Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Kỹ thuật tạo hình và chăm sóc chậu cây cảnh

 Kỹ thuật tạo hình và chăm sóc chậu cây cảnh

- Cây cảnh Trung Quốc chủ yếu phân làm hai loại hình lớn, một loại là cây cảnh dùng chất liệu thực vật, gọi là cây chậu cây cảnh, loại thứ hai là cây cảnh dùng chất liệu là đá núi, gọi là chậu non bộ. Ở đây, chậu trồng cây, trúc, hoa cỏ được xếp vào loại chậu cây cảnh; còn cây cảnh dùng đá núi, trên đó bày thêm thực vật, nhân vật, đình cầu… được xếp vào loại hình chậu non bộ. Hai loại hình cây cảnh này đã được hình thành từ đời Tống.

Cây Cẩm Tùng kiểu xách đứng, tác giả Thi Quốc Bình ở vườn thực vật Thượng Hải

- Chậu cây cảnh dùng chất liệu chính là cây cối, có phối hợp các chất liệu tạo hình khác như đá núi, nhân vật, chim thú…, đồng thời thông qua uốn nắn, chỉnh hình, cắt tỉa,…. thể hiện quang cảnh thiên nhiên hoang dã. Do chất liệu tạo chậu cây cảnh thường là những gốc cây hoang dã nên còn gọi là cây cảnh gốc cây.

Núi non nhấp nhô, điểm thêm những cánh buồm xa tắp, cảnh sắc núi non xanh biếc, ý cảnh xâu xa, chỗ hấp dẫn của nghệ thuật cây cảnh là ở chỗ đó. Cây cảnh trong ảnh kiểu quàn phong (nhieuf đỉnh núi), nguyên liệu là đá Hải mẫu, tác giả Uông Di Đỉnh ở vườn thực vật Thượng Hải

1. Những kiểu thường thấy và việc tạo chậu cây cảnh

- Những loại cây được trồng trong chậu có hình thức rất phong phú, cây thì cứng cáp khỏe khoắn, giản dị, cây thì thẳng đứng, tú nhã, cây thì rễ trồi lên mặt đất, thân cành uốn éo, cây thì trông rất kỳ lạ, nhưng chủ yếu có những kiểu dưới đây:

1.1.  Kiểu thân thẳng

- Thân cây cơ bản là thẳng đứng, không cong queo, cành mọc ngang, trông hùng vĩ chót vót, tầng lớp rõ ràng, cao lớn sừng sững, thể hiện một tư thế chọc trời, có thế đội trời đạp đất.

- Kiểu thân cây thẳng đứng là loại cây cảnh thường thấp nhất, gia công ít nhất. Khi tạo chậu thì thân cây phải rõ ràng, đưới to trên nhỏ, cành thứ nhất từ dưới lên không nên quá t hấp, mà nên để một khoảng cách cho phần thân dưới lộ ra. Phần gốc bạnh ra, sinh trưởng ổn định. Nên trồng cây trong chậu có miệng nông tròn hoặc chậu vuông với vị trí hơi nghiêng ra một phía viền chậu, để giữ lại một khoảng đất trống phía trước mặt người thưởng thức, tạo nên cảm giác trống trải.

1.2.  Kiểu thân nghiêng

- Là một cách tạo hình nghệ thuật cây cảnh, trong đó thân cây nghiêng về một phía, trọng tâm của ngọn cây lệch khỏi phương vị của gốc, đồng thời lại có hướng quay đầu ngược lại. cành cây mọc ngang vươn ra khỏi chậu, hình dạng cây có thế “động” nhưng không mất đi sự cân bằng, tự nhiên, phóng khoáng, lịch thiệp.

- Khi tạo chậu, trồng cây nhiêng so với chậu một góc 400 - 500. Thân nghiêng trồng trong chậu hình bầu dục hoặc hình chữ nhật là đẹp nhất, rễ cây phải trồi hẳn lên, trông cứng cáp khỏe khoắn, vững chãi. Nên sắp xếp ngọn và cành theo trật tự trên dưới không đều nhau, cành trên cùng thường hướng lên trên, cành dưới thô và to hơn cành trên, khi cắt tỉa chú ý giữ lại cành trên, nên cắt cành dưới và cành chỗ khúc uốn. Về số lượng thân cây, thường thấy là hình thức một thân, cũng có khi là hai thân một cao một thấp hoặc một trước một sau cao bằng nhau.

