Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Hướng dẫn chọn cây trồng trong vườn theo phong thủy

 Hướng dẫn chọn cây trồng trong vườn theo phong thủy



1. Các loại cây họ cọ (palm) như cau, cọ, dừa

Những loại cây này vừa có tác dụng thưởng lãm, lá lợp nhà, thân có thể làm cột chống, xơ cọ (palm fiber) có thể làm thuốc có tác dụng cầm máu chủ trị thổ huyết... trong phong thủy học cho rằng nó có tác dụng sinh tài, hộ tài, có thể là căn cứ vào giá trị và chức năng của loài cây này mà nói vậy.

2. Cây cam, quýt, quất

Cam, quýt, quất âm Hán Việt đều đọc là “cát” (may mắn, lành), tượng trưng cho cát tường (may mắn), quả tròn tựa màu đỏ, vàng đẹp mắt, tết đến thường nhà nhà trang trí chậu quất trĩu quả. Nước cam, quất, quýt đều có tác dụng giải khát, có thể mang niềm vui, cát tường cho gia đình.

3. Cây trúc

Nhà thơ Tô Đông Pha đời Đường có câu “Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc” (Thà bữa ăn không có thịt, chứ nhà ở không thể không trồng trúc). Trúc là loài cây tượng trưng cho cốt cách tao nhã, thoát tục, chẳng sợ gió máy tứ phương, có thể tạo rừng cho gió, cho nhà ở.

4. Cây hương xuân

Trang Tử nói “Thượng cổ hữu đại xuân giả, dĩ bát thiên tức vi thu” (Thời thượng cổ có cây đại xuân, lấy 8000 tuổi làm một năm). bởi vậy, cây hương xuân được coi tượng trưng cho trường thọ, nên hậu thế thường gọi cha đẻ mình là “xuân”. Trong phong thủy có tác dụng bảo vệ ngôi nhà và cầu chúc cho sống lâu.

5. Cây hòe

Gỗ hòe rất bền chắc, có thể làm cây lấy bóng mát, cây trồng ven đường. Trong phong thủy coi cây hòe là tượng trưng cho “lộc”. Sân triều đình xưa thường trồng “Tam hòe cửu cúc” (3 cây hòe, 9 cây táo gai) để các công hầu, khanh tướng, đại phu ngồi ở dưới, ngồi đối diện với 3 cây hòe là Tam công. Trong cả một vườn cây thì hòe có phẩm vị cao nhất, vậy nên thường chọn hòe làm loại cây trấn mạch (trấn giữ nhà ở).

6. Cây quế

Tương truyền trên cung trăng có cây quế, hoa quế có thể nấu canh trứng (món canh mộc tê), quế chi dùng làm thuốc, có tác dụng điều hòa, trừ phong tà. Hoa quế tượng trưng cho cao quý thanh khiết, hoa quế mùa thu phảng phất mùi hương khắp nơi, coi như chất làm trong lành không khí thiên nhiên.

7. Linh chi

Linh chi tính ôn vị ngọt, làm dồi dào tính khí, mạnh gân cốt, có tác dụng thưởng lãm, là loại tưới ống lâu, từ xa xưa đã coi là vật cát tường. Mõm hươu hoặc mỏ hạc ngậm linh chi chúc thọ là tranh vẽ cát tường thường gặp trong dân gian.

8. Mai (mơ)

Cây mơ thích hợp với nhiều loại chất, hoa 5 cánh, thanh cao, sang giàu, 5 cánh hoa mai tượng trưng cho “Ngũ phúc”, biểu đạt lòng cầu mong hạnh phúc cho gia đình của mọi người.

9. Cây đa

Âm Hán Việt đọc là “Dung” đồng âm với chữ “Dung” là “chứa đựng” (như Dung lượng là lượng chứa đựng bên trong), hàm ý “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Có chứa đựng ắt lớn, không ham hố thì vững chắc), khiến chỉ nhân thấy thanh thản không âu lo.

10. Cây táo tàu

Trong sân vườn trồng cây táo, ý nói sớm có con trai nối dõi, mọi việc đều hanh thông. Quả táo được chế biến thành vị thuốc.

11. Cây lựu

Là điềm cát tường nhiều con, lắm phúc mang khí thể giàu sang với “Đầu tường lửa lựu lập lòe”.

12. Giàn nho

Nho dây leo quấn quýt, biểu thị sự gắn bó thân mật, xưa kia có tích ông Ngâu, bà Ngâu găp nhau dưới giàn nho vào ngày “Thất lịch” (mồng 7 tháng 7 âm lịch). Còn mùa hè hóng mát dưới giàn nho cũng thật sảng khoái, và những chùm nho lúc lắc cũng biểu thị sự no đủ.

13. Hải đường

“Hải đường là ngọn đông lâu, hạt sương đeo nặng cành xuân la đà”. Hoa nở tươi tắn khiến phú quý đầy nhà, màu sáng rạng rỡ của hải đường tượng trưng cho tình huy đệ hòa mục.

Lưu ý: 

Có một số loài thực vật tượng trưng cho cát tường được mọi người ưa chuộng, còn có một số loài cây, hoa cỏ nhìn bề ngoài tuy rất đẹp, khỏe khoắn, diễm lệ nhưng lại gây ảnh hưởng rất không tốt đối với sức khỏe của con người nên không thể trồng nơi sân vườn được. dưới đây là 5 loại thực vật “kỵ” đó:

1. Dạ hương (Dạ lai hương - cordale leposma)

Ban đêm tường tán phát ra vô số hạt phấn nhỏ có mùi hương kích thích mạnh đến khứu giác, có tác hại nguy hiểm đối với những người mắc chứng cao huyết áp và người bệnh tim.

2. Loại tùng bách

Hoa tùng bách phát tán mùi dầu thơm làm người ta cảm thấy lợm giọng.

3. Trúc đào (Hiệp trúc đào - oleander)

Hoa cây trúc đào có tính độc, mùi thơm tỏa ra có thể làm người ta ngây ngât muốn ngủ, giảm trí lực.

4. Uất kim hương (Tulip)

Hoa uất kim hương có chứa laburnine - một loại kiềm độc, tiếp xúc nhiều có thể gây nên chứng rụng tóc.

5. Cây dây leo

Loại thực vật như cây quyết và loài dây leo chằng chịt (như sắn dây, dong mây), tạo nên bóng tối, bụi rậm, dễ làm nơi cư ngụ cho rắn rết...

Tác dụng của thực vật tuy rất lớn, nhưng chỉ khi biết cách lợi dụng hợp lý, mới trở thành bạn tốt của con người, đem lại lợi ích. Khi thiết kế một khu sân vườn cần chú ý với những điều vừa nêu trên, mới có thể tạo nên được môi trường cảnh quan đẹp đẽ, tao nhã mà cát tường, đem lại sức khỏe và sự thoải mái dễ chịu của con người sống trong nhà

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d