốn,...

- Phân vi lượng:

có vai trò quan trọng với cây chè, không những làm tăng năng suất mà còn làm tăng phẩm chất rõ rệt, vì phân vi lượng có trong thành phần của các men tham gia và điều khiển các quá trình trao đổi chất trong cây. Đó là các nguyên tố: Mg, Mn, S, Al, B, Zn, Cu,… Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy Zn là nguyên tố có hiệu quả hơn so với các nguyên tố khác, nếu bón 2 – 5kg/ha sẽ làm tăng tannin 2 – 5%, catechin tăng từ 20 – 43%. Nếu sử dụng thuốc trừ sâu trộn với Ure và B, Zn, sẽ làm tăng sản lượng chè 12 – 25%.

4.3. Kỹ thuật bón

Muốn sử dụng phân bón hợp lý và có hiệu quả cho cây chè, cần dựa vào các nguyên tắc:

- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng có trong đất.

- Căn cứ tình hình sinh trưởng và tuổi cây.

- Dựa vào khí hậu, thời tiết.

- Bón phân cân đối, hợp lý giữa các loại phân bón.

Về tỷ lệ N, P, K bón cho chè, tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi để xác định cho phù hợp, chẳng hạn như Liên Xô có tỷ lệ N:P:K= 5:1:2; Ấn Độ N:P:K= 3:1:1,; Nhật 2:1:1, Trung Quốc: 3:2:1,…

Quy trình bón phân cho cây chè:

Loại phân

Khối lượng/ha

Số lần

Thời gian

Phương pháp

Phân hữu cơ

25 tấn

1

Tháng 11 - 12

Trộn đều, bón sâu 10cm

3 năm/1 lần

Supe lân

500kg

1

Tháng 11 - 12

N

80 – 100kg

2 - 3

Tháng 3,6,9

Trộn đều, bón sâu 8cm, bón hằng năm, cày rạch hàng

K2O

40 – 60kg

2

N

120 – 160kg

3 - 4

Tháng 3, 6, 9

Trộn đều, bón sâu 8cm, bón hàng năm, cày rạch hàng

K2O

60 – 80kg

3 - 4

4.4. Kỹ thuật đốn chè

Đốn chè trong sản xuất là một trong những khâu kỹ thuật trọng yếu và đặc thù của cây chè có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và tuổi thọ của cây chè. Muốn đốn chè hợp lý cần dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất.

* Cơ sở khoa học của biện pháp đốn chè:

- Theo lý luận phát dục giai đoạn của Krenke: Ở các vị trí trên cành chè có trình độ phát dục khác nhau.: Đoạn cành phía ngoài có trình độ phát dục già hơn phía trong. Vì vậy cần phải cắt bỏ những đoạn đó, đoạn còn lại sẽ phát triển tốt hơn.

- Đốn chè sẽ phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh của các mầm đỉnh, hoặc mầm đỉnh bị mất đi tạo điều kiện kích thích thúc đẩy các mầm nách ở đoạn cành trồng hoạt động, xuất hiện và phát triển thành chè mới.

- Đốn chè còn phá vỡ cân bằng giữa các bộ phận trên và dưới mặt đất, kích thích các loại mầm trên thân và cành như mầm ngủ, mầm bất định. Như vậy bộ phận trên mặt đất hoạt động và phát triển mạnh mẽ sinh ra nhiều cành và búp mới.

Mục đích của biện pháp đốn chè:

- Làm cho cây chè luôn ở trạng thái sinh trưởng sinh dưỡng, hạn chế sự phát dục, tạo cơ hội thuận lợi cho ra búp và lá. Do đó sẽ tạo cho cây chè có nhiều cấp cành trên thân, tăng được mật độ và trọng lượng búp.

- Tạo cho cây chè có bộ khung tán to, rộng, vừa ngang tầm với người hái chè, nâng cao hiệu xuất lao động.

- Cắt bỏ những cành già yếu, bị sâu bệnh. Giữ lại những cành tốt và ra thêm những cành mới tạo cho cây chè có bộ lá thích hợp để tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây.

* Các hình thức đốn chè

Tùy theo tình hình sinh trưởng, sức sống của cây chè mà trong quá trình sản xuất mà người ta có thể áp dụng các hình thức đốn chè như sau:

- Đốn phất:

Còn được gọi là đốn cao, được tiến hành hằng năm với vết đốn năm sau cách năm trước 2 – 5 cm.

