Cây đậu xanh
Tên tiếng
anh/Tên khoa học: Mung bean, Green bean
Tên
khoa học: Vigna
radiata
Nguồn gốc: Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á , phân bổ
chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu
Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu
hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực
Đông và Nam Châu Á, cây đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến
Điện, Inđônexia; hiện nay đã được phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn đới,
ở Châu Úc, lục địa Châu Mỹ.
Mô
tả sơ bộ về cây đậu xanh
Đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông trong chúa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.
- Thân
Thân đậu xanh thường có 4 cạnh, thân xanh
hoặc tím đỏ tùy thuộc vào giống. Trên thân có lông phủ, nhất là ở phần thân
non. Gần gốc, long rụng, thân nhẳn hơn.
Thân cao 30-60 cm. Trong điều kiện thuận
lợi, htaan có thể cao tới 80-100 cm tùy giống.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân từ ngày
thứ 20 đến khi ra hoa, quả tương đối ổn định – có thể đatu 1-1,5 cm/ ngày.
Khi quả hình thành, tốc độ sinh trưởng thân
giảm dần và sau khi thu hoạch lần 1, sinh trưởng thân hầu như đình lại (0 – 0,2
cm/ngày).
- Cành
Đậu xanh thường có 2-4 cành, tùy thuộc ở
giống và điều kiện canh tác. Cành mọc từ nách lá kép đầu tiên. Các cành đầu
tiên xuất hiện khi có 4-5 lá trên thân chính.
Đậu xanh thường chỉ có cành cấp I. Nếu
trồng dày, số cành giảm rõ reetjthaamj chí không phân cành.
- Lá
Lá đậu xanh là lá kép có 3 lá chét.
Khi đậu mọc, 2 lá mầm tách ra và đôi lá
thật đầu tiên xuất hiện, đó là 2 lá đơn, mọc đối. Tiếp sau đó mới xuất hiện các
lá kép. Lá kép mọc cách, lá thường to bản và cả 2 mặt lá đều có long tơ. Độ dày
của long tùy thuộc vào giống.
Số lá trên thân chính thường 8-10 lá. Chỉ
số kiện tích lá của đậu xanh thưởng chỉ đạt 2-3 do phiến lá to, lá thường nằm
ngay nên tỷ lệ che khuất cao. Diện tích ls đậu xanh đạt cao nhất khi bắt đầu
thu hoạch và giảm nhanh trong thời gian thu hoạch.
Lá trên cành cũng to và có màu sắc như lá
trên thân chính.
- Rễ
Rễ đậu xanh cững như các cây họ đậu khác là
rễ cọc. Tuy nhiên, đâu xanh có hệ rễ bên rất phát triển.
Rễ cọc phát triển từ rễ mầm của phôi, rễ có
thể ăn sâu tới 80-100 cm. Thông thường, rễ phân bố chủ yếu ở lớp đát 0-30 cm
(chiếm tới 85 -90 % trọng lượng rễ).
Nốt sần đậu xanh xuất hiện tất sớm (sau
gieo 10-15 ngày) và nhiều. Nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định N Rhigobium
sp. Cường độ cố định N của đậu xanh ở thời điểm hoạt động mạnh nhất có thể đạt
1,37-2,05 mg/cây/ngày.
- Hoa
Hoa đậu xanh mọc thành chum ở nách lá.
Cuống hoa tự tương đối dài, có thể đạt 5-10 cm. Đối với các giống địa phương cũ
cuống hoa chỉ đạt 5-10 cm vì vậy quả ra rải rác, khó thu hoạch. Với những giống
cải tiến, hoa vị trid thấp có cuống hoa dài hơn hoa ở vị trí cao, vì vậy quả
thường vượt lên trên tầng lá tạo nên tang quả ở trên tán lá, dễ thu hoạch.
Thường thường, đậu xanh bắt đầu nở hoa
khoảng 40-45 ngày sau khi gieo (vụ xuân) và 30 -35 ngày (vụ hè). Thời gian ra
hòa kéo dài, liên tục khoảng 15-40 ngày tùy giống và điều kiện canh tác.
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, cánh tràng
màu xanh tím, cáh hoa vàng nhạt. Sự thụ phấn được tiến hành trước khi hoa nở
3-5 giờ, vì vậy hoa chủ yếu tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn trong tự nhiên chỉ
chiếm khoảng 2 %.
Tổng số hoa/cây biến động 30-120 hoa, tong
điều kiện thuận lợi có thể đạt 150-200 hoa. Nhưng tỷ lệ đậu quả của đậu xanh
thường thấp, chỉ đạt 10-20%. Có lẽ đây cũng là yếu ố hạnh chế năng suất đậu
xanh.
- Quả và hạt
đậu xanh
Quả xuất hiện 1-2 ngày sau khi hoa nở và đã
có độ dài 1-1,5 cm.
Quả lớn nhanh trong khoảng 5-7 ngày đầu và
đạt kích thước tối đa vào khoảng 8-10 ngày sau khi hoa nở. Quả dài 8-13 cm tùy
từng giống.
Quả non màu xanh, có long. Vỏ quả non có
thể quang hợp được. Khi hạt chín, vỏ quả khô dần và chuyển sang màu nâu tới
đen. Khi vở quả đen hoàn toàn là khi hạt đã chín đẫy, có thể thu hoạch. Một số
giống khi chín vỏ quả màu tro xám.
Trong điều kiện bình thường (nhiệt độ 28 –
35 %) thời gian từ khi hoa nở đế khi quả chín chỉ khoản 14-20 ngày.
Hạt đính thành một hàng trong vỏ quả. Số
hạt/quả trong điều kiện bình thường khoảng 8-14 hạt.
Thời gian sinh trưởng của cây đậu
xanh
Đậu xanh là một loại cây thực phẩm ngắn
ngày có khả năng thích ứng rộng trên nhiều vùng, miền khác nhau, thời gian sinh
trưởng chỉ khoảng 65- 70 ngày.
Dinh
dưỡng trong hạt đậu xanh
Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, hạt
chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có
các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP,
C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol,
phosphatidylserine; phosphatidicacid.
Tính vị, tác dụng: Hạt Đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát; có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều
hoà ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ được các bệnh nhiệt. Vỏ hạt Đậu xanh có
vị ngọt, tính mát không độc, có tác dụng giải nhiệt độc làm cho mắt khỏi mờ.
Tác dụng và các sản phẩm từ cây đậu xanh
+ Hạt đậu xanh làm thực phẩm chế biến các
món ăn: cháo đậu xanh, xôi đậu xanh, chè đậu xanh, sinh tố đậu xanh...
+ Hạt đậu xanh làm bánh và nhân bánh: bánh
đậu xanh, nhân bánh chưng, bánh cống...
+ Giá đỗ đậu xanh, rau mầm đậu xanh làm
thực phẩm bổ dưỡng.
+ Hạt đậu xanh dùng làm thuốc: chữa nóng
sốt, say nắng, chữa viêm đường ruột, chữa ronan thần kinh, chữa quai bị, làm
đẹp cho phụ nữ...
+ Hạt đậu xanh dùng sản xuất tinh bột và
làm thức ăn chăn nuôi.
+ Lá non, ngọn của cây đậu xanh: có thể làm
rau, muối dưa. Thân lá xanh dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, còn thân lá già đem
đi phơi khô, nghiền nhỏ là bột dự trữ cho gia súc.
+ Rễ cây đậu xanh: Do bộ rễ của cây đậu
xanh có vi khuẩn nốt sần cố định nitơ nên thân lá còn có thể dùng làm phân
xanh rất tốt.
Nhận xét
Đăng nhận xét