1.5. Kiểu thân khô

- Thân cây có dáng một thân gỗ khô, giống như bị mưa dập gió vùi từ lâu, sâu mọt cắn xé, vỏ cây sần sùi loang lổ, có thân cây bị ăn mòn tạo thành các lỗ thủng, giống như cái bướu khô, nên còn gọi là kiểu “bướu khô”.

- Tuy nhiên, vẫn cần một phần vỏ cây còn sống để mọc ra cành lá, có hàm ý “khô mộc phùng xuân” (gỗ khô gặp mùa xuân), thể hiện sức sống mãnh liệt của cây cối dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn đấu tranh để giành lấy sự sống, một tinh thần kiên cường bất khuất.

- Kiểu chậu cây cảnh này hầu hết là những gốc cây già được đào từ nơi hoang dã, hoặc là những gốc cây được mua về từ chợ hoa, được hình thành dần dần qua bàn tay nghệ thuật và sự chăm bón của con người.

- Khi tạo chậu cần chọn những gốc cây tương đối cứng cáp, có thể dùng dao sắc để gọt (hoặc cưa, hoặc khắc) những chỗ mục, dễ mục để tạo cây cảnh kiểu thân khô thì không được lý tưởng lắm.

1.6. Kiểu cành rủ xuống

- Thân cây bất luận là thẳng đứng, nghiêng hay cong, nếu có các cành nhỏ dài và rủ xuống, đung đưa theo gió, phóng khoáng nhu hòa, thì đều tạo một cảm giác thẩm mỹ rung động lòng người.

- Khi tạo kiểu chậu này, cần chú ý cắt thân nuôi cành, cành và thân cây phải cân đối. các cành rậm thưa phải hài hòa, những cành rủ xuống phải có ngắn có dài, phương hướng cơ bản thống nhất. Cắt đi những cành không cong rủ xuống được và những cành ngắn mọc quá dày, giữ lại những cành nhỏ mềm, làm cho các cành rủ xuống có dáng giống như e lệ, trước giương lên sau rủ xuống, sinh động tự nhiên.

- Kiểu cành rủ xuống thích hợp với những loại cây có cành nhỏ mềm rủ xuống, lá nhỏ, như thùy liễu, liễu Tây Hồ, nghênh xuân...

1.7. Kiểu rừng cây

- Kiểu rừng cây nghĩa là trồng nhiều cây trong cùng một cây cảnh, thể hiện phong cảnh núi rừng, hoặc rừng thưa hoặc rừng rậm trong tự nhiên.

- Khi tạo cây cảnh kiểu rừng cây, cần nắm vững nguyên lý “gần lớn xa nhỏ”. Thông thường cây chính cao lớn được trồng ở phía đầu, cây phụ thấp nhỏ trồng phía sau, khiến cho bề nổi chủ thứ rõ ràng, cao thấp đan xen, thưa rậm hài hòa. Sự sắp xếp các loại cây đòi hỏi hài hòa thống nhất, nhưng lại tìm sự biến hóa trong thống nhất. Trồng cùng một loại cây trong một chậu là lý tưởng nhất, nhưng cũng có thể lấy một loại cây làm chính, rồi phối hợp với những loại cây phụ khác, tuy nhiên cần chú ý sự hài hòa của thế cây. Để làm nổi bật cảnh sắc phong phú, cũng có thể điểm xuyết một vài hòn đá, một ít cỏ, hoặc mô hình động vật hay nhà cửa.

- Ở kiểu cây cảnh này, việc chọn cây không quá nghiêm ngặt, chỉ cần cây lá nhỏ, nảy mầm mạnh, chịu được cắt tỉa là được. Loại chậu thích hợp thường là chậu nông làm bằng đất nung, cũng có thể thay thế bằng chậu đá tùng hoa, thạch nhũ..., khiến cho “rừng cây” trở nên tự nhiên hơn, ý vị hơn, tuyệt vời hơn.

