Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện về vải thiều

  Câu chuyện về vải thiều bắt đầu từ lịch sử phát triển của ngành trồng cây này và những câu chuyện thú vị liên quan đến nó. Dưới đây là một tóm tắt về câu chuyện và lịch sử của vải thiều: Xuất xứ và lịch sử: Vải thiều là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng từ hàng ngàn năm trước đây. Theo truyền thuyết, vải thiều đã được tìm thấy và trồng lần đầu tiên tại vùng Thiều Châu, Trung Quốc. Từ đó, nó đã lan rộng sang các khu vực khác trên thế giới, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Quan trọng với khu vực Vải Thiều Bắc Giang: Tỉnh Bắc Giang ở Việt Nam đã trở thành nơi nổi tiếng với trồng vải thiều. Vải thiều Bắc Giang đã được công nhận là một trong những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam và có xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Câu chuyện về sự quan trọng của vải thiều trong văn hóa địa phương: Vải thiều không chỉ là một loại cây trồng phổ biến, mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa và kinh tế đặc trưng của một số khu vực. Ví dụ, ở Bắ

Cây dứa (thơm)

 Cây dứa (thơm)


Tên tiếng anh/Tên khoa học: Pineapples, Ananas comosus

Tên khoa học: Ananas comosus

Dứa (thơm) thuộc chi dứa: Ananas

Họ dứa: Bromeliaceae

Được biết đến nhiều nhất là loài Ananas comosus, là loại dứa (thơm) cho quả ăn được.

Nguồn gốc: dứa (thơm) là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay. Hiện nay trên thế giới, cây dứa (thơm) được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa sông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Dứa (thơm) có thể trồng tới vĩ tuyến 38o bắc, trong đó các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa (thơm) cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi.

Các giống dứa (thơm) và vùng trồng tại Việt Nam

Dứa được phân thành ba nhóm chính: Nhóm hoàng hậu (Queen), nhóm Cayen (Cayenne), nhóm dứa Tây Ban Nha (Spanish).

- Nhóm dứa hoàng hậu (Queen).

Dứa thuộc nhóm này có khối lượng và độ lớn trung bình từ 500 - 900gram, bản lá hẹp, cứng, nhiều gai ở mép lá, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy song song theo nhiều lá. Hoa có màu xanh hồng, mắt quả lồi, chịu vận chuyển, thịt quả màu vàng đậm, thơm đặc trưng, vị ngọt.

Đây là nhóm dứa có phẩm chất cao nhất đang được trồng phổ biến ở nước ta và đại diện là các giống: dứa hoa, dứa tây, dứa Vitoria, khóm.

- Nhóm dứa Cayen (hay Smooth Cayenne)

Dứa này thuộc nhóm có khối lượng trung bình 1,5 - 2,0kg/quả. Lá màu xanh đậm, dài, dày, không có gai hoặc rất ít gai ở gốc hay chóp lá. Hoa tự có màu hồng, hơi đỏ, quả hình trụ (hình quả trứng), mắt quả to, hố mắt nông. Chín dần, khi chín màu vàng chuyển dần từ cuống tới chóp quả.

Đại diện là các giống: Chân Mộng, Đức Trọng, Trung Quốc, Thái Lan, Cayen có gai, Mehico.

Loại này tuy chất lượng không cao lắm nhưng được trồng nhiều để chế biến do quả to dễ cơ giới hoá, cho hiệu quả kinh tế. Dựa vào đặc điểm của từng nhóm dứa ta thấy nhóm dứa Cayen thích hợp nhất cho việc sản xuất công nghiệp mặt hàng dứa như đồ hộp, nước dứa, xirô dứa.

Giống Cayen nhạy cảm với nhiều loài côn trùng gây hại (sâu đục quả, nhện đỏ...) và bệnh (, tuyến trùng, thối trái, thối lõi, thối gốc...). Tuy nhiên, nó được coi là có khả năng chịu được nấm Phytophthora sp. và đề kháng với sự phá hại trái do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi Burkbolder.

- Nhóm dứa Tây Ban Nha (Spanish hay Red Spanish)

Nhóm dứa này có khối lượng trung bình 700 - 1000gram. Lá mềm, mép lá cong ngả nhiều về phía lưng, mật độ gai phân bố không đều trên mép lá. Hoa tự có màu đỏ nhạt, Khi chín vỏ quả có màu đỏ xẫm, hố mắt sâu, thịt quả vàng, phớt nắng, vị chua, nhiều xơ.

