Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây mía

 Cây mía


Tên tiếng anh/Tên khoa học: Sugar Cane

Họ: Graminaea (họ Hoà Thảo)

Mía là tên gọi chung của một số loài trong loại Saccharum, bên cạnh các loài lau, lách khác. Chúng vốn là các loài cỏ, có thân cao từ 2-6 m, chia làm nhiều đốt, bên trong có chứa đường. Tất cả các giống mía trồng đều là các giống mía lai nội chi hoặc nội loại phức tạp. Ngày nay, cây mía được trồng ở nhiều nước trên giới, phân bố ở phạm vi từ 35 độ vĩ Nam đến 35 độ vĩ Bắc để thu hoạch lấy thân, sản xuất ra đường ăn (saccaroza). Ngoài ra, cây mía còn được coi là một trong sáu cây nhiên liệu sinh học tốt nhất của thế giới trong tương lai (cây mía đứng đầu, tiếp đến là cọ dầu, cải dầu, gỗ, đậu nành và tảo).

Mô tả sơ bộ về cây mía

- Thân mía: Ở cây mía, thân là đối tượng thu hoạch, là nơi dự trữ đường được dùng làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn.

Thân cây mía cao trung bình 2-3 m, một số giống có thể cao 4 - 5m.

Thân mía được hình thành bởi nhiều dóng (đốt) hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15-20 cm, trên mỗi dóng gồm có mắt mía (mắt mầm), đai sinh trưởng, đai rễ, sẹo lá…

Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím. Tuỳ theo từng giống mà dóng mía có nhiều hình dạng khác nhau như: Hình trụ, hình trống, hình ống chỉ… Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị sâu bệnh.

- Rễ mía: Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh.

+ Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu (rễ tạm thời).

Khi mầm mía phát triển thành cây con, thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của gốc cây con, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng. Lúc này các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hôm mía nữa.

+ Rễ thứ sinh là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đỗ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt chu kỳ sinh trưởng (rễ vĩnh cữu). Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt 30-40cm, rộng 40-60 cm.

- Mầm mía: Có từ 1 - 3 mầm trên một đai rễ, thông thường chỉ có một mầm. Mầm có nhiều hình dạng như: Hình trứng, hình mỏ chim, hình chữ nhật, hình củ ấu, hình bầu dục,…, chân mầm có thể mọc sát hoặc xa sẹo lá. Đỉnh mầm có thể cao hơn, nằm ngang hoặc thấp hơn đai sinh trưởng. Trên mầm thường có lỗ mầm, lỗ mầm có thể nằm ở giữa, ở đỉnh hoặc gần đỉnh mầm. Cánh mầm thường có ở sát chân mầm, có thể ở giữa hoặc trên mầm, kích cỡ cánh mầm khác nhau: rộng, hẹp, ngắn, dài rất khác nhau.

Tóm lại, mầm mía các giống khác nhau thì khác nhau về hình dạng, kích cỡ, vị trí chân, đỉnh mầm, cánh mầm, màu sắc, lông ở đỉnh mầm,...

- Lá mía: Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất quang hợp cao, giúp cây tổng hợp một lượng đường rất lớn. Lá mía thuộc loại lá đơn gồm phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 1,0-1,5m có một gân chính tương đối lớn. Phiến lá có màu xanh thẩm, mặt trên có nhiều lông nhỏ và cứng, hai bên mép có gai nhỏ. Bẹ lá rộng, ôm kín thân mía,có nhiều lông. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa , tai lá… Các đặc điểm của lá cũng khác nhau tuỳ vào giống mía.

- Hoa và hạt mía:

+ Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng trên cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc quạt mở, gồm cả nhị đực và nhụy cái, khả năng tự thụ rất cao.Cây mía có giống ra hoa nhiều, có giống ra hoa ít hoặc không ra hoa.

Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường.

Trong sản suất người ta thường không thích trồng các giống mía ra hoa và tìm cách hạn chế ra hoa.

+ Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái được thụ tinh trông như một chiếc váy nhỏ, hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1-1,2mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con, dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dùng trong sản xuất.Cây mía từ khi nảy mầm đến thu hoạch kéo dài trong khoảng 8-10 tháng tuỳ điều kiện thời tiết và giống mía.

