Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây mè (vừng)

 Cây mè (vừng)


Tên tiếng anh/Tên khoa học: Sesame

Danh pháp khoa học: Sesamum indicum

Họ Vừng: Pedaliaceae.

Nguồn gốc: Mè (vừng) đã được gieo trồng rất lâu đời và được cho là có nguồn gốc từ Châu Phi (Ram và cộng sự, 1990), ở Á châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi lấy quả. Thu hái cây vào tháng 6-8. Cắt toàn cây, phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép lấy dầu vừng.

Tại Việt Nam: ĐBSCL diện tích mè đang có chiều hướng gia tăng nhanh bởi hiệu ứng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số địa phương. Tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Long An ước có khoảng gần 7000 ha mè, chiếm 17% diện tích mè cả nước, trong đó Đồng Tháp và An Giang là 2 tỉnh có năng suất bình quân cao nhất 1,2 – 1,4 tấn/ha (Trần Thị Hồng Thắm, 2008; Nguyễn Thị Phương Lan, 2013).

Mô tả sơ bộ về cây mè (vừng)

Cây thảo có lông mềm, cao 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ.

- Thân cây mè (vừng):

Thân vừng thuộc thân thảo, thân thường có hình 4 cạnh. ở gân ngọn,hình dạng thân nhiều khi không rõ rệt.

Thân vừng cao khoảng 60-10cm.trong điều kiện hạn,thân có thể thấp hơn.cành mọc từ thân.vừng thường chỉ cò một cấp cành.

Sồ lượng cành /thân phụ thuộc chủ yếu vào giống,thường có khoảng 2-6 cành.cành moc từ các nách lá ở dưới,gần gốc .

Trên thân có thể có lông hoac không  có lông. Đây cũng là 1 đặc điểm để phân biệt giống.

Mầu sắc thăn có thể thay đổi từ xanh nhạt đến tím đỏ ,phần lớn các giống có màu xanh tối.

Chiều cao thân ảnh hưởng chủ yếu bởi giống, yếu tố khí hậu quang trọng nhất ảnh hưởng tới chiều cao thân là nhiệt độ, sau là ảnh hưởng của độ dài ngày.

- Lá cây mè (vừng):

Lá vừng là lá đơn, mọc cách trên thân, cành.

Hình dạng lá thay đổi tùy giống và ở vị trí khác nhau trên thân cũng có hình dạng khác nhau. Thông thường, lá ở vị trí thấp và gần gốc cành thường rộng bản và chia thùy. Cuống lá dài 1-5 cm. Phiến lá thường có lông và có chất nhầy.

- Rễ cây mè (vừng):

Rễ vừng là rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên của vừng cũng rất phát triển về bề ngang. Rễ vừng phân bố chủ yếu ở lớp đất 0-25 cm. Do có rễ cái ăn sâu nên vừng có khả năng chịu hạn rất tốt. Chiều sâu của rễ cái phụ thuộc nhiều vào độ ẩm đất. Ở đất khô, rễ có thể ăn sâu tới 1 m. Độ ẩm cao, rễ không ăn sâu được và vừng có thể bị chết nếu úng một thời gian ngắn do rễ bị thối.

- Hoa và quả cây mè (vừng):

Hoa vừng thuộc hình chuông. Cuống hoa ngắn. Tràng hoa gồm 5 cánh hợp thành hình chuông.

Đài hoa xanh, 5 cánh nông. Ống hoa dài 3-4 cm. Hoa mọc ở nách lá thành chum. Mỗi chum có 4-8 hoa. Nhị đực 5, nhưng có 1 bất dục. Bầu nhụy nằm trên đáy hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả.

Quả vừng là quả nang, chứa nhiều hạt. Mỗi chùm hoa, có thể mang được 4-5 quả.

Số lượng noãn của một quả thay đổi tùy giống, thường 4-6-8 noãn. Một số ít giống có thể có tới 10-12 noãn/quả.

Chất lượng quả cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí đóng quả. Thường quả ở vị trí thấm có hạt lớn hơn ở những vị trí cao.

Vỏ quả thường có lông và đó cũng là đặc điểm phân biệt giống.

- Hạt cây mè (vừng):

Hạt vừng là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội nhủ.

Hạt vừng rất nhỏ, trọng lượng 1000 hạt thường biến động khoảng 4-4,5g.

Hạt dính vách quả thành 2 hàng 2 bên vách.

Số hàng hạt là đặc điểm giống cho nên được coi là một chỉ tiêu để phân biệt, đánh giá giống

Sự sinh trưởng phát triển của vừng

Thời gian sinh trưởng của vừng biến động 80-120 ngày trong điều kiện vụ xuân – hè ở Đồng bằng sông Hồng.

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của vừng kéo dài 40-60 ngày tùy thuộc ở giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày.

Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trong nhất của vừng là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực đặc trưng chủ yếu là sự ra hoa, lết quả, hình thành hạt và chín.

Vừng ra hoa trong khoảng thời gian 15-20 ngày.

Tốc độ sinh trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời kỳ chính. Trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở. Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35-40 ngày.

Nói chung, trên cây vừng, quả hình thành trước chín trước (thường là quả ở vị trí gần gốc) nhưng do vừng không tách quả khi chín vì có vỏ quả dày.

Thành phần dinh dưỡng trong hạt vừng

Hạt vừng chứa 40-55% dầu màu vàng, 5-8% nước, 20-22% protein, 5% tro (trong đó có 1,7 mg đồng) 1% canxi oxalat, 6,3-8,8% chất không có nitơ có các chất: sesamin, sesamolin, sesamol, pedaliin planteose, sesamose. Dầu Vừng chứa khoảng 12-16% acid đặc và 75-80% acid loãng, 0,9-1,7% phần không xà phòng hóa; khoảng 1% lexitin. Trong dầu có chất sesamin với tỷ lệ chừng 0,25-1% và chất sesamol là một phenol, chừng 0,1%.

Dược tính trong hạt vừng

Đông y coi vừng là loại thuốc, vừng đen có tên là “hắc ma chi”

+ Tính vị, tác dụng: Hạt có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tư bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông sữa. Lá có vị ngọt, tính lạnh; có tác dụng ích khí, bổ não tuỷ, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.

+ Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt Vừng được dùng làm thuốc chữa can thận không ổn định, đầu váng mắt hoa, bầm huyết, bí đại tiện, sữa xuống không đều. Lá Vừng nấu nước uống làm tăng tuổi thọ, nấu nước gội đầu thì tóc mượt đen, da mặt tươi nhuận; cũng dùng chữa rong huyết. Hoa vừng ngâm với nước đắp lên mắt làm mát mắt, dịu đau.

Tác dụng của hạt vừng

Hạt vừng được dùng làm thực phẩm cho người như ăn sống, rang ép dầu ăn, làm dầu thắp, làm bánh kẹo, bơ, magarin và làm thuốc. .. Vừng là loại hạt cho dầu ăn có chất lượng cao, ổn định, không bị trở mùi ôi.

Trên thế giới, dầu vừng được dùng trực tiếp trong nấu nướng hoặc ăn sống với rau và làm phụ gia trong công nghiệp thực phẩm như nước chấm, công nghệ dược liệu, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c