1.8. Kiểu liền gốc

- Có những cây mà trên phần rễ trồi lên mọc lên những thân cây cao thấp, to nhỏ khác nhau, còn ở phần rễ dưới mọc những rễ bên cắm vào lòng đất trong chậu, phía trên giống như một rừng cây, phía dưới lại là một chỉnh thể, các gốc liền vào nhau. Những gốc trồi lên có hình dạng giống như móng rồng, kỳ lạ đẹp mắt, có phong cách độc đáo.

- Khi tạo kiểu cây cảnh này, người ta thường dùng những cây liền gốc trong tự nhiên, rồi tiến hành gia công nghệ thuật. Thông thường nên chọn những loại cây ra nhiều gốc, khỏe khoắn như cây du, phong tam giác, hoàng dương... Liệu cây cắt cành, cắt đi một bên cành, đồng thời tiến hành tỉa bên cành còn lại sao cho hợp lý, sau đó làm cho chúng hướng lên trên, sau đó trồng ngang thân cây trong đất bùn, để cho bên phía bị cắt cành ra rễ. Cứ thế chăm sóc trong nhiều năm rồi để phần thân cây được trồng trong đất bùn lộ lên mặt chậu. Những cành được giữ lại thông qua cắt tỉa gia công nghệ thuật chỉnh hình, sẽ trở thành những thân cây cao thấp xen nhau, thưa rậm hài hòa.

1.9. Kiểu dựa vào đá

- Xem hình thức mà biết nội dung, chậu cây cảnh kiểu dựa vào đá là làm cho cây dựa vào đá núi mà sinh trưởng, rễ cây cái thì quấn luồn qua đá mà sống, thể hiện sức sống mãnh liệt của cây, trông rất nguy nga đẹp mắt.

- Chậu cây cảnh kiểu dựa vào đá có hai hình thức: chậu có chứa chất gọi là chậu khô, và chậu có chứa nước gọi là chậu ướt. Cho dù là hình thức nào thì chúng đều có đặc điểm chung là lấy cây làm chủ, và kích thước cây phải lớn hơn đá núi, nếu không sẽ trở thành chậu non bộ.

- Khi tạo kiểu chậu này cần chọn những loài cây có tính thích ứng tốt, sức sống mãnh liệt, bộ rễ phát triển, như lục nguyệt tuyết, đa, hoàng dương, kim tước, phong tam giác, thông đen, thông ngũ châm...

- Phương pháp trồng cây ở kiểu chậu này là có thể áp chặt cây và bề mặt đá, rễ cắm vào đá hoặc quấn quanh vách đá, hoặc có thể đục một lễ trên đá (trong lỗ phải có khe nước chảy) rồi trồng cây vào lỗ đó.

- Khi tạo chậu, sự phối trí giữa cây và đá không được rời rạc, tỷ lệ phải hợp lý, tạo một bề nổi đẹp mắt và sinh động.

1.10. Kiểu rễ hất

- Còn gọi là kiểu rễ trồi, đặc điểm của nó phần rễ trên lộ lên mặt chậu, tư thế kỳ lạ, trông giống như vuốt rồng, giản dị thanh nhã, uốn khúc khỏe khoắn, thể hiện một sức sống ngoan cường. Chậu cây kiểng rễ hất chủ yếu là tạo cho rễ cây hất thẳng lên.

- Khi tạo chậu nên chọn những loại cây có nhiều rễ, cắt đi rễ chính dài, giữ lại những rễ bên khỏe mạnh và uốn khúc, sau khi vào chậu thì chăm sóc tỉ mỉ trong vòng một hai năm, khi đảo chậu chỉ cần để rễ hất lên là được. Không nên lập tức để rễ hất quá cao, mà nên giữ phần rễ dưới, nhằm tăng tỷ lệ sống sót của nó, tránh những tổn thất không cần thiết.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d