+ Ở vùng nhiệt đới có thể đốn mặt lòng chảo là phù hợp, tạo điều kiện cho búp ở giữa tán phát triển và sau này tán chè rộng và bằng phẳng. Trong điều kiện ở các nước khác như Liên Xô, Nhật Bản lại đốn theo kiểu mầm xôi tạo cho diện tích tán rộng hơn, nhiều búp,…

- Đốn lửng:

Qua nhiều năm đốn phớt liên tục, cây cao quá tầm người hái, đồng thời búp nhỏ, mù xòe nhiều,….cần được tiến hành đốn lửng: Còn lại chiều cao cây 60 – 65cm, kích thích cành, và búp mới xuất hiện, tạo cho cây chè có tán to rộng phát triển mạnh về bề ngang.

- Đốn đau:

Sau nhiều năm đốn phớt, đốn lửng, nếu cây chè có biểu hiện suy yếu, cành nhỏ, tăm hương nhiều, búp ít và b, búp mù xòe nhiều, có hiện tượng năng suất giảm đột ngột thì phải tiến hành đốn đau cho cây chè. Để lại phần thân và cành ở độ cao 40 – 45cm, nhằm kích thích các loại mầm ngủ ở dưới phát triển thành những cành chè mới, cho búp mới, tạo tán chè mới sung túc hơn. Sau đốn đau năng suất chè 1 – 2 năm đầu bị giảm đi, sau sẽ phục hồi tốt. Cần tiến hành chăm sóc và bón phân đầy đủ.

- Đốn trẻ lại:

Khi cây chè bước vào thời kỳ già cỗi suy yếu có biểu hiện tàn lụi tự nhiên. Cành nhỏ thưa, búp ít nhỏ, ra hoa hiều,… Cần được đốn trẻ lại để đoạn thân: 12 – 15cm, nhằm kích thích các mầm bất định ở sát gốc hoạt động tạo ra cành chè mới, hình thành bộ khung tán mới, khỏe hơn và sung sức hơn. Sau đốn trẻ lại cây có thể bị mất năng suất 3 – 4 năm, về sau sẽ phát triển rất nhanh. Cần chăm sóc và bón phân đầy đủ.

* Thời vụ đốn:

Căn cứ vào tình hình đặc điểm khí hậu thời tiết của từng vùng, có thể tiến hành đốn sớm hay muộn, thông thường thời vụ chính đốn chè vào khoảng tháng 12 – tháng 2 hằng năm. Lúc này cây chè ở tình trạng tạm ngừng sinh trưởng: không phát triển các bộ phận mới, bộ rễ cũng mạnh, thân cành đang tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển những mầm mới về sau. Sau khi đốn 1 thời gian ngắn cây chè bước vào mùa xuân là điều kiện thuận lợi để sinh ra cành búp mới và cho thu hoạch sớm.

* Cách thức đốn chè

- Nếu đốn thủ công thì có thể dùng dao có lưỡi dài 30 – 35 cm, đầu lưỡi cong, cán gỗ dài 30cm, và sắc.

+ Khi đốn phải đốn vát từ giữa tán ra 2 bên, nhất là khi đốn đau cần cắt vát các cành có mặt cắt quay vào trong.

+ Nếu dùng kéo đốn  chè thì năng suất lao động cao hơn nhưng có thể bị dập cành hoặc không cắt được cành lớn. Ở 1 số nước tiên tiến như Liên Xô, Nhật Bản sử dụng máy đốn chè.

+ Chu kỳ đốn: Sau khi cây chè độ 5 – 6 tuổi, sẽ đốn cao trên vết cũ 5cm, sau đó hằng năm lại đốn cao hơn vết cũ 3cm. Khi cây cao 70cm, thì hằng năm chỉ đốn cắt 1 – 2 cm trên ngọn. Khi cây cao quá 90 cm cần phải đốn lửng cách mặt đất 60 – 65cm, rồi lại tiếp tục đốn phớt như trên, sau 3 lần đốn lửng thì lại tiến hành đốn đau cao 40 – 45cm, rồi lại tiếp tục đốn phớt,…Cần chú ý chăm sóc tốt cho chè chóng phục hồi, và sinh trưởng khỏe cho năng suất và chất lượng cao.

4.5. Phòng trừ sâu bệnh hại chè

- Trên cây chè ở vùng nhiệt đới Việt Nam có đến 60 – 70 loại sâu bệnh hại chè. Mức độ gây hại hàng năm tính ra bằng 15 – 20% sản lượng thu hoạch. Các loại sâu bệnh hại chè có thể chia ra các nhóm sau đây:

- Sâu bệnh hại búp chè: Bọ xít muỗi, sâu cuốn búp, rày xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bệnh thối búp, bệnh phồng lá chè.

- Sâu bệnh hại lá: Sâu chum, sâu róm, bệnh chấm nâu, chấm xám, táo đỏ.

- Sâu bệnh hại cành thân: sâu đục thân, sâu đục gốc, bệnh sùi cành chè, mối, dế, rong rêu, địa y,…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c