Giá trị dinh dưỡng trong nước mía

Mía chứa nhiều calci, crôm, coban, đồng, manhê, mangan, phốt pho, kali, kẽm... Vitamin của mía cũng đa dạng như vitamin A, C, B1, B2, B3, B5 và B6 cùng các dưỡng chất tự nhiên như chlorophyll, chất kháng oxy hóa, protein, chất xơ bão hòa và những hợp chất khác tốt cho sức khỏe.

Trong 28,35gr mía gồm 111,43 calo, calo từ chất béo 0,03, không có calo từ chất béo bão hòa, 0,20mg protein, 27,40gr carbohydrate, chất xơ không bão hòa 0,71gr, đường 25,71gr, vitamin B2 0,16mg, 32,57mg calci, 2,49mg manhê, 162,86mg kali.

Giá trị kinh tế của cây mía

Mía là nguồn nguyên liệu liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Đường mía hiện chiếm trên 60% tổng sản lượng đường thô của toàn thế giới. Mía là loại cây có nhiều chất dưỡng chất như đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường, giúp con người thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Đường giữ một vai trò rất quan trọng trong khầu phần ăn hàng ngày của con người, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.

So sánh với một số cây công nghiệp khác, cây mía là cây trồng có nhiều ưu điểm:

- Xét về mặt công nghiệp: Mía là cây đa dụng, ngoài sản phẩm chính là đường, cây mía còn là nguyên liệu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp nghiệp như rượu, giấy, ván ép, dược phẩm, điện từ bã mía; thức ăn chăn nuôi, phân bón từ lá, ngọn mía, bùn lọc và tro lò; rỉ đường được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học, rượu, dung môi aceton, butanol, nấm men, axit citric, lactic, aconitic và glycerin, … Các sản phẩm phụ của mía đường nếu được khai thác triệt để, giá trị còn có thể gấp 3-4 lần chính phẩm (đường).

- Xét về mặt sinh học:

+ Khả năng sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn (gấp 5-7 lần so với diện tích đất) và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời (tối đa tới 6 - 7% trong khi các cây trồng khác chỉ đạt 1 - 2%), trong vòng 10 - 12 tháng, một hecta mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ để lại trong đất.

+ Khả năng tái sinh mạnh: Mía là cây có khả năng để gốc được nhiều năm, tức là một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ. Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía được xử lý, chăm sóc, các mầm gốc lại tiếp tục tái sinh, phát triển. Năng suất mía cây ở vụ gốc đầu nhiều khi cao hơn cả vụ mía tơ. Ruộng mía để được nhiều vụ gốc, giá trị kinh tế càng cao (giảm được chi phí sản xuất).

Khả năng thích ứng rộng: Cây mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập,...), chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường, dễ thích nghi với các trình độ sản xuất từ thô sơ đến hiện đại.

Tình hình sản xuất mía đường tại Việt Nam

- Theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2014-2015, tổng diện tích mía cả nước đạt 305 nghìn ha, cao hơn quy hoạch diện tích mía đến năm 2020, năng suất mía bình quân cả nước là 65,3 triệu tấn. Tổng sản lượng mía ước đạt 20 triệu tấn, tương đương niên vụ trước. Có 41 nhà máy đường mía hoạt động, sản xuất gần 1,6 triệu tấn đường. Tuy nhiên, nhu cầu đường trong nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn, vì thế, khoảng 200 nghìn tấn đường sẽ dư thừa, gối sang niên vụ sau.

- Ngoài ra, năng suất và chất lượng mía của Việt Nam vẫn rất thấp. Việt Nam hiện đứng trong nhóm 10 nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới, nhưng trong nhóm 10 nước đó, năng suất mía của Việt Nam (64,7 tấn/ha) chỉ cao hơn năng suất của Pakistan và Indonesia. Năng suất mía nước ta đang thấp hơn nhiều so với nhiều nước khác như Mỹ (75,41 tấn/ha), Brazil (74,3 tấn/ha), Thái Lan (74,23 tấn/ha). Hiện mía Việt Nam có chữ đường khoảng 10 CCS, trong khi thế giới đạt 12-13 hoặc cao đến 15-16 CCS như ở Australia và một số vùng ở Trung Quốc.

- Do năng suất mía và chữ đường thấp nên năng suất đường của Việt Nam cũng thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Trong niên vụ 2013-2014, năng suất đường của Việt Nam là 5,47 tấn/ha; của Philippines là 5,77 tấn/ha; Trung Quốc 7,62 tấn/ha; Thái Lan 8,07 tấn/ha; Australia 11,8 tấn/ha…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c