Hướng dẫn phòng chống rét cho cây trồng vụ chiêm xuân
Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt giống các loại trung bình 20 - 30 độ. Khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 13 độ kéo dài sẽ làm các loại hạt giống rau, màu bị thối hỏng, cây mạ ngừng sinh trưởng thân, lá. Nhiệt độ thấp dưới 10 độ, rễ mạ ngừng sinh trưởng, không hút được nước và phân; nếu kéo dài trong 7 - 10 ngày cây mạ, cây lúa mới cấy sẽ bị chết rét. Để giảm bớt thiệt hại do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài gây ra bà con có thể tham khảo một số biện pháp phòng chống rét cho cây trồng như sau:
Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt
giống các loại trung bình 20-30 độ. Khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 13
độ kéo dài sẽ làm các loại hạt giống rau, màu bị thối hỏng, cây mạ ngừng sinh
trưởng thân, lá. Nhiệt độ thấp dưới 10oC, rễ mạ ngừng sinh trưởng, không hút
được nước và phân; nếu kéo dài trong 7 - 10 ngày cây mạ, cây lúa mới cấy sẽ bị
chết rét. Để giảm bớt thiệt hại do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài gây ra bà
con có thể tham khảo một số biện pháp phòng chống rét cho cây trồng như sau:
1. Chống rét cho mạ xuân
Đối với diện tích đã gieo mạ (lúa xuân sớm)
cần áp dụng các biện pháp như: Phủ bằng tro rơm rạ để giữ ấm, ẩm cho ruộng mạ,
tưới nước thường xuyên không để ruộng mạ khô hạn.
Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ và mức nhiệt
này kéo dài, cần phải tưới đủ ẩm (độ ẩm bão hòa), rắc một lớp mỏng tro rơm rạ
lên bề mặt luống mạ (1,5kg/100m2 mạ), dùng nilon trắng mỏng trùm kín cho mạ
(tuyệt đối không dùng loại nilon tối màu sẽ làm giảm khả năng quang hợp của
cây).
Để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt,
tuyệt đối không gieo mạ những ngày nhiệt độ dưới 13 độ. Hạt thóc giống đã nảy
mầm cần bảo quản trong phòng kín, tưới nước ấm, phủ bao tải dứa hoặc bao tải gai
để tránh khô mầm trước khi gieo.
Cách che phủ nilon cho mạ: Làm khung tre
uốn theo hình vòm cống, lấy một thanh dài buộc các thanh hình vòm cống ở phần
đỉnh và hai thanh buộc 2 bên cạnh để bộ khung có kết cấu vững chắc nếu gặp gió
mạnh cũng không bị đổ gẫy; sau đó phủ nilon lên trên, đảm bảo khoảng cách ở
giữa mặt luống mạ với nilon cao ít nhất 0,4 - 0,6m. Khi nhiệt độ tăng dần, ban
ngày thời tiết ấm nhiệt độ lên đến trên 20 độ cần phải mở nilon ở hai đầu để
thoát hơi nước tránh cho mạ bị nấm bệnh và mạ bị cháy lá, đêm đến trời lạnh lại
tiếp tục đậy nilon.
Trước khi cấy 2 đến 3 ngày, nên mở nilon
cho mạ làm quen dần với môi trường bên ngoài hạn chế mạ bị sốc nhiệt khi đem
cấy ngay ra ngoài ruộng, vì ruộng cấy có môi trường tiểu khí hậu khác hẳn so
với môi trường mạ che nilon.
Không được bón thúc đạm, không mở nilon và
đem mạ đi cấy khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ.
2. Phòng, chống
rét cho cây rau màu vụ chiêm xuân
Bón bổ sung thêm phân kali, phân lân, giảm
bón đạm để cây khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống rét. Những ngày có sương
muối giá buốt, cần tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy
lá khi có ánh nắng;
Đối với cây lạc, cây đậu tương, cây ớt, cây
ngô xuân… chú ý không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới
15 độ kéo dài cho dù thời vụ đã đến;
Các loại cây rau như: Hành hoa, ớt, các
loại cây họ cà (cây cà chua, cây khoai tây), rau họ cải (bắp cải, su hào, su
lơ...) và các loại rau khác cần tưới đủ ẩm theo nhu cầu của từng cây trong
những ngày rét đậm. Bón bổ sung phân kali, phân lân, giảm bón đạm để cây khoẻ
mạnh tăng cường khả năng chống rét.
Tỉa thưa hợp lí cành, nhánh (nhất là đối
với cây cà chua), làm bộ tán thông thoáng, hạn chế sâu, bệnh hại. Thụ phấn nhân
tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả (cà chua).
Nhận xét
Đăng nhận xét