Đại diện là các giống: dứa ta, dứa mật, thơm. Dứa này có chất lượng kém nhất.

Với tổng sản lượng đạt 20 triệu tấn/năm. Tại Việt Nam, dứa được trồng khắp từ Bắc đến Nam, trên diện tích khoảng 40.000ha, sản lượng trên 500.000 tấn/năm, trong đó 90% diện tích tập trung ở phía Nam. Các tỉnh có diện tích trồng dứa lớn gồm Tiền Giang (14.8000 ha), Kiên Giang (10.000ha), Hậu Giang (gần 1.600 ha), Long An (1.000 ha), Thanh Hóa (từ 3.789 ha (2005) xuống 1.910 ha (2011)), Ninh Bình (3000ha)… Mặc dù giá trị dinh dưỡng của dứa rất quan trọng đối với con người nhưng chất lượng cũng như giá trị kinh tế dứa mang lại cho người trồng chưa cao.

Mô tả sơ bộ về cây dứa (thơm)

- Thân cây dứa (thơm): Cây trưởng thành thân cao khoảng 1 - 1,2m có dạng con cừu đáy bẹt, đường kính tán rộng 1,3 - 1,5m. Bóc lá ra có thân nằm bên trong dài khoảng 20 - 30cm với phần gần ngọn thân to nhất có đường kính 5,5 - 6,5cm, cuối thân rộng 2 - 3,5cm. Phần thân trên thường cong, phần thân dưới có thể cong nếu chồi đem trồng là chồi cuống hay chồi thân và thẳng nếu chồi đem trồng là chồi ngọn

Trên thân có chia nhiều lóng và đốt. Ở đốt thân có mang những mầm ngủ. Các lóng từ phần giữa thân dài khoảng 1 - 10cm tùy theo giống, điều kiện môi trường…. Các lóng từ phần giữa thân trở lên dài hơn các lóng ở bên dưới. Bên trong thân dứa (thơm) chia làm 2 phần là phần vỏ và trung trụ. Nơi tiếp giáp giữa vỏ và trung trụ có một hệ thống mạch rất mỏng, chủ yếu gồm các tế bào gỗ và các tế bào libe. Mô mạch không liên tục, bị thủng nhiều chổ, qua đó các bó mạch chạy dài đến lá. Chính hệ thống mạch này đã tạo ra các rễ phụ mọc ra trên thân. Trung trụ gồm một khối tế bào nhu mô có nhiều hạt tinh bột và tinh thể, trong đó các bó mạch xếp thành vòng xoắn ốc xuyên qua nhau làm thành một mạng lưới rất phức tạp.

- Lá cây dứa (thơm): Số lá trên cây thay đổi tùy theo giống trồng trọt. Lá được xếp theo hình xoắn ốc, lá non ở giữa là già ở ngoài cùng. Hình dạng lá thay đổi tùy theo vị trí của chúng trên thân, tức theo tuổi lá.

Các đặc điểm chung của lá dứa (thơm):

+ Gai lá: lá có nhiều hay ít gai thay đổi tùy theo giống trồng.

+ Tầng mao bộ: bao bên ngoài lá giống như một lớp sáp mòng trắng, mặt dưới lá có nhiều hơn mặt trên.

+ Tầng tế bào chứa nước: nằm ở phần giữa lá, gồm một số tế bào hình cột phía dưới lớp biểu bì. Tầng tế bào này giúp lá trữ nước khi khô hạn

+ Bó sợi ở lá: nằm giữa lá, bao bọc bởi các mạch libe và gỗ. Tế bào sợi dài, chắc, có thể dùng lấy sợi dệt vải

+ Dạng hình máng xối: lá có dạng hình máng xối giúp cây nhận được nước hữu hiệu, chịu đựng khô hạn tốt

- Chồi dứa (thơm): Cây dứa (thơm) có các loại chồi như sau:

+ Chồi ngọn: Mọc ra ở đầu ngọn trái, mang nhiều lá, lá nhỏ, ít cong lòng máng, góc chồi thẳng. Trồng bằng chồi ngọn lâu thu hoạch (khoảng 18 tháng). Có thể dùng mầm ngủ trên chồi ngọn để nhân giống.

+ Chồi thân: Mọc ra từ mầm ngủ trên thân, thường xuất hiện sau khi cây mẹ đã ra hoa, có 1 - 2 chồi. Chồi to, khỏe, ít lá, lá cứng, tán chồi gọn. Gốc chồi dẹp, hơi cong. Chồi thân dùng để thay thế cây mẹ ở mùa gốc. Trồng chồi thân mau thu hoạch, khoảng 12 tháng.

+ Chồi cuống: Mọc ra từ mầm ngủ trên cuống trái, ngay sát dưới đáy trái, hình dạng hơi giống chồi thân nhưng nhỏ hơn, góc chồi cong, phình to. Trong sản xuất thường dùng loại chồi này vì số lượng nhiều.

+ Chồi ngầm: Mọc ra từ phần thân dưới mặt đất hoặc nơi cổ rễ. Chồi có lá dài, hẹp, mộc yếu do bị các lá bên trên che ánh sáng. Trồng lâu thu hoạch, khoảng 18 - 20 tháng

- Rễ cây dứa (thơm): Krauss chia rễ thành 3 nhóm:

+ Rễ sơ cấp: phát sinh từ phôi của hột, chỉ thấy được khi trồng dứa (thơm) bằng hột

+ Rễ phụ: là loại rễ quan trọng nhất của cây, mọc trên thân, phát sinh từ hệ thống mạch giữa vỏ và trung trụ.

+ Rễ thứ cấp: là những rễ nhỏ mọc ra từ các rễ phụ

- Hoa cây dứa (thơm):

Dứa (thơm) có hoa lưỡng tính, hoa gồm có 1 lá bắc, 3 lá đài mập, 3 cánh hoa có màu tím nối liền thành một ống, 6 nhị đực và 1 vòi nhụy cái. Bầu noãn chia làm 3 ngăn với vách ngăn dầy. Trên trái hoa xếp theo 2 vòng xoắn ốc. Vòng xoắn theo chiều dốc nhiều chứa 8 - 10 hàng, chiều dốc ít chứa khoảng 11 - 13 hàng. Hoa thường nở buổi sáng, khoảng 5 - 10 hoa mỗi ngày nên mất 15 - 20 ngày mới nở hết hoa trên trái.

- Trái dứa (thơm):

Trái dứa (thơm) là loài trái kép gồm nhiều trái con (100 - 200 trái con hay hoa). Sau khi thụ phấn, các hoa, nhị đực và vòi nhụy cái tàn héo đi. Gốc lá bắc mập ra, cong úp lên che các lá đài. Các lá đài trở nên có thịt và hợp lại tạo thành núm, khi trái gần chín chúng dẹp xuống trở thành “mắt” của trái. Các trái con dính vào một trục phát hoa gọi là cùi của trái, cùi dứa (thơm) kéo dài ra bên ngoài gọi là cuốn trái

Giá trị kinh tế của trái dứa (thơm)

Trái dứa (thơm) được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. trái dứa (thơm) có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các loại vitamin cần thiết, đặc biệt trong cây và trái dứa (thơm) có chất Bromelin là một loại men thủy phân protêin có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau thành sẹo. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm.

Ngoài ăn tươi, trái dứa (thơm) chế biến thành dứa (thơm) hộp và nước dứa (thơm), là những mặt hàng xuất khẩu lớn. Xác bã trái dứa (thơm) sau khi chế biến dùng làm thức ăn gia súc và phân bón. Thân lá dứa (thơm) làm bột giấy, để lấy sợi.

Thành phần hoá học (dinh dưỡng) trong trái dứa (thơm)

Nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả có một chất men tiêu hoá là bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, magnesium, mangan, kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh.

Trái dứa (thơm) trong y học

+ Tính vị, tác dụng: trái dứa (thơm) có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá; nước dứa (thơm) nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn dứa (thơm) thanh nhiệt giải độc; rễ dứa (thơm) lợi tiểu. Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy.

+ Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được chỉ định dùng trong các trường hợp: thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì. Bromelin được dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hoá dạ dày - ruột, dùng làm thuốc tiêu viêm, giảm phù, chữa các vết thương, vết bỏng cho mau lành sẹo. Dứa (thơm) còn là nguyên liệu chiết bromelin, có nhiều trong thân dứa (thơm) (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa (thơm) có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường dùng quả chín để ăn tươi hoặc ép lấy nước uống hoặc dùng bromelin.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n