Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Long
Trồng cây bằng cành thanh long
Đầu tiên, người trồng cây thanh long cần phải chuẩn bị đất trồng như sau: bừa kỹ đất và làm cỏ xung quanh. Sau đó chôn trụ xong, đào quanh trụ rộng 1,0 – 1,5 cm, sâu khoảng 15 – 20 cm; bón lót phân chuồng, phủ đất và đặt hom. Tiếp đến , chuẩn bị những trụ xi măng cốt sắt bẻ cong thành 4 hướng để làm giá đỡ cho cành thanh long.
Chọn những cành cây thanh long to, không có sâu bệnh để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Tiến hành đem dựng cành vừa được chọn ở nơi thoáng mát, khô ráo trong vòng nửa tháng cho tới khi ra rễ thì đem đi trồng. Sau khi ra rễ, người trồng đem áp phần phẳng của các cành và trụ sắt để sau này rễ của cây thanh long bám nhanh vào trụ.
Cuối cùng, dùng sợi dây vải buộc nhẹ cành vào trụ để tránh các tác động từ bên ngoài, sau đó tưới một ít nước và tủ rơm để giữ ẩm. Kỹ thuật trồng cây thanh long rất đơn giản và dễ hiểu, chỉ cần áp dụng theo những bước trên là bạn đã có thể trồng thành công loài cây này rồi.
Trồng cây từ hạt thanh long
Sau khi ăn thanh long xong bạn tiến hành tách hạt ra khỏi ruột. Hạt sau khi được tách thì rải lên một miếng vải hoặc miếng giấy ẩm rồi gói chúng lại, đem để dưới những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Chờ trong khoảng 2 tuần thì hạt thanh long sẽ bắt đầu nảy mầm, lúc này đây người trồng cây thanh long vẫn phải cung cấp đủ độ ẩm cho tới khi chuyển chúng vào chậu.
Sau 3 tuần thì đem hạt cây thanh long trồng ở chậu đất để thích nghi được với môi trường tự nhiên. Lưu ý, ở thời điểm này bạn cần cung cấp đủ ánh sáng cũng như tưới nước 1 lần/ngày vào buổi sáng để cây đâm chồi lá non. Sau đó, cây sẽ ra nhánh đầu tiên ở tuần thứ 4 và dần dần cây phát triển và bạn cần phải thay đổi kích thước chậu lớn hơn để tạo không gian thoáng đãng cho cây phát triển.
Trồng từ cây thanh long con
Chuẩn bị đất trồng giàu chất dinh dưỡng và vị trí trồng thích hợp. Sau đó đào một cái hố có chiều rộng tương ý với bầu cây thanh long con rồi tiến hành đặt bầu cây vào. Cuối cùng là lấp một lớp đất mỏng lại và tưới nước để giữ độ ẩm cho cây.
Trồng thanh long trong chậu để làm cảnh
Ngoài tác dụng làm cây ăn quả, thanh long còn được trồng để làm cảnh thường được bán vào dịp Tết. Cây thanh long mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, thăng tiến nên được rất nhiều người ưu chuộng và trưng vào dịp Tết. Cách trồng thanh long trong chậu cũng vô cùng đơn giản, sau khi chuẩn bị đất trồng trong chậu bạn tiến hành cho trụ vào chậu, đặt mặt phẳng của cành thanh long bám vào trụ, mỗi chậu đặt 4 cành thanh long tạo đối xứng rồi buộc cành vào trụ. Bạn có thể tặng những cây thanh long cảnh cho người thân, anh em, bạn bè vào dịp Tết, đây là một món quà vô cùng ý nghĩa.
Cách chăm sóc cây thanh long
+ Chăm sóc đối với cây bình thường
Cần thường xuyên tưới nước cho cây thanh long 2 lần/ngày, người trồng cần lưu ý nếu tưới quá nhiều thì cây sẽ bị thối gốc. Cần phải chăm sóc cây tuỳ thuộc vào thời tiết, nếu trời quá nắng thì phải bổ sung lượng nước nhiều hơn bình thường, nếu trời mưa thì cần có biện pháp thoát nước để cây không bị ngập úng.
Tỉa tán tròn để tán phân bố đều trên trụ và thường xuyên cắt bỏ những cành bị sâu bệnh để không lây sang các cành khác. Sau khi trồng cây thanh long khoảng 2 tuần, người trồng cần tiến hành bón lót đồng thời làm cỏ và vun xới đất để cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Đây là một trong những kỹ thuật chăm sóc cây thanh long giúp cây nhanh ra hoa và cho sai trái.
+ Chăm sóc đối với cây bị bệnh
Có một vài bệnh trên cây thanh long mà người dân thường gặp phải, điển hình nhất là bệnh đốm trắng hay. Vậy cách chăm sóc thanh long khi mắc phải bệnh này như thế nào. Phát hiện bệnh đốm trắng trên thanh long khi cây xuất hiện những đốm chấm nhỏ màu trắng, hơi lõm xuống dưới và to dần rồi lồi lên. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh lý này tuy nhiên người trồng có thể sử dụng chế phẩm nano hợp kim bạc đồng 1600-2000ppm kết hợp với chế phẩm nano Oxyclorua đồng 25.000ppm để đánh bay bệnh đốm trắng trên cây thanh long.
Nhận xét
Đăng nhận xét