Kỹ thuật chăm sóc và cách điều trị cây chè bị sâu đục thân tấn công
Cây chè là loại cây công nghiệp dài ngày, có giá trị
kinh tế cao và năng suất tốt. Tuy nhiên để cây chè cho năng suất cao thì người
trồng chè phải nắm rõ được kỹ thuật chăm sóc cho cây chè. Đặc biệt cây chè dễ
bị sâu đục thân tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vườn chè.
Cây chè bị sâu đục thân gây hại
tấn công chiếm 40% vườn chè, cho hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? Cách chăm
sóc vườn chè cho năng suất chất lượng tốt? Làm thế nào để chăm sóc cây chè cho
lá tươi xanh, lá ngọt nước? Bài
viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chăm sóc vườn chè cho năng suất chất
lượng chè tốt nhất.
1. Kỹ thuật chăm sóc cây chè cho năng suất
chất lượng tốt nhất
1.1. Nước tưới cho cây chè
- Để nói đến năng suất, chất lượng cây chè
thì điều quan trọng nhất đối với cây chè. Nước tưới cho cây chè quyết đinh đến
70-80% chất lượng và năng suất cây chè.
- Nước tưới cho cây chè phải đảm bảo là nguồn nước sạch. Để cây chè sinh trưởng phát triển tốt khỏe mạnh thì nguồn nước đảm bảo không bị nhiễm các chất độc hại từ các nhà máy hóa chất hoặc nước thải sinh hoạt.
- Lượng nước tưới cho cây chè phải đảm theo
từng giai đoạn của cây chè. Khi cây chè đang trong giai đoạn còn cây con lượng
nước tưới cho cây ít, nhưng khi cây vào giai đoạn sinh trưởng phát triển lượng
nước cần cung cấp cho cây chè nhiều. Đặc biệt ở giai đoạn thu hoạch búp chè
chính vụ lượng nước cung cấp cho cây cao gấp đôi so với giai đoạn cây con.
- Ở một số vùng trồng chè hiện nay cần có hệ thống kênh mương và hồ bể chứa nước để tiện cho việc tưới tiêu nước cách tốt nhất.
1.2. Bón phân cho cây chè
- Cây chè xanh tốt cho lá màu đảm bảo chất
lượng thì nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây chè là yếu tố quyết định chính cho
cây.
- Lượng bón phân cho cây chè phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi của cây và các yếu tố tác động bên ngoài như điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình, mức độ sinh trưởng của cây, loại phân bón cho cây mà có liều lượng và cách bón cho cây khác nhau.
- Thực hiện việc đốn chè phụ thuộc theo từng giai đoạn của cây mà có các cách đốn và mức đốn cây khác nhau.
2. Cách điều trị sâu đục thân trên cây chè
- Trên cây chè hiện nay có 2 loại sâu đục
thân, đục cành gây hại cho cây chè:
+ Loại 1: Sâu đục thân mình trắng (là sâu non của con xén tóc), 1 năm chỉ có 1 lứa và trưởng thành thường xuất hiện vào tháng 4-6 hàng năm
+ Loại 2: Sâu đục thân cành mình
hồng, loại này có 2 đợt gây hại chính là bắt đầu từ tháng 1 -2 và tháng 7-8
hàng năm.
+ Khi trồng chè bạn cần chú ý loại sâu đục
thân gây hại để có biện pháp phòng và điều trị đúng cách.
- Biện pháp khắc phục:
+ Vào thời điểm khi sâu trưởng thành xuất
hiện, cần theo dõi kỹ vườn chè để bắt diệt hoặc sử dụng thuốc trừ sâu có các
hoạt chất sau: Abemectin hoặc Emamectin Benzoate hoặc Cartap,… để phun phòng
trừ.
+ Khi phát hiện cây hoặc cành bị hại cần
cắt bỏ các cành bị hại chẻ bắt diệt sâu.
+ Hoặc dùng bơm kim tiêm hút các dung dịch
nước thuốc nêu trên để bơm vào lỗ đục diệt sâu.
Nhận xét
Đăng